Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) của Thụy Điển, giai đoạn 2014-2015 phía Nga đã chuyển giao ít nhất 65 quả ngư lôi 53-65 cỡ 533mm cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng trên các tàu ngầm tấn công Kilo 636. Ảnh: Ngư lôi 53-65 trong cuộc duyệt đội ngũ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam ở Cam Ranh.53-65 là thế hệ ngư lôi cực kỳ đặc biệt của các nhà thiết kế vũ khí hải quân Nga. Nó vốn là bước phát triển tiếp theo trong đại gia đình ngư lôi Type 53 được phát triển từ những năm 1930. Hiện nay, ngư lôi này được trang bị cho các nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.Ngư lôi kiểu 53-65 được đưa vào phục vụ trong lực lượng Hải quân Liên Xô từ năm 1965. Nó được triển khai rộng rãi trên các tàu ngầm phi hạt nhân - hạt nhân, các tàu khu trục chống ngầm...Loại ngư lôi này được phát triển thành hai biến thể chính gồm: 53-65K và 53-65M cùng đưa vào hoạt động năm 1969. Trong ảnh là mẫu 53-65K trưng bày trong tàu sân bay Minsk.Ưu điểm nổi bật và cũng là tính năng giúp ngư lôi 53-65 trở thành loại vũ khí không thể đánh chặn là đầu tự dẫn của nó. 53-65 sử dụng công nghệ dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các con tàu đang di chuyển trên mặt nước thay vì sử dụng kiểu dò tìm sóng âm chủ động hay thụ động. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa tìm ra được hệ thống phòng thủ hữu hiệu với kiểu ngư lôi này.Tuy nhiên, ưu cũng là nhược, kiểu dò tìm này không phân biệt được đâu là mục tiêu chính đâu là phụ hay đâu là quân ta, đâu là tàu địch. Ngư lôi sẽ hủy diệt bất cứ con tàu nào nằm trong phạm vi tác chiến của nó. Thế nên, khi phóng ngư lôi này, cần đảm bảo rằng sẽ không có tàu “quân ta” trong vùng địch.Ngư lôi sử dụng động cơ tuabin dùng nhiên liệu dầu hỏa trộn hidro đạt tầm bắn 18km (nguyên mẫu 53-65), 19km (phiên bản 53-65K) và 22km (phiên bản 53-65M).Ngư lôi có chiều dài 7,2m, nặng khoảng 2-2,3 tấn tùy phiên bản, đường kính 533mm.Phiên bản 53-65 và 53-65K đạt tốc độ bơi 83km/h trong khi 53-65M đạt tốc độ 81km/h.Đầu nổ nặng 307kg của ngư lôi 53-65 thừa sức đánh chìm bất kỳ tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) của Thụy Điển, giai đoạn 2014-2015 phía Nga đã chuyển giao ít nhất 65 quả ngư lôi 53-65 cỡ 533mm cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng trên các tàu ngầm tấn công Kilo 636. Ảnh: Ngư lôi 53-65 trong cuộc duyệt đội ngũ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam ở Cam Ranh.
53-65 là thế hệ ngư lôi cực kỳ đặc biệt của các nhà thiết kế vũ khí hải quân Nga. Nó vốn là bước phát triển tiếp theo trong đại gia đình ngư lôi Type 53 được phát triển từ những năm 1930. Hiện nay, ngư lôi này được trang bị cho các nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
Ngư lôi kiểu 53-65 được đưa vào phục vụ trong lực lượng Hải quân Liên Xô từ năm 1965. Nó được triển khai rộng rãi trên các tàu ngầm phi hạt nhân - hạt nhân, các tàu khu trục chống ngầm...
Loại ngư lôi này được phát triển thành hai biến thể chính gồm: 53-65K và 53-65M cùng đưa vào hoạt động năm 1969. Trong ảnh là mẫu 53-65K trưng bày trong tàu sân bay Minsk.
Ưu điểm nổi bật và cũng là tính năng giúp ngư lôi 53-65 trở thành loại vũ khí không thể đánh chặn là đầu tự dẫn của nó. 53-65 sử dụng công nghệ dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các con tàu đang di chuyển trên mặt nước thay vì sử dụng kiểu dò tìm sóng âm chủ động hay thụ động. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa tìm ra được hệ thống phòng thủ hữu hiệu với kiểu ngư lôi này.
Tuy nhiên, ưu cũng là nhược, kiểu dò tìm này không phân biệt được đâu là mục tiêu chính đâu là phụ hay đâu là quân ta, đâu là tàu địch. Ngư lôi sẽ hủy diệt bất cứ con tàu nào nằm trong phạm vi tác chiến của nó. Thế nên, khi phóng ngư lôi này, cần đảm bảo rằng sẽ không có tàu “quân ta” trong vùng địch.
Ngư lôi sử dụng động cơ tuabin dùng nhiên liệu dầu hỏa trộn hidro đạt tầm bắn 18km (nguyên mẫu 53-65), 19km (phiên bản 53-65K) và 22km (phiên bản 53-65M).
Ngư lôi có chiều dài 7,2m, nặng khoảng 2-2,3 tấn tùy phiên bản, đường kính 533mm.
Phiên bản 53-65 và 53-65K đạt tốc độ bơi 83km/h trong khi 53-65M đạt tốc độ 81km/h.
Đầu nổ nặng 307kg của ngư lôi 53-65 thừa sức đánh chìm bất kỳ tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào.