Với cự ly bắn này, hiện ở khu vực Đông Nam Á, các nước mạnh về hải quân như Thái Lan, Malaysia, Indonesi hay cả Singapore đều có không loại nào tương tự. Thậm chí, nếu so sánh trên thế giới, hiện cũng chỉ có Nga và Syria là được trang bị vũ khí tương tự như Việt Nam. Ảnh: English RussiaĐó là các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44 Redut-B do Liên Xô phát triển cho nhiệm vụ bảo vệ các bờ biển. Những năm 1980, Việt Nam nhận viện trợ số lượng lớn các hệ thống này kèm đạn tên lửa, chúng hiện được biên chế cho Lữ đoàn 679, Binh chủng pháo binh – tên lửa bờ biển. Trong ảnh, các bệ phóng tự hành 4K44 Redut-B của Việt Nam. Ảnh: BTB4K44 Redut được phát triển từ những năm 1960 nhưng tới nay vẫn không hề tỏ ra lỗi thời mà vẫn rất nguy hiểm, nó được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu giá trị cao trên mặt biển ở cự ly lớn (tàu sân bay, tàu đổ bộ lớn, tàu khu trục, tuần dương hạm...). Ảnh: Báo Hải quânTổ hợp 4K44 Redut được thiết kế đặt trên nền tảng xe cơ giới hạng nặng việt dã 8x8 bánh cho khả năng cơ động cao, phản ứng nhanh, phạm vi bảo vệ bờ biển rất lớn. Ảnh: Báo Hải quânMột tổ hợp 4K44 Redut gồm hai thành phần chính: một đài radar điều khiển hỏa lực 4R45 Skala và 3 xe phóng tự hành SPU-35B. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.Trong ảnh là đài radar 4R45 Skala của tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut thuộc biên chế Lữ đoàn 679. Ảnh: QPVNBên trong cabin radar điều khiển hỏa lực 4R45 Skala. Phương thức điều khiển tên lửa tương đối hiện đại, đài radar bám bắt mục tiêu, nạp tham số cho tên lửa, sau đó đạn khởi động bay theo quán tính, ở pha cuối radar trên đạn tự kích hoạt bắt bám và khóa mục tiêu mà không cần đài chỉ huy can thiệp. Ảnh: QPVNXe phóng tự hành thiết kế trên khung gầm xe tải 8x8 bánh BAZ-135MB, mỗi xe chỉ có một ống phóng khổng lồ chứa một tên lửa. Khi phóng, hệ thống thủy lực đưa ống phóng lên phương nghiêng, cửa nắp đầu và đuôi sẽ mở ra để tên lửa khởi động. Ảnh: Báo Hải quânBên trong ống phóng tên lửa 4K44 Redut rất lớn, điều đó cho thấy quả đạn tên lửa của hệ thống thuộc dạng “khổng lồ”. Bệ phóng này có thể tái nạp nhiều lần. Ảnh: BTBĐạn P-35B trang bị cho tổ hợp phòng thủ bờ biển Redut cũng được coi là một trong những loại tên lửa chống hạm lớn nhất Đông Nam Á và khắp thế giới. Nó có chiều dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, sải cánh 5m, trọng lượng phóng 5 tấn. Ảnh: QPVNP-35 lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 800 – 1.000 kg TNT đem lại sức công phá khủng khiếp, thừa sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn trên 7000 tấn và có thể đánh chìm cả tàu sân bay. Ảnh: Truyền hình Hải quânTên lửa sử dụng 2 động cơ là động cơ khởi tốc (nhằm đẩy tên lửa xuất phát) và động cơ hành trình dùng nhiên liệu rắn KRD-26 (động cơ đưa tên lửa tới mục tiêu). Tầm bắn của tên lửa P-35 đạt 460-500km, tốc độ bay pha cuối siêu âm Mach 1,4. Ảnh: Báo Hải quânTên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động dẫn pha cuối. Đặc biệt, ở pha giữa nó có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trực thăng trinh sát săn ngầm Ka-27 (Việt Nam có sở hữu phiên bản xuất khẩu Ka-28). Trong ảnh, tên lửa rời bệ phóng bằng hai động cơ khởi tốc KRD-26, độ cao hành trình từ 100-400m, pha cuối hạ thấp xuống 100m. Ảnh: English RussiaNgoài ra, theo nhà sản xuất, trong trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn hướng từ các máy bay trinh sát, sĩ quan điều khiển tên lửa sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới. Ảnh: Báo Hải quânVideo nạp tên lửa hành trình P-35B lên bệ phóng Redut. Nguồn: Kênh QPVN
Với cự ly bắn này, hiện ở khu vực Đông Nam Á, các nước mạnh về hải quân như Thái Lan, Malaysia, Indonesi hay cả Singapore đều có không loại nào tương tự. Thậm chí, nếu so sánh trên thế giới, hiện cũng chỉ có Nga và Syria là được trang bị vũ khí tương tự như Việt Nam. Ảnh: English Russia
Đó là các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44 Redut-B do Liên Xô phát triển cho nhiệm vụ bảo vệ các bờ biển. Những năm 1980, Việt Nam nhận viện trợ số lượng lớn các hệ thống này kèm đạn tên lửa, chúng hiện được biên chế cho Lữ đoàn 679, Binh chủng pháo binh – tên lửa bờ biển. Trong ảnh, các bệ phóng tự hành 4K44 Redut-B của Việt Nam. Ảnh: BTB
4K44 Redut được phát triển từ những năm 1960 nhưng tới nay vẫn không hề tỏ ra lỗi thời mà vẫn rất nguy hiểm, nó được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu giá trị cao trên mặt biển ở cự ly lớn (tàu sân bay, tàu đổ bộ lớn, tàu khu trục, tuần dương hạm...). Ảnh: Báo Hải quân
Tổ hợp 4K44 Redut được thiết kế đặt trên nền tảng xe cơ giới hạng nặng việt dã 8x8 bánh cho khả năng cơ động cao, phản ứng nhanh, phạm vi bảo vệ bờ biển rất lớn. Ảnh: Báo Hải quân
Một tổ hợp 4K44 Redut gồm hai thành phần chính: một đài radar điều khiển hỏa lực 4R45 Skala và 3 xe phóng tự hành SPU-35B. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.
Trong ảnh là đài radar 4R45 Skala của tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut thuộc biên chế Lữ đoàn 679. Ảnh: QPVN
Bên trong cabin radar điều khiển hỏa lực 4R45 Skala. Phương thức điều khiển tên lửa tương đối hiện đại, đài radar bám bắt mục tiêu, nạp tham số cho tên lửa, sau đó đạn khởi động bay theo quán tính, ở pha cuối radar trên đạn tự kích hoạt bắt bám và khóa mục tiêu mà không cần đài chỉ huy can thiệp. Ảnh: QPVN
Xe phóng tự hành thiết kế trên khung gầm xe tải 8x8 bánh BAZ-135MB, mỗi xe chỉ có một ống phóng khổng lồ chứa một tên lửa. Khi phóng, hệ thống thủy lực đưa ống phóng lên phương nghiêng, cửa nắp đầu và đuôi sẽ mở ra để tên lửa khởi động. Ảnh: Báo Hải quân
Bên trong ống phóng tên lửa 4K44 Redut rất lớn, điều đó cho thấy quả đạn tên lửa của hệ thống thuộc dạng “khổng lồ”. Bệ phóng này có thể tái nạp nhiều lần. Ảnh: BTB
Đạn P-35B trang bị cho tổ hợp phòng thủ bờ biển Redut cũng được coi là một trong những loại tên lửa chống hạm lớn nhất Đông Nam Á và khắp thế giới. Nó có chiều dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, sải cánh 5m, trọng lượng phóng 5 tấn. Ảnh: QPVN
P-35 lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 800 – 1.000 kg TNT đem lại sức công phá khủng khiếp, thừa sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn trên 7000 tấn và có thể đánh chìm cả tàu sân bay. Ảnh: Truyền hình Hải quân
Tên lửa sử dụng 2 động cơ là động cơ khởi tốc (nhằm đẩy tên lửa xuất phát) và động cơ hành trình dùng nhiên liệu rắn KRD-26 (động cơ đưa tên lửa tới mục tiêu). Tầm bắn của tên lửa P-35 đạt 460-500km, tốc độ bay pha cuối siêu âm Mach 1,4. Ảnh: Báo Hải quân
Tên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động dẫn pha cuối. Đặc biệt, ở pha giữa nó có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trực thăng trinh sát săn ngầm Ka-27 (Việt Nam có sở hữu phiên bản xuất khẩu Ka-28). Trong ảnh, tên lửa rời bệ phóng bằng hai động cơ khởi tốc KRD-26, độ cao hành trình từ 100-400m, pha cuối hạ thấp xuống 100m. Ảnh: English Russia
Ngoài ra, theo nhà sản xuất, trong trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn hướng từ các máy bay trinh sát, sĩ quan điều khiển tên lửa sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới. Ảnh: Báo Hải quân
Video nạp tên lửa hành trình P-35B lên bệ phóng Redut. Nguồn: Kênh QPVN