Trong bài viết mới đây về đề tài nghiên cứu chế tạo pháo phòng không tự hành ZU-23-2 của Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (KTCGQS) thuộc Tổng cục Kỹ thuật được đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân Online đã đề cập tới việc sử dụng khung gầm đặc chủng Kamz-43118 lắp đặt các loại pháo mặt đất 105mm, 122mm, 130mm, 152mm và tích hợp các hệ thống hiện đại thành một tổ hợp pháo tự hành hoàn chỉnh. Ảnh: Tổ hợp phòng không tự hành 23mm 2 nòng trên khung gầm Kamaz-43118.Khung gầm cơ sở Kamaz-43118 được Viện KTCGQS lựa chọn cho đề tài nghiên cứu pháo phòng không tự hành ZU-23-2 và trong tương lai có thể là nền tảng pháo tự hành 105-152mm. Đây là loại xe vận tải 3 cầu chủ động thế hệ mới, với tính năng việt dã hoàn hảo. Dòng xe này có trọng tải lên tới 10 tấn và được trang bị động cơ diesel tăng áp, công suất 260 mã lực giúp xe vượt qua được nhiều địa hình phức tạp.Sau khi được cải tiến, xe đã được trang bị hệ thống chân chống thủy lực tự hành đồng bộ, điều khiển bằng điện, giúp xe, pháo có khả năng triển khai nhanh, có độ ổn định cao đáp ứng yêu cầu tác chiến. Lắp đặt pháo trên xe cũng giảm tối đa sức lực của cán bộ, chiến sĩ khi triển khai và thu hồi pháo. Đặc biệt, mẫu xe cơ sở này còn được cải hoán theo tính mở, cho phép triển khai nhiều loại vũ khí khác như pháo phòng không 37mm, 57mm và pháo mặt đất 105mm, 122mm, 130mm và 152mm có rất nhiều trong quân đội ta.Việc nghiên cứu pháo tự hành trên cơ sở kết hợp xe vận tải bánh lốp với pháo mặt đất là phương án rất tiết kiệm, trong khi tăng được tối đa tính cơ động trên chiến trường. Ảnh: Pháo mặt đất tầm xa M46 130mm của QĐND Việt Nam, đây là loại pháo mạnh nhất của quân đội ta hiện nay với tầm bắn rất xa (tới 30km), tuy nhiên tính cơ động lại kém.Cả M46 130mm và D20 152mm (trong ảnh) là những loại pháo hạng nặng có tầm bắn – sức công phá rất lớn. Thế nhưng, tính cơ động lại kém do trọng lượng lớn và phải dùng xe kéo riêng. Chính vì thế, việc có thể nâng cấp đặt lên xe ô tô sẽ biến những khẩu pháo này thành “vua chiến trường” thực thụ.Không chỉ Việt Nam nghiên cứu phương án lắp pháo mặt đất lên xe vận tải bánh lốp, mà trên thế giới nhiều nước đang áp dụng phương án này. Ví dụ, mới đây nhất trong một cuộc tập trận, Ai Cập đã trình làng pháo tự hành mới là sự kết hợp giữa xe vận tải Ural-4320 6x6 bánh với pháo M46 130mm.Thực tế, Việt Nam đã thành công trong việc tích hợp pháo mặt đất M101 105mm lên khung gầm xe vận tải 6x6 bánh Ural-375D và đã bắt đầu sản xuất quy mô nhỏ thử nghiệm, đánh giá.Pháo mặt đất 105mm đặt trên thùng xe Ural-375D. Tính năng kỹ chiến thuật của pháo vẫn được giữ nguyên……trong khi tính cơ động thì “tuyệt vời” khi được triển khai trên xe vận tải bánh lốp.
Trong bài viết mới đây về đề tài nghiên cứu chế tạo pháo phòng không tự hành ZU-23-2 của Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (KTCGQS) thuộc Tổng cục Kỹ thuật được đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân Online đã đề cập tới việc sử dụng khung gầm đặc chủng Kamz-43118 lắp đặt các loại pháo mặt đất 105mm, 122mm, 130mm, 152mm và tích hợp các hệ thống hiện đại thành một tổ hợp pháo tự hành hoàn chỉnh. Ảnh: Tổ hợp phòng không tự hành 23mm 2 nòng trên khung gầm Kamaz-43118.
Khung gầm cơ sở Kamaz-43118 được Viện KTCGQS lựa chọn cho đề tài nghiên cứu pháo phòng không tự hành ZU-23-2 và trong tương lai có thể là nền tảng pháo tự hành 105-152mm. Đây là loại xe vận tải 3 cầu chủ động thế hệ mới, với tính năng việt dã hoàn hảo. Dòng xe này có trọng tải lên tới 10 tấn và được trang bị động cơ diesel tăng áp, công suất 260 mã lực giúp xe vượt qua được nhiều địa hình phức tạp.
Sau khi được cải tiến, xe đã được trang bị hệ thống chân chống thủy lực tự hành đồng bộ, điều khiển bằng điện, giúp xe, pháo có khả năng triển khai nhanh, có độ ổn định cao đáp ứng yêu cầu tác chiến. Lắp đặt pháo trên xe cũng giảm tối đa sức lực của cán bộ, chiến sĩ khi triển khai và thu hồi pháo. Đặc biệt, mẫu xe cơ sở này còn được cải hoán theo tính mở, cho phép triển khai nhiều loại vũ khí khác như pháo phòng không 37mm, 57mm và pháo mặt đất 105mm, 122mm, 130mm và 152mm có rất nhiều trong quân đội ta.
Việc nghiên cứu pháo tự hành trên cơ sở kết hợp xe vận tải bánh lốp với pháo mặt đất là phương án rất tiết kiệm, trong khi tăng được tối đa tính cơ động trên chiến trường. Ảnh: Pháo mặt đất tầm xa M46 130mm của QĐND Việt Nam, đây là loại pháo mạnh nhất của quân đội ta hiện nay với tầm bắn rất xa (tới 30km), tuy nhiên tính cơ động lại kém.
Cả M46 130mm và D20 152mm (trong ảnh) là những loại pháo hạng nặng có tầm bắn – sức công phá rất lớn. Thế nhưng, tính cơ động lại kém do trọng lượng lớn và phải dùng xe kéo riêng. Chính vì thế, việc có thể nâng cấp đặt lên xe ô tô sẽ biến những khẩu pháo này thành “vua chiến trường” thực thụ.
Không chỉ Việt Nam nghiên cứu phương án lắp pháo mặt đất lên xe vận tải bánh lốp, mà trên thế giới nhiều nước đang áp dụng phương án này. Ví dụ, mới đây nhất trong một cuộc tập trận, Ai Cập đã trình làng pháo tự hành mới là sự kết hợp giữa xe vận tải Ural-4320 6x6 bánh với pháo M46 130mm.
Thực tế, Việt Nam đã thành công trong việc tích hợp pháo mặt đất M101 105mm lên khung gầm xe vận tải 6x6 bánh Ural-375D và đã bắt đầu sản xuất quy mô nhỏ thử nghiệm, đánh giá.
Pháo mặt đất 105mm đặt trên thùng xe Ural-375D. Tính năng kỹ chiến thuật của pháo vẫn được giữ nguyên…
…trong khi tính cơ động thì “tuyệt vời” khi được triển khai trên xe vận tải bánh lốp.