Hãng thông tấn TASS dẫn lời Đại sứ Indonesia tại Moscow ông Wahid Supriyadi cho biết, Indonesia có kế hoạch mua 2 tàu ngầm Kilo Project 636.3 cũng như thủy phi công Be-200ChS và máy bay chiến đấu Su-35S". "Chúng tôi có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Kilo", chính trị gia này tuyên bố. Ông này cũng cho biết thêm rằng, Indonesia đang tiến hành giai đoạn thương thảo, các chuyên gia Nga sẽ sớm được mời tới nước này.Đáng lưu ý, trước khi Việt Nam đặt hàng mua 6 tàu ngầm Kilo 636.3, không một quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á bày tỏ ý định mua lớp tàu ngầm được phương Tây gọi là “lỗ đen” này.Kể từ sau khi Việt Nam đặt hàng và nhận bàn giao lần lượt 4 tàu ngầm Kilo 636.3, dự kiến hai tàu còn lại sẽ bàn giao trong năm nay (2016), nhiều quốc gia ở Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Indonesia) bắt đầu quan tâm tới lớp tàu ngầm này. Có vẻ như khi được Việt Nam “mở hàng”, vũ khí Nga đã được “ăn lộc” to.Hải quân Indonesia (Tentara Nasional Indonesia - Angkatan Laut: TNI-AL) hiện vận hành hai tàu ngầm lớp Cakra Type 209/1300 được hãng HDW (Đức) chế tạo cuối những năm 1970. Các tàu này sẽ lần lượt nghỉ hưu vào đầu năm 2020 khi hết niên hạn sử dụng.Thay vào đó, Indonesia sẽ trang bị 3 tàu ngầm Type 209 lớp Chang Bogo do Tập đoàn đóng tàu Daewoo (DSME) của Hàn Quốc chế tạo theo giấy phép sản xuất của HDW Đức.Dù đã có ba tàu ngầm Type 209 khá hiện đại, tuy nhiên có vẻ như người Indonesia vẫn chưa thực sự hài lòng với tính năng lớp tàu này. Thế nên họ mới tính tới kế hoạch trang bị các tàu ngầm động cơ điện - diesel lớp Kilo 636.3 tiên tiến nhất của Hải quân Nga.Thực vậy, sức mạnh của Kilo đã được Mỹ và phương Tây thừa nhận hoàn toàn, không bàn cãi. Với công nghệ ứng dụng lên vỏ tàu, người Nga đã triệt âm tối đa khi tàu hoạt động, khiến nó rất khó bị phát hiện bởi hệ thống định vị thủy âm (sonar).Tàu ngầm lớp Kilo 636.3 có lượng giãn nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn lên tới 4.000 tấn, dài 74m, rộng 9,9m, mớn nước 6,5m, thủy thủ đoàn 70 người.Tàu được trang bị hệ thống động cơ diesel - điện cùng chân vịt 7 lá cho tốc độ khi nổi 10-12 hải lý/h, khi lặn lên tới 17-25 hải lý/h, dự trữ hành trình 45 ngày.Tuy so với lớp tàu ngầm Scorpene của Pháp hay Type 214 của Đức, Kilo 636.3 thiếu hệ thống đẩy không khí độc lập AIP giúp tàu ở dưới nước tới vài tuần.Nhưng đổi lại Kilo 636.3 “ăn đứt” mọi lớp tàu ngầm phi hạt nhân trên thế giới ở hỏa lực “khủng khiếp” với tổ hợp tên lửa hành trình Klub-S trang bị đạn tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, hải đối đất tầm xa đến 300km cùng các hệ thống ngư lôi đa dạng. Phần lớn các tàu ngầm phi hạt nhân của Pháp – Đức hiện chỉ được trang bị tên lửa chống hạm cận âm Harpoon hoặc Exocet.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Đại sứ Indonesia tại Moscow ông Wahid Supriyadi cho biết, Indonesia có kế hoạch mua 2 tàu ngầm Kilo Project 636.3 cũng như thủy phi công Be-200ChS và máy bay chiến đấu Su-35S". "Chúng tôi có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Kilo", chính trị gia này tuyên bố. Ông này cũng cho biết thêm rằng, Indonesia đang tiến hành giai đoạn thương thảo, các chuyên gia Nga sẽ sớm được mời tới nước này.
Đáng lưu ý, trước khi Việt Nam đặt hàng mua 6 tàu ngầm Kilo 636.3, không một quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á bày tỏ ý định mua lớp tàu ngầm được phương Tây gọi là “lỗ đen” này.
Kể từ sau khi Việt Nam đặt hàng và nhận bàn giao lần lượt 4 tàu ngầm Kilo 636.3, dự kiến hai tàu còn lại sẽ bàn giao trong năm nay (2016), nhiều quốc gia ở Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Indonesia) bắt đầu quan tâm tới lớp tàu ngầm này. Có vẻ như khi được Việt Nam “mở hàng”, vũ khí Nga đã được “ăn lộc” to.
Hải quân Indonesia (Tentara Nasional Indonesia - Angkatan Laut: TNI-AL) hiện vận hành hai tàu ngầm lớp Cakra Type 209/1300 được hãng HDW (Đức) chế tạo cuối những năm 1970. Các tàu này sẽ lần lượt nghỉ hưu vào đầu năm 2020 khi hết niên hạn sử dụng.
Thay vào đó, Indonesia sẽ trang bị 3 tàu ngầm Type 209 lớp Chang Bogo do Tập đoàn đóng tàu Daewoo (DSME) của Hàn Quốc chế tạo theo giấy phép sản xuất của HDW Đức.
Dù đã có ba tàu ngầm Type 209 khá hiện đại, tuy nhiên có vẻ như người Indonesia vẫn chưa thực sự hài lòng với tính năng lớp tàu này. Thế nên họ mới tính tới kế hoạch trang bị các tàu ngầm động cơ điện - diesel lớp Kilo 636.3 tiên tiến nhất của Hải quân Nga.
Thực vậy, sức mạnh của Kilo đã được Mỹ và phương Tây thừa nhận hoàn toàn, không bàn cãi. Với công nghệ ứng dụng lên vỏ tàu, người Nga đã triệt âm tối đa khi tàu hoạt động, khiến nó rất khó bị phát hiện bởi hệ thống định vị thủy âm (sonar).
Tàu ngầm lớp Kilo 636.3 có lượng giãn nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn lên tới 4.000 tấn, dài 74m, rộng 9,9m, mớn nước 6,5m, thủy thủ đoàn 70 người.
Tàu được trang bị hệ thống động cơ diesel - điện cùng chân vịt 7 lá cho tốc độ khi nổi 10-12 hải lý/h, khi lặn lên tới 17-25 hải lý/h, dự trữ hành trình 45 ngày.
Tuy so với lớp tàu ngầm Scorpene của Pháp hay Type 214 của Đức, Kilo 636.3 thiếu hệ thống đẩy không khí độc lập AIP giúp tàu ở dưới nước tới vài tuần.
Nhưng đổi lại Kilo 636.3 “ăn đứt” mọi lớp tàu ngầm phi hạt nhân trên thế giới ở hỏa lực “khủng khiếp” với tổ hợp tên lửa hành trình Klub-S trang bị đạn tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, hải đối đất tầm xa đến 300km cùng các hệ thống ngư lôi đa dạng. Phần lớn các tàu ngầm phi hạt nhân của Pháp – Đức hiện chỉ được trang bị tên lửa chống hạm cận âm Harpoon hoặc Exocet.