Bước sang tháng 10, cục diện chiến trường Nga-Ukraine đã có những thay đổi lớn. Quân đội Nga trước đó trung thành với chiến lược “đánh chắc, tiến chắc”, dường như đã đột nhiên thay đổi hoàn toàn, từ việc chiếm ba ngôi làng trong một tuần, đến chiếm bảy làng, thị trấn trong bảy ngày. Có cảm tưởng, tốc độ tiến quân của Quân đội Nga giờ đây là không thể ngăn cản.Việc Quân đội Nga hồi đầu chiến tranh sử dụng chiến thuật thận trọng, nay lại thay đổi đáng kể, thực ra là phù hợp với những gì binh pháp đã chỉ ra, đó là “học chiến tranh trong chiến tranh”. Trong hai năm rưỡi xung đột, Quân đội Nga đã tổng kết tốt hơn kinh nghiệm của mình và áp dụng sáng tạo vào thực tế, cuối cùng đã đưa ra một số giáo trình chiến thuật tấn công đặc biệt hiệu quả.Trước tiên hãy nói về chiến trường. Trong một thời gian dài, xung đột Nga-Ukraine đã cho thấy đặc điểm của chiến tranh chiến hào, tập trung vào việc tranh giành các khu vực trọng điểm. Nguyên nhân dẫn đến điều này chủ yếu do lực lượng chiến đấu của cả Quân đội Nga và Ukraine rất mỏng, so với chiều rộng của toàn chiến trường.Điều này dẫn đến thực tế đó là, dù khắp nơi trên chiến trường đều có sơ hở để xâm nhập, nhưng do quân hai bên cần phải phân tán để phòng thủ, nên việc tập trung quân ở các khu vực tấn công và phòng thủ trọng điểm, không đủ để hỗ trợ cho việc xâm nhập trên diện rộng. Tóm lại là cả hai bên đều không tập trung đủ lực lượng cho những trận đánh có tính chất quyết định.Chiến trường của cuộc xung đột Nga-Ukraine mặc dù ác liệt, nhưng các trận đánh thường tổ chức ở quy mô nhỏ và hiếm khi xảy ra các chiến dịch quy mô lớn. Biểu hiện cụ thể là các cuộc chiến thường diễn ra ở các thành phố, do vậy chiến thuật tấn công đột phá đã trở thành xu hướng chủ đạo.Về phía Quân đội Ukraine, họ thường phải hứng chịu những đòn đánh thụ động. Nếu họ có đủ lực lượng, thì họ cũng đủ sức tạo ra những đột phá lớn; ví dụ các chiến dịch phản công vào khu vực Kursk của Nga đang diễn ra, hay chiến dịch phản công ở Izyum và bắc Kherson vào cuối năm 2022, Quân đội Ukraine đã chiếm được nhiều vùng lãnh thổ.Tuy nhiên Quân đội Ukraine cũng nhiều lần thất bại, như cuộc phản công vào mùa hè năm 2023 và các cuộc tấn công vào mùa đông 2022 đã không mang lại kết quả, với cái giá phải trả rất lớn. Suy cho cùng, Quân đội Ukraine chỉ có thể tập trung một số lượng quân hạn chế vào một chiến dịch quy mô lớn và hoàn toàn dựa vào vũ khí từ các nước phương Tây.Còn chiến thuật được Quân đội Nga sử dụng hiện nay là phối hợp trên không, thâm nhập độ sâu nhỏ và tấn công cơ giới hóa. Các chiến thuật mà Quân đội Nga sử dụng đều được viết rõ ràng trong sách giáo khoa; nhưng để đạt được kết quả như sách giáo khoa, không phải là điều dễ dàng.Thông tin của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), một tổ chức tư vấn ở Washington, chỉ ra rằng, kể từ tháng 7, Quân đội Nga đã thực hiện 4 cuộc tấn công cơ giới, trong đó điển hình là Quân đội Nga đã tập hợp 5 xe tăng và 25 xe chiến đấu bộ binh, để tổ chức một đợt tấn công.Những thanh kiếm cơ giới hóa cấp tiểu đoàn của Nga có thể dễ dàng làm rung chuyển tuyến phòng thủ của một lữ đoàn Ukraine và đe dọa hai bên sườn của một số lượng lớn quân Ukraine, miễn là họ tìm ra điểm yếu trong tuyến phòng thủ của đối phương và có thể tiêu diệt mọi chướng ngại vật cản đường của họ.Hiện tại xung quanh hướng thành phố Pokrovsk, chiến thuật tấn công cơ giới hóa, phối hợp trên không của Quân đội Nga, đã có tác động gần như chí mạng đến tiền tuyến của Quân đội Ukraine. Hướng mặt trận này đã bị quân Nga chọc thủng, và quân Ukraine tại đây có nguy cơ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào. Nếu Quân đội Ukraine chọn cách bảo toàn sức mạnh và rút lui, họ sẽ nhanh chóng mất lãnh thổ, và điều này không đúng với tinh thần chỉ đạo của Tổng thống Zelensky, đó là mất người chứ không được mất đất. Tuy nhiên trước sức mạnh tấn công quyết liệt của Quân đội Nga, quân Ukraine vẫn phải rút lui, thậm chí họ không tuân theo mệnh lệnh cấp trên, mà tự ý rút lui.Câu hỏi đặt ra là tại sao Quân đội Ukraine không dựa vào các thành phố, kéo quân Nga vào đây và chiến đấu trên đường phố, giống như ở Bakhmut, khi chiến thuật này trước đây đã có tác dụng? Nên nhớ pháo đài Ugledar hay Marinka, Quân đội Nga đã phải mất gần hai năm để chiến đấu trên đường phố và chiến đấu ở vùng ngoại ô.Nhưng Quân đội Nga hiện đã có chiến thuật đối phó với tình trạng này. Nhờ dự trữ đạn pháo dồi dào và bom lượn có điều khiển, Quân đội Nga không chỉ có thể nén không gian phòng thủ của quân Ukraine, vào trong thành phố; mà còn có thể sử dụng bom hạng nặng để phá hủy các tòa nhà, và sau đó sử dụng hỏa lực pháo binh thu dọn chiến trường. Ngoài ra, Quân đội Nga hiện nay đặc biệt thích chiến thuật sử dụng trực thăng vũ trang, máy bay ném bom, UAV FPV, thậm chí cả xe bọc thép cơ động, xâm nhập thẳng vào tuyến tiếp tế phía sau quân Ukraine, để đánh chặn lực lượng dự bị của Quân đội Ukraine và việc tiếp vận.Về phía Ukraine, họ vẫn không có cách nào khắc chế được những chiến thuật này của Quân đội Nga. Họ chỉ biết cắn răng dùng quân số để chiến đấu với hỏa lực quân Nga. Nếu tình trạng này tiếp diễn, làm sao Quân đội Ukraine có thể huy động đủ quân để chống lại các làn sóng tấn công bằng hỏa lực của đối phương, đó là câu hỏi không dễ trả lời với tình cảnh của Ukraine hiện nay. (Nguồn ảnh: Topwar, Kyiv Independent).
Bước sang tháng 10, cục diện chiến trường Nga-Ukraine đã có những thay đổi lớn. Quân đội Nga trước đó trung thành với chiến lược “đánh chắc, tiến chắc”, dường như đã đột nhiên thay đổi hoàn toàn, từ việc chiếm ba ngôi làng trong một tuần, đến chiếm bảy làng, thị trấn trong bảy ngày. Có cảm tưởng, tốc độ tiến quân của Quân đội Nga giờ đây là không thể ngăn cản.
Việc Quân đội Nga hồi đầu chiến tranh sử dụng chiến thuật thận trọng, nay lại thay đổi đáng kể, thực ra là phù hợp với những gì binh pháp đã chỉ ra, đó là “học chiến tranh trong chiến tranh”. Trong hai năm rưỡi xung đột, Quân đội Nga đã tổng kết tốt hơn kinh nghiệm của mình và áp dụng sáng tạo vào thực tế, cuối cùng đã đưa ra một số giáo trình chiến thuật tấn công đặc biệt hiệu quả.
Trước tiên hãy nói về chiến trường. Trong một thời gian dài, xung đột Nga-Ukraine đã cho thấy đặc điểm của chiến tranh chiến hào, tập trung vào việc tranh giành các khu vực trọng điểm. Nguyên nhân dẫn đến điều này chủ yếu do lực lượng chiến đấu của cả Quân đội Nga và Ukraine rất mỏng, so với chiều rộng của toàn chiến trường.
Điều này dẫn đến thực tế đó là, dù khắp nơi trên chiến trường đều có sơ hở để xâm nhập, nhưng do quân hai bên cần phải phân tán để phòng thủ, nên việc tập trung quân ở các khu vực tấn công và phòng thủ trọng điểm, không đủ để hỗ trợ cho việc xâm nhập trên diện rộng. Tóm lại là cả hai bên đều không tập trung đủ lực lượng cho những trận đánh có tính chất quyết định.
Chiến trường của cuộc xung đột Nga-Ukraine mặc dù ác liệt, nhưng các trận đánh thường tổ chức ở quy mô nhỏ và hiếm khi xảy ra các chiến dịch quy mô lớn. Biểu hiện cụ thể là các cuộc chiến thường diễn ra ở các thành phố, do vậy chiến thuật tấn công đột phá đã trở thành xu hướng chủ đạo.
Về phía Quân đội Ukraine, họ thường phải hứng chịu những đòn đánh thụ động. Nếu họ có đủ lực lượng, thì họ cũng đủ sức tạo ra những đột phá lớn; ví dụ các chiến dịch phản công vào khu vực Kursk của Nga đang diễn ra, hay chiến dịch phản công ở Izyum và bắc Kherson vào cuối năm 2022, Quân đội Ukraine đã chiếm được nhiều vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên Quân đội Ukraine cũng nhiều lần thất bại, như cuộc phản công vào mùa hè năm 2023 và các cuộc tấn công vào mùa đông 2022 đã không mang lại kết quả, với cái giá phải trả rất lớn. Suy cho cùng, Quân đội Ukraine chỉ có thể tập trung một số lượng quân hạn chế vào một chiến dịch quy mô lớn và hoàn toàn dựa vào vũ khí từ các nước phương Tây.
Còn chiến thuật được Quân đội Nga sử dụng hiện nay là phối hợp trên không, thâm nhập độ sâu nhỏ và tấn công cơ giới hóa. Các chiến thuật mà Quân đội Nga sử dụng đều được viết rõ ràng trong sách giáo khoa; nhưng để đạt được kết quả như sách giáo khoa, không phải là điều dễ dàng.
Thông tin của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), một tổ chức tư vấn ở Washington, chỉ ra rằng, kể từ tháng 7, Quân đội Nga đã thực hiện 4 cuộc tấn công cơ giới, trong đó điển hình là Quân đội Nga đã tập hợp 5 xe tăng và 25 xe chiến đấu bộ binh, để tổ chức một đợt tấn công.
Những thanh kiếm cơ giới hóa cấp tiểu đoàn của Nga có thể dễ dàng làm rung chuyển tuyến phòng thủ của một lữ đoàn Ukraine và đe dọa hai bên sườn của một số lượng lớn quân Ukraine, miễn là họ tìm ra điểm yếu trong tuyến phòng thủ của đối phương và có thể tiêu diệt mọi chướng ngại vật cản đường của họ.
Hiện tại xung quanh hướng thành phố Pokrovsk, chiến thuật tấn công cơ giới hóa, phối hợp trên không của Quân đội Nga, đã có tác động gần như chí mạng đến tiền tuyến của Quân đội Ukraine. Hướng mặt trận này đã bị quân Nga chọc thủng, và quân Ukraine tại đây có nguy cơ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào.
Nếu Quân đội Ukraine chọn cách bảo toàn sức mạnh và rút lui, họ sẽ nhanh chóng mất lãnh thổ, và điều này không đúng với tinh thần chỉ đạo của Tổng thống Zelensky, đó là mất người chứ không được mất đất. Tuy nhiên trước sức mạnh tấn công quyết liệt của Quân đội Nga, quân Ukraine vẫn phải rút lui, thậm chí họ không tuân theo mệnh lệnh cấp trên, mà tự ý rút lui.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Quân đội Ukraine không dựa vào các thành phố, kéo quân Nga vào đây và chiến đấu trên đường phố, giống như ở Bakhmut, khi chiến thuật này trước đây đã có tác dụng? Nên nhớ pháo đài Ugledar hay Marinka, Quân đội Nga đã phải mất gần hai năm để chiến đấu trên đường phố và chiến đấu ở vùng ngoại ô.
Nhưng Quân đội Nga hiện đã có chiến thuật đối phó với tình trạng này. Nhờ dự trữ đạn pháo dồi dào và bom lượn có điều khiển, Quân đội Nga không chỉ có thể nén không gian phòng thủ của quân Ukraine, vào trong thành phố; mà còn có thể sử dụng bom hạng nặng để phá hủy các tòa nhà, và sau đó sử dụng hỏa lực pháo binh thu dọn chiến trường.
Ngoài ra, Quân đội Nga hiện nay đặc biệt thích chiến thuật sử dụng trực thăng vũ trang, máy bay ném bom, UAV FPV, thậm chí cả xe bọc thép cơ động, xâm nhập thẳng vào tuyến tiếp tế phía sau quân Ukraine, để đánh chặn lực lượng dự bị của Quân đội Ukraine và việc tiếp vận.
Về phía Ukraine, họ vẫn không có cách nào khắc chế được những chiến thuật này của Quân đội Nga. Họ chỉ biết cắn răng dùng quân số để chiến đấu với hỏa lực quân Nga. Nếu tình trạng này tiếp diễn, làm sao Quân đội Ukraine có thể huy động đủ quân để chống lại các làn sóng tấn công bằng hỏa lực của đối phương, đó là câu hỏi không dễ trả lời với tình cảnh của Ukraine hiện nay. (Nguồn ảnh: Topwar, Kyiv Independent).