Cách đây vài năm, Malaysia bắt đầu đưa ra gói thầu mua 18 máy bay chiến đấu mới nhằm thay thế các máy bay tiêm kích MiG-29N mua của Nga từ những năm 1990. Dự kiến sau khi ký kết xong hợp đồng này (hiện vẫn đang trong giai đoạn đàm phán), Malaysia có lẽ sẽ bán thanh lý toàn bộ 12 chiếc MiG-29N với giá rẻ. Đó sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam thay thế một phần tiêm kích MiG-21 đã lỗi thời.12 chiếc tiêm kích MiG-29 này được Malaysia nhập khẩu từ công ty MiG Nga năm 1994 nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân nước này. Vào thời điểm đó, MiG-29 là tiêm kích hiện đại nhất mà Không quân Hoàng gia Malaysia sở hữu, vượt trội hoàn toàn các máy bay F-5E và A-4PTM Skyhawk.Phía Nga đã chuyển giao cho Malaysia 10 chiếc MiG-29N và 2 chiếc MiG-29NUB hai chỗ ngồi dùng cho cả vai trò huấn luyện chiến đấu.. Đây là phiên bản cải tiến trên cơ sở mẫu MiG-29 9.12 (thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29) cung cấp cho Không quân Hoàng gia Malaysia. Tuy phiên bản nền tảng tồn tại khá nhiều hạn chế, tuy nhiên MiG-29N đã nhận được một số nâng cấp về radar điều khiển hỏa lực cho phép mang phóng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn.Theo đó, ngoài tên lửa không đối không tầm ngắn R-73E và tầm trung dẫn đường radar bán chủ động R-27, MiG-29N có thể mang phóng tên lửa dẫn đương bằng radar chủ động RVV-AE có tầm phóng 80-100km.Ngoài ra, MiG-29N cũng được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không phù hợp với hệ thống tiếp liệu trên máy bay tiếp đầu KC-130 mà Không quân Malaysia sở hữu.Tiêm kích MiG-29N được trang bị hai động cơ turbofan RD-33 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.400km/h, tầm bay tác chiến đến 1.430km với lượng nhiên liệu trong thân và lên tới 2.100km với nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 18.000m.Tuy nhiên, khi Malaysia đưa vào hoạt động, đã nảy sinh mâu thuẫn trong việc bảo dưỡng các tiêm kích MiG-29 với phía Nga. Kể từ khi thành lập lực lượng, Malaysia hầu như chỉ sử dụng công nghệ phương Tây, thế nên khi chuyển sang hệ máy bay Nga họ gặp rất nhiều khó khăn. Các chi phí bảo dưỡng MiG-29 luôn bị coi là đắt đỏ trong bối cảnh kinh tế Malaysia chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính 1997. Thế nên, từ năm 2009, Malaysia bắt đầu tính tới việc thay thế MiG-29 chỉ sau 14 năm phục vụ.Sau nhiều lần trì hoãn do thiếu kinh phí, tới năm 2015 lại có thông tin Malaysia muốn nâng cấp các MiG-29N lên chuẩn MiG-29SMT để kéo dài thời gian phục vụ tới năm 2020. Tuy nhiên, nước này vẫn tiếp tục chương trình tìm kiếm tiêm kích mới để thay thế MiG-29. Hiện vẫn chưa rõ ý đồ cuối cùng của Malaysia, tuy nhiên dường như họ vẫn nghiêng về việc thay MiG-29 hơn là nâng cấp nó.Có lẽ sau khi ký xong hợp đồng và nhận các máy bay chiến đấu mới, tiêm kích đánh chặn MiG-29N sẽ được cho nghỉ hưu và bán thanh lý cho nước khác. Đó sẽ là cơ hội cho Việt Nam, vì vốn dĩ chúng ta đã có truyền thống lâu đời sử dụng dòng tiêm kích MiG, việc chuyển đổi lên phiên bản mới hơn nằm trong khả năng cho phép, trong khi tiết kiệm đang kể chi phí. Ngoài ra, Việt Nam và Nga đã quá hiểu nhau khi có truyền thống hợp tác quân sự lâu đời cho nên việc mua MiG-29N là hợp lý.Theo nguồn tin quan chức Malaysia, tiêm kích đánh chặn MiG-29N có tuổi thọ hơn 4.000 giờ bay. Nếu nâng cấp, đại tu khung thân thì có thể tăng tuổi thọ lên tới 6.000 giờ bay. Mà tính tới thời điểm hiện tại, những chiếc MiG-29N mới chỉ bay được 1.800 giờ bay sau 20 năm phục vụ. Nghĩa là chúng vẫn còn đảm bảo phục vụ 10-20 năm nữa.
Cách đây vài năm, Malaysia bắt đầu đưa ra gói thầu mua 18 máy bay chiến đấu mới nhằm thay thế các máy bay tiêm kích MiG-29N mua của Nga từ những năm 1990. Dự kiến sau khi ký kết xong hợp đồng này (hiện vẫn đang trong giai đoạn đàm phán), Malaysia có lẽ sẽ bán thanh lý toàn bộ 12 chiếc MiG-29N với giá rẻ. Đó sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam thay thế một phần tiêm kích MiG-21 đã lỗi thời.
12 chiếc tiêm kích MiG-29 này được Malaysia nhập khẩu từ công ty MiG Nga năm 1994 nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân nước này. Vào thời điểm đó, MiG-29 là tiêm kích hiện đại nhất mà Không quân Hoàng gia Malaysia sở hữu, vượt trội hoàn toàn các máy bay F-5E và A-4PTM Skyhawk.
Phía Nga đã chuyển giao cho Malaysia 10 chiếc MiG-29N và 2 chiếc MiG-29NUB hai chỗ ngồi dùng cho cả vai trò huấn luyện chiến đấu.
. Đây là phiên bản cải tiến trên cơ sở mẫu MiG-29 9.12 (thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29) cung cấp cho Không quân Hoàng gia Malaysia. Tuy phiên bản nền tảng tồn tại khá nhiều hạn chế, tuy nhiên MiG-29N đã nhận được một số nâng cấp về radar điều khiển hỏa lực cho phép mang phóng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn.
Theo đó, ngoài tên lửa không đối không tầm ngắn R-73E và tầm trung dẫn đường radar bán chủ động R-27, MiG-29N có thể mang phóng tên lửa dẫn đương bằng radar chủ động RVV-AE có tầm phóng 80-100km.
Ngoài ra, MiG-29N cũng được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không phù hợp với hệ thống tiếp liệu trên máy bay tiếp đầu KC-130 mà Không quân Malaysia sở hữu.
Tiêm kích MiG-29N được trang bị hai động cơ turbofan RD-33 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.400km/h, tầm bay tác chiến đến 1.430km với lượng nhiên liệu trong thân và lên tới 2.100km với nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 18.000m.
Tuy nhiên, khi Malaysia đưa vào hoạt động, đã nảy sinh mâu thuẫn trong việc bảo dưỡng các tiêm kích MiG-29 với phía Nga. Kể từ khi thành lập lực lượng, Malaysia hầu như chỉ sử dụng công nghệ phương Tây, thế nên khi chuyển sang hệ máy bay Nga họ gặp rất nhiều khó khăn. Các chi phí bảo dưỡng MiG-29 luôn bị coi là đắt đỏ trong bối cảnh kinh tế Malaysia chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính 1997. Thế nên, từ năm 2009, Malaysia bắt đầu tính tới việc thay thế MiG-29 chỉ sau 14 năm phục vụ.
Sau nhiều lần trì hoãn do thiếu kinh phí, tới năm 2015 lại có thông tin Malaysia muốn nâng cấp các MiG-29N lên chuẩn MiG-29SMT để kéo dài thời gian phục vụ tới năm 2020. Tuy nhiên, nước này vẫn tiếp tục chương trình tìm kiếm tiêm kích mới để thay thế MiG-29. Hiện vẫn chưa rõ ý đồ cuối cùng của Malaysia, tuy nhiên dường như họ vẫn nghiêng về việc thay MiG-29 hơn là nâng cấp nó.
Có lẽ sau khi ký xong hợp đồng và nhận các máy bay chiến đấu mới, tiêm kích đánh chặn MiG-29N sẽ được cho nghỉ hưu và bán thanh lý cho nước khác. Đó sẽ là cơ hội cho Việt Nam, vì vốn dĩ chúng ta đã có truyền thống lâu đời sử dụng dòng tiêm kích MiG, việc chuyển đổi lên phiên bản mới hơn nằm trong khả năng cho phép, trong khi tiết kiệm đang kể chi phí. Ngoài ra, Việt Nam và Nga đã quá hiểu nhau khi có truyền thống hợp tác quân sự lâu đời cho nên việc mua MiG-29N là hợp lý.
Theo nguồn tin quan chức Malaysia, tiêm kích đánh chặn MiG-29N có tuổi thọ hơn 4.000 giờ bay. Nếu nâng cấp, đại tu khung thân thì có thể tăng tuổi thọ lên tới 6.000 giờ bay. Mà tính tới thời điểm hiện tại, những chiếc MiG-29N mới chỉ bay được 1.800 giờ bay sau 20 năm phục vụ. Nghĩa là chúng vẫn còn đảm bảo phục vụ 10-20 năm nữa.