Theo lãnh đạo ban điều hành hãng máy bay Aviastar (thuộc Tổng Công ty hàng không thống nhất Nga - UAC) – ông Andrey Kapustin, một số quốc gia ở châu Phi, châu Á (cụ thể là khu vực Đông Nam Á) đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay vận tải Il-76.Ông Andrey Kapustin nói với RIA Novosti rằng, máy bay Il-76 nhận được những sự quan tâm lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới như các thành viên Cộng đồng quốc gia độc lập (CIS), Đông Nam Á và châu Phi.Tuy không công khai quốc gia Đông Nam Á cụ thể mà đang quan tâm tới máy bay vận tải Il-76. Nhưng cũng có khả năng đó là Việt Nam, vì hiện lực lượng không quân ta đang có nhu cầu lớn về máy bay vận tải khi họ máy bay An-26 đã gần hết hạn sử dụng. Dẫu rằng Il-76 là quá nhiều và quá phức tạp so với nhu cầu vận tải hàng không của KQND Việt Nam. Ngoài Việt Nam, Indonesia hay Myanmar cũng có thể là khách hàng của loại máy bay này.Cũng theo ông Kapustin, các quốc gia hầu hết đều quan tâm tới phiên bản Il-76MD-90A (hay còn gọi là Il-476) – phiên bản cải tiến mới nhất dòng máy bay vận tải hạng nặng Il-76 được thiết kế và phát triển bởi Tổ hợp hàng không Iluyshin (IAC), công ty thành viên của UAC. Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua 39 chiếc Il-76MD-90A từ tháng 10/2012 với tổng giá trị tới 4 tỷ USD.Il-76MD-90A được phát triển cho nhiệm vụ không vận trang bị quân sự, binh sĩ vũ trang, các loại xe kích cỡ lớn hạng nặng, các kiện hàng ngoại cỡ. Nó cũng có thể sử dụng để không vận lính dù cho các nhiệm vụ tác chiến đổ bộ đường không.Il-76MD-90A được thiết kế với cấu trúc khung thân y hệt máy bay vận tải Il-76 gốc. Tuy nhiên, phần cánh máy bay được thiết kế lại, nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và động cơ khỏe hơn.Tuy bề ngoài buồng lái chiếc Il-76MD-90A vẫn giống dòng Il-76 nhưng bên trong nó được thay đổi hoàn toàn, tiệm cận gần hơn với công nghệ máy bay tiên tiến của phương Tây.Il-76 là một trong những dòng máy bay vận tải hạng nặng hiếm hiện nay sử dụng khoang hoa tiêu phủ kính dưới mũi máy bay.Buồng lái kích của máy bay vận tải Il-76MD-90A được trang bị 8 màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay. Buồng lái này trông đỡ rối rắm hơn so với thế hệ Il-76 cũ với quá nhiều đồng hồ. Tất nhiên dẫu cho là điều đó không phải vấn đề quá khó với những người phi công tài ba.Vị trí ngồi của hoa tiêu với hai màn hình hiển thị thông tin bay.Cabin hàng hóa của Il-76MD-90A dài 24,5m, rộng 3,45m, cao 3,4m cho phép chở 126 lính dù hoặc 145-225 lính bộ binh.Một trong những thay đổi "cách mạng" trên Il-76MD-90A là việc nó được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực thế hệ 4 PS-90A-76 tiết kiệm nhiên liệu 12% và tăng tầm bay tới 18% so với thế hệ cũ.Và đặc biệt, các cải tiến động cơ giúp tải trọng tối đa của Il-76MD-90A cho phép không vận tới 60 tấn hàng hóa, trong khi Il-76M chỉ là 42 tấn, còn Il-76MD là 48 tấn.Il-76MD-90A có thể bay hành trình tốc độ 820-850km/h, trần bay tối đa 12.000m, tầm bay tối đa 8.500km.Tuổi thọ của Il-76MD-90A khoảng 30 năm, số giờ bay tối đa ước tính 30.000 giờ.
Theo lãnh đạo ban điều hành hãng máy bay Aviastar (thuộc Tổng Công ty hàng không thống nhất Nga - UAC) – ông Andrey Kapustin, một số quốc gia ở châu Phi, châu Á (cụ thể là khu vực Đông Nam Á) đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay vận tải Il-76.
Ông Andrey Kapustin nói với RIA Novosti rằng, máy bay Il-76 nhận được những sự quan tâm lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới như các thành viên Cộng đồng quốc gia độc lập (CIS), Đông Nam Á và châu Phi.
Tuy không công khai quốc gia Đông Nam Á cụ thể mà đang quan tâm tới máy bay vận tải Il-76. Nhưng cũng có khả năng đó là Việt Nam, vì hiện lực lượng không quân ta đang có nhu cầu lớn về máy bay vận tải khi họ máy bay An-26 đã gần hết hạn sử dụng. Dẫu rằng Il-76 là quá nhiều và quá phức tạp so với nhu cầu vận tải hàng không của KQND Việt Nam. Ngoài Việt Nam, Indonesia hay Myanmar cũng có thể là khách hàng của loại máy bay này.
Cũng theo ông Kapustin, các quốc gia hầu hết đều quan tâm tới phiên bản Il-76MD-90A (hay còn gọi là Il-476) – phiên bản cải tiến mới nhất dòng máy bay vận tải hạng nặng Il-76 được thiết kế và phát triển bởi Tổ hợp hàng không Iluyshin (IAC), công ty thành viên của UAC. Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua 39 chiếc Il-76MD-90A từ tháng 10/2012 với tổng giá trị tới 4 tỷ USD.
Il-76MD-90A được phát triển cho nhiệm vụ không vận trang bị quân sự, binh sĩ vũ trang, các loại xe kích cỡ lớn hạng nặng, các kiện hàng ngoại cỡ. Nó cũng có thể sử dụng để không vận lính dù cho các nhiệm vụ tác chiến đổ bộ đường không.
Il-76MD-90A được thiết kế với cấu trúc khung thân y hệt máy bay vận tải Il-76 gốc. Tuy nhiên, phần cánh máy bay được thiết kế lại, nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và động cơ khỏe hơn.
Tuy bề ngoài buồng lái chiếc Il-76MD-90A vẫn giống dòng Il-76 nhưng bên trong nó được thay đổi hoàn toàn, tiệm cận gần hơn với công nghệ máy bay tiên tiến của phương Tây.
Il-76 là một trong những dòng máy bay vận tải hạng nặng hiếm hiện nay sử dụng khoang hoa tiêu phủ kính dưới mũi máy bay.
Buồng lái kích của máy bay vận tải Il-76MD-90A được trang bị 8 màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay. Buồng lái này trông đỡ rối rắm hơn so với thế hệ Il-76 cũ với quá nhiều đồng hồ. Tất nhiên dẫu cho là điều đó không phải vấn đề quá khó với những người phi công tài ba.
Vị trí ngồi của hoa tiêu với hai màn hình hiển thị thông tin bay.
Cabin hàng hóa của Il-76MD-90A dài 24,5m, rộng 3,45m, cao 3,4m cho phép chở 126 lính dù hoặc 145-225 lính bộ binh.
Một trong những thay đổi "cách mạng" trên Il-76MD-90A là việc nó được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực thế hệ 4 PS-90A-76 tiết kiệm nhiên liệu 12% và tăng tầm bay tới 18% so với thế hệ cũ.
Và đặc biệt, các cải tiến động cơ giúp tải trọng tối đa của Il-76MD-90A cho phép không vận tới 60 tấn hàng hóa, trong khi Il-76M chỉ là 42 tấn, còn Il-76MD là 48 tấn.
Il-76MD-90A có thể bay hành trình tốc độ 820-850km/h, trần bay tối đa 12.000m, tầm bay tối đa 8.500km.
Tuổi thọ của Il-76MD-90A khoảng 30 năm, số giờ bay tối đa ước tính 30.000 giờ.