Theo trang tin Strategypage, hiện nay Quân đội Trung Quốc đã có điều kiện tăng cường hoạt động trên khu vực Biển Đông. Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc đều được trang bị nhiều máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, đồng thời triển khai lực lượng tác chiến tại căn cứ ven biển Trung Quốc.
Những năm qua, Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc không ngừng tăng cường huấn luyện tác chiến cho phi công. Nhưng, giữa 2 lực lượng không quân của nước này ít có những cuộc tập trận và huấn luyện chung, điều này cho thấy 2 lực lượng chưa thiết lập kiểu hành động hiệp đồng cấp cao.
Vì thế, bắt đầu từ năm nay, 2 lực lượng này được triển khai tại căn cứ ven biển Trung Quốc sẽ tăng cường thực hiện các cuộc tập trận và huấn luyện chung, mở ra “cánh cổng” tác chiến chung Không quân và Hải quân Trung Quốc.
|
Trung Quốc tăng cường hoạt động hiệp đồng tác chiến chiến đấu cơ thuộc không quân và không quân hải quân.
|
Máy bay tiêm kích và máy bay ném bom của không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc áp dụng phương hỗn hợp để tiến hành tập trận thực binh, tập trung tạo khả năng tác chiến hiệp đồng. Hai bên sẽ cùng nhau xác định kế hoạch hành động và tác chiến, để các cuộc tập trận chung cho thấy hiệu quả tác chiến cao.
Theo tạp chí Airport của Nga, phần lớn máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc đều trang bị thiết bị chuyên dụng có thể tìm kiếm và tấn công tàu chiến, vì vậy khả năng ngắm và khóa mục tiêu trên biển của các máy bay này tương đối mạnh, thực hiện tấn công đối hải chính xác. Về phương diện này, lực lượng không quân hải quân có ưu thế hơn so với Không quân Trung Quốc.
Sức mạnh của máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc là không chiến, cũng có thể tiến hành phối hợp tác chiến trong hành động tấn công đối hải, hộ tống máy bay chiến đấu hải quân tìm diệt tàu chiến. Máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc cũng đảm bảo việc bảo vệ cho máy bay ném bom của Hải quân Trung Quốc khi tác chiến trên biển.
Strategypage cho rằng, lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân và Hải quân Trung Quốc thông qua phương thức tác chiến chung này có thể thực hiện kiểm soát hiệu quả đối với khu vực biển xung quanh.
Theo trang Tin tức Quốc phòng, khái niệm "tác chiến thống nhất không hải" lần đầu tiên được Quân đội Mỹ đề xuất, bản chất là yêu cầu quân đội nước này sử dụng ưu thế trên các mặt như hàng không vũ trụ, mạng, kỹ thuật điện tử, lấy căn cứ hậu cần và tác chiến của đảo Guam và các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc làm điểm tựa, đẩy nhanh việc thực hiện phối hợp hiệu quả các lực lượng tác chiến, thành lập hệ thống tác chiến đa cấp do các nền tảng vũ trụ, hàng không và trên biển hợp thành. Lý luận tác chiến kiểu mới này của Quân đội Mỹ chủ yếu dùng cho mục đích tiêu diệt khả năng "chống thâm nhập/khu vực chống cự" của đối phương.
|
Ảnh minh họa.
|
Trang mạng Strategypage của Mỹ cho rằng, đối mặt với sức ép mà phương án điều chỉnh tác chiến của Quân đội Mỹ mang lại, thì Không quân và Hải quân Trung Quốc ý thức được việc cần thiết phải thiết lập huấn luyện chung và hệ thống tác chiến chung của hải quân và không quân. Điều này có nghĩa là Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm mô hình "tác chiến thống nhất Không - Hải" phiên bản Trung Quốc, không quân hải quân và không quân hình thành tác chiến chung chính là cơ sở thiết lập mô hình này.
Hải quân và Không quân Trung Quốc sẽ lấy khu vực ven biển trở thành khu trọng điểm để thực hiện tác chiến chung. Trong kế hoạch xây dựng mới căn cứ quân sự tại đảo Hải Nam, đã xây dựng xong một sân bay có thể đảm bảo dùng chung cho cả lực lượng Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc. Điều này có nghĩa là căn cứ trên đảo Hải Nam trở thành trận địa đầu để Quân đội Trung Quốc thử nghiệm tác chiến chung Hải quân và Không quân, khu vực mục tiêu kiểm soát là Biển Đông.
Tạp chí Airport của Nga cho biết, trên ảnh vệ tinh cho thấy, Không quân Trung Quốc có thể xây dựng một sân bay và nhà chứa dưới lòng đất, tương đối giống với căn cứ tàu ngầm dưới đất tại đảo Hải Nam, máy bay chiến đấu của Không quân và lực lượng không quân Hải quân Trung Quốc đều có thể đóng tại sân bay này.
Những máy bay chiến đấu này đều đã thực hiện tập trận tiếp dầu trên không, có khả năng thực hiện nhiệm vụ tầm xa tại Biển Đông. Trong tập trận chung, hàng trăm máy bay chiến đấu của lực lượng không quân hải quân và không quân có thể thực hiện trao đổi thông tin với sở chỉ huy trên bờ và hạm đội tàu tăng cường khả năng tác chiến tấn công trên không của Quân đội Trung Quốc.