Theo phòng báo chí Hải quân Ấn Độ, lực lượng này đã quyết định cho nghỉ hưu các tiêm kích hạm Sea Harrier do Anh sản xuất để thay bằng tiêm kích MiG-29K.Sự kết thúc của Sea Harrier cũng đi kèm với việc tàu sân bay INS Viraat lâu đời của Hải quân Ấn Độ được cho ngừng hoạt động. Sea Harrier từng là chiến đấu cơ chủ lực hoạt động trên tàu sân bay có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ này.Tiêm kích hạm Sea Harrier bắt đầu được đưa vào sử dụng trong Hải quân Ấn Độ từ năm 1983, hoạt động chủ yếu trên tàu sân bay INS Viraat. Ban đầu số lượng Sea Harrier có đến 30 chiếc, nhưng sau một thời gian dài phục vụ, hao hụt theo thời gian do các vụ tai nạn, nên đến nay chỉ còn 12 chiếc. Hầu hết các máy bay đã trải qua nâng cấp lớn kéo dài tuổi thọ. Lần gần đây nhất là vào năm 2012 và 2006, trang bị mới radar Elta EL/M-2032 và radar đối không tầm trung Derby của Israel.Hiện Ấn Độ vẫn chưa có kế hoạch nào với 12 chiếc tiêm kích hạm Sea Harrier đã nghỉ hưu, tuy nhiên nếu như có một quốc gia nào đó ngỏ ý mua chúng thì có lẽ người Ấn cũng không nề hà vấn đề gì. Tính năng độc đáo của Sea Harrier rất phù hợp để hoạt động trên các tàu sân bay nhỏ, tàu đổ bộ có boong phóng máy bay nhỏ…….đặc biệt, tiêm kích Sea Harrier hoàn toàn có thể hoạt động cả trên đất liền với đường băng nhỏ hẹp chỉ cần dài vài trăm mét. Đó là tính năng hữu dụng trong điều kiện chiến tranh, các đường băng lớn có thể bị phá hoại. Hoặc Sea Harrier rất hữu dụng trên đường băng ngắn ở đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Sở dĩ Sea Harrier có khả năng cất cánh đường băng cực ngắn nhờ kết cấu động cơ đặc biệt. Nó được trang bị động cơ turbofan Pegasus với hai cửa hút không khí và 4 vòi phun có thể xoay đổi hướng.Có thể hiểu đơn giản rằng, khi cất cánh, các vòi phun véc tơ này sẽ xoay hướng chiếu xuống mặt đất, tạo lực nâng rất lớn đưa máy bay cất cánh chỉ sau vài chục mét chạy đà.Vòi phun độc đáo này cũng giúp tiêm kích hạm hạ cánh thẳng đứng như một máy bay trực thăng. Nghĩa là nó có thể hạ cánh bất kỳ đâu, khỏi cần đường băng.Hiệu quả của tiêm kích hạm Sea Harrier đã từng được chứng minh trong trận hải chiến Falkland 1982 giửa Hải quân Hoàng gia Anh và Argentina. Trong trận chiến này, trong khi các máy bay Argentina phải cất cánh từ đầu liền tới quần đảo, thiếu máy bay tiếp nhiên liệu khiến thời gian tham gia chiến đấu không quá 5 phút, thì những chiếc Sea Harrier cất cánh từ tàu sân bay hạng nhẹ có thể ở lại trên không gần 30 phút.Mặc dù Việt Nam không có tàu sân bay, nhưng các đường băng ngắn ở quần đảo Trường Sa có thể ví như là tàu sân bay “không thể bị đánh chìm”, sẽ là nơi tiếp nhiên liệu, cung cấp đạn dược cho tiêm kích hạm Sea Harrier hoạt động tác chiến thoải mái.Tuy có khả năng bay độc đáo, nhưng tính năng thao diễn của Sea Harrier không quá linh hoạt. Nó chỉ đạt tốc độ cận âm 1.182km/h nhưng bán kính tác chiến có thể tới 1.000km, trần bay cũng đạt 16.000m.Sea Harrier có thể mang 3,6 tấn vũ khí trên 7 giá treo gồm các loại rocket, tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120 hoặc Derby; tên lửa không đối đất; tên lửa chống hạm và các loại bom thông thường.Rào cản lớn nhất với việc Việt Nam mua tiêm kích Sea Harrier có lẽ là nằm ở vấn đề phụ tùng, linh kiện máy bay. Hiện nay, nhà sản xuất British Aerospace đã không còn, công ty đã trở thành một phần của tập đoàn BAE System. Họ cũng không còn cung cấp linh kiện cho Sea Harrier khi mà hai quốc gia sử dụng chính là Anh và Ấn Độ ngừng sử dụng. Rất may Ấn Độ đã có thời gian dài sử dụng Sea Harrier mà thiếu vắng sự hỗ trợ của BAE System, thế nên với quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ thì việc hợp tác khai thác Sea Harrier là có khả năng.Tuy nhiên, Sea Harrier cũng có một điểm yếu mà khiến mọi quốc gia chắc phải đau đầu. Đó chính là tỷ lệ tai nạn cao khủng khiếp. Trong biên chế Thủy quân Lục chiến Mỹ, phiên bản cải tiến của Sea Harrier là AV-8B Harrier đã để xảy ra 143 vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết 45 người. Ở Ấn Độ, ban đầu có tới 30 chiếc Sea Harrier nhưng đến nay chỉ còn 12 chiếc, phần lớn do tai nạn.Thứ ba, một rào cản nữa là các loại vũ khí triển khai trên Sea Harrier do Mỹ - Anh sản xuất. Mà hiện Mỹ vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, trong khi Anh thì đã không sản xuất nhiều loại vũ khí trên Sea Harrier. Tuy nhiên, việc Israel nâng cấp Sea Harrier cho phép triển khai các loại vũ khí thông minh mới như tên lửa Derby mở ra giải pháp sử dụng Sea Harrier với hệ vũ khí Israel. Mà Israel hiện là đối tác quốc phòng lớn với Việt Nam, chúng ta đã mua không ít loại vũ khí tối tân từ nước bạn.
Theo phòng báo chí Hải quân Ấn Độ, lực lượng này đã quyết định cho nghỉ hưu các tiêm kích hạm Sea Harrier do Anh sản xuất để thay bằng tiêm kích MiG-29K.
Sự kết thúc của Sea Harrier cũng đi kèm với việc tàu sân bay INS Viraat lâu đời của Hải quân Ấn Độ được cho ngừng hoạt động. Sea Harrier từng là chiến đấu cơ chủ lực hoạt động trên tàu sân bay có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ này.
Tiêm kích hạm Sea Harrier bắt đầu được đưa vào sử dụng trong Hải quân Ấn Độ từ năm 1983, hoạt động chủ yếu trên tàu sân bay INS Viraat. Ban đầu số lượng Sea Harrier có đến 30 chiếc, nhưng sau một thời gian dài phục vụ, hao hụt theo thời gian do các vụ tai nạn, nên đến nay chỉ còn 12 chiếc. Hầu hết các máy bay đã trải qua nâng cấp lớn kéo dài tuổi thọ. Lần gần đây nhất là vào năm 2012 và 2006, trang bị mới radar Elta EL/M-2032 và radar đối không tầm trung Derby của Israel.
Hiện Ấn Độ vẫn chưa có kế hoạch nào với 12 chiếc tiêm kích hạm Sea Harrier đã nghỉ hưu, tuy nhiên nếu như có một quốc gia nào đó ngỏ ý mua chúng thì có lẽ người Ấn cũng không nề hà vấn đề gì. Tính năng độc đáo của Sea Harrier rất phù hợp để hoạt động trên các tàu sân bay nhỏ, tàu đổ bộ có boong phóng máy bay nhỏ…
….đặc biệt, tiêm kích Sea Harrier hoàn toàn có thể hoạt động cả trên đất liền với đường băng nhỏ hẹp chỉ cần dài vài trăm mét. Đó là tính năng hữu dụng trong điều kiện chiến tranh, các đường băng lớn có thể bị phá hoại. Hoặc Sea Harrier rất hữu dụng trên đường băng ngắn ở đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Sở dĩ Sea Harrier có khả năng cất cánh đường băng cực ngắn nhờ kết cấu động cơ đặc biệt. Nó được trang bị động cơ turbofan Pegasus với hai cửa hút không khí và 4 vòi phun có thể xoay đổi hướng.
Có thể hiểu đơn giản rằng, khi cất cánh, các vòi phun véc tơ này sẽ xoay hướng chiếu xuống mặt đất, tạo lực nâng rất lớn đưa máy bay cất cánh chỉ sau vài chục mét chạy đà.
Vòi phun độc đáo này cũng giúp tiêm kích hạm hạ cánh thẳng đứng như một máy bay trực thăng. Nghĩa là nó có thể hạ cánh bất kỳ đâu, khỏi cần đường băng.
Hiệu quả của tiêm kích hạm Sea Harrier đã từng được chứng minh trong trận hải chiến Falkland 1982 giửa Hải quân Hoàng gia Anh và Argentina. Trong trận chiến này, trong khi các máy bay Argentina phải cất cánh từ đầu liền tới quần đảo, thiếu máy bay tiếp nhiên liệu khiến thời gian tham gia chiến đấu không quá 5 phút, thì những chiếc Sea Harrier cất cánh từ tàu sân bay hạng nhẹ có thể ở lại trên không gần 30 phút.
Mặc dù Việt Nam không có tàu sân bay, nhưng các đường băng ngắn ở quần đảo Trường Sa có thể ví như là tàu sân bay “không thể bị đánh chìm”, sẽ là nơi tiếp nhiên liệu, cung cấp đạn dược cho tiêm kích hạm Sea Harrier hoạt động tác chiến thoải mái.
Tuy có khả năng bay độc đáo, nhưng tính năng thao diễn của Sea Harrier không quá linh hoạt. Nó chỉ đạt tốc độ cận âm 1.182km/h nhưng bán kính tác chiến có thể tới 1.000km, trần bay cũng đạt 16.000m.
Sea Harrier có thể mang 3,6 tấn vũ khí trên 7 giá treo gồm các loại rocket, tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120 hoặc Derby; tên lửa không đối đất; tên lửa chống hạm và các loại bom thông thường.
Rào cản lớn nhất với việc Việt Nam mua tiêm kích Sea Harrier có lẽ là nằm ở vấn đề phụ tùng, linh kiện máy bay. Hiện nay, nhà sản xuất British Aerospace đã không còn, công ty đã trở thành một phần của tập đoàn BAE System. Họ cũng không còn cung cấp linh kiện cho Sea Harrier khi mà hai quốc gia sử dụng chính là Anh và Ấn Độ ngừng sử dụng. Rất may Ấn Độ đã có thời gian dài sử dụng Sea Harrier mà thiếu vắng sự hỗ trợ của BAE System, thế nên với quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ thì việc hợp tác khai thác Sea Harrier là có khả năng.
Tuy nhiên, Sea Harrier cũng có một điểm yếu mà khiến mọi quốc gia chắc phải đau đầu. Đó chính là tỷ lệ tai nạn cao khủng khiếp. Trong biên chế Thủy quân Lục chiến Mỹ, phiên bản cải tiến của Sea Harrier là AV-8B Harrier đã để xảy ra 143 vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết 45 người. Ở Ấn Độ, ban đầu có tới 30 chiếc Sea Harrier nhưng đến nay chỉ còn 12 chiếc, phần lớn do tai nạn.
Thứ ba, một rào cản nữa là các loại vũ khí triển khai trên Sea Harrier do Mỹ - Anh sản xuất. Mà hiện Mỹ vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, trong khi Anh thì đã không sản xuất nhiều loại vũ khí trên Sea Harrier. Tuy nhiên, việc Israel nâng cấp Sea Harrier cho phép triển khai các loại vũ khí thông minh mới như tên lửa Derby mở ra giải pháp sử dụng Sea Harrier với hệ vũ khí Israel. Mà Israel hiện là đối tác quốc phòng lớn với Việt Nam, chúng ta đã mua không ít loại vũ khí tối tân từ nước bạn.