Từ ngày 5-11/9, Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng do Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh - Phó Tổng tham mưu trưởng chủ trì đã tổ chức nghiệm thu tàu tên lửa Molniya M5, M6 mang số hiệu 382, 383. Đây là hai tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Nga và Việt Nam được ký năm 2009.Kết quả nghiệm thu cho thấy, hai tàu tên lửa được thi công đóng mới theo đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; các trang thiết bị lắp đặt chắc chắn, đầy đủ, đồng bộ; kiểm tra hoạt động tại bến đạt yêu cầu kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu. Nghiệm thu các bài bắn vũ khí có trong biên chế được thực hiện đúng quy trình và đạt yêu cầu đề ra.Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Uran đang được cẩu lên tàu tên lửa M6 chuẩn bị cho chuyến thử nghiệm trên biển.Mỗi tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam được trang bị tới 16 quả tên lửa hành trình Uran-E có tầm phóng 130km.Tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hùng dũng hành tiến trên biển.Tàu được trang bị nhiều hệ thống radar hiện đại như radar tìm kiếm, phát hiện và bám bắt mục tiêu MR-352 Positiv-E với anten mạng pha nằm trên đỉnh cột buồm), radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tăng Garpun-E, radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 Vympel. Trong ảnh, anten radar Garpun-E đang quay tròn 360 độ quét mục tiêu.Kiểm tra pháo cao tốc phòng không CIWS AK-630 lần cuối trước bài bắn nghiệm thu.Pháo hạm AK-176MA khai hỏa từng loạt đạn – đây cũng là loại pháo chủ lực trên hầu hết các tàu tên lửa hiện đại của Việt Nam hiện nay.Pháo hạm AK-176MA đạt tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 10km, tầm bắn tối đa đến 15,5km. Pháo dược đánh giá có khả năng bắn chặn cả tên lửa chống hạm.Cả hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 đồng loạt khai hỏa trên Biển Đông.AK-630 có tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút là vũ khí chống máy bay, chống tên lửa hành trình chủ lực trên các tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hiện nay. Loại vũ khí này được trang bị khẩu pháo 6 nòng AO-18 có uy lực vô cùng khủng khiếp, tầm bắn với mục tiêu trên không lên tới 4km, với mục tiêu mặt nước tới 5km.Và đây là bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm phóng 135km mang đầu đạn nặng 145km. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Với 16 tên lửa, một tàu Molniya có thể hủy diệt một tàu khu trục thậm chí là tàu tuần dương của đối phương.
Từ ngày 5-11/9, Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng do Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh - Phó Tổng tham mưu trưởng chủ trì đã tổ chức nghiệm thu tàu tên lửa Molniya M5, M6 mang số hiệu 382, 383. Đây là hai tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Nga và Việt Nam được ký năm 2009.
Kết quả nghiệm thu cho thấy, hai tàu tên lửa được thi công đóng mới theo đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; các trang thiết bị lắp đặt chắc chắn, đầy đủ, đồng bộ; kiểm tra hoạt động tại bến đạt yêu cầu kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu. Nghiệm thu các bài bắn vũ khí có trong biên chế được thực hiện đúng quy trình và đạt yêu cầu đề ra.
Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Uran đang được cẩu lên tàu tên lửa M6 chuẩn bị cho chuyến thử nghiệm trên biển.
Mỗi tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam được trang bị tới 16 quả tên lửa hành trình Uran-E có tầm phóng 130km.
Tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hùng dũng hành tiến trên biển.
Tàu được trang bị nhiều hệ thống radar hiện đại như radar tìm kiếm, phát hiện và bám bắt mục tiêu MR-352 Positiv-E với anten mạng pha nằm trên đỉnh cột buồm), radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tăng Garpun-E, radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 Vympel. Trong ảnh, anten radar Garpun-E đang quay tròn 360 độ quét mục tiêu.
Kiểm tra pháo cao tốc phòng không CIWS AK-630 lần cuối trước bài bắn nghiệm thu.
Pháo hạm AK-176MA khai hỏa từng loạt đạn – đây cũng là loại pháo chủ lực trên hầu hết các tàu tên lửa hiện đại của Việt Nam hiện nay.
Pháo hạm AK-176MA đạt tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 10km, tầm bắn tối đa đến 15,5km. Pháo dược đánh giá có khả năng bắn chặn cả tên lửa chống hạm.
Cả hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 đồng loạt khai hỏa trên Biển Đông.
AK-630 có tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút là vũ khí chống máy bay, chống tên lửa hành trình chủ lực trên các tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hiện nay. Loại vũ khí này được trang bị khẩu pháo 6 nòng AO-18 có uy lực vô cùng khủng khiếp, tầm bắn với mục tiêu trên không lên tới 4km, với mục tiêu mặt nước tới 5km.
Và đây là bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm phóng 135km mang đầu đạn nặng 145km. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Với 16 tên lửa, một tàu Molniya có thể hủy diệt một tàu khu trục thậm chí là tàu tuần dương của đối phương.