Theo số liệu trước khi cuộc nội chiến xảy ra, Không quân Syria có khoảng 300 chiếc tiêm kích đánh chặn làm nhiệm vụ phòng không đánh trả mọi máy bay địch xâm nhập không phận. Trong đó, chiếm tới một nửa là 160 chiếc MiG-21MF/bis. Ảnh minh họa nước ngoài Đây là loại tiêm kích thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất, tính năng chiến đấu rất hạn chế trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong 2 biến thể trang bị cho Không quân Syria, loại MiG-21bis hiện đại hơn nhưng chỉ có radar đạt tầm trinh sát 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Ảnh minh họa nước ngoàiMiG-21bis được trang bị một pháo 23mm trong thân và mang được 2 tên lửa đối không loại Vympel K-13A hoặc 4 đạn Molniya R-60. Loại tên lửa này có tầm bắn chỉ khoảng 10km, quá ngắn nếu phải đối đầu với tiêm kích hiện đại của Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài Bù lại tốc độ và sức cơ động của MiG-21bis khá tốt, không thua kém máy bay hiện đại, nó có thể đạt tốc độ lên tới 2.237km, trần bay 17,8km. Tóm lại, để giành chiến thắng trước đối phương trên MiG-21bis, phụ thuộc nhiều vào người phi công hơn là khí tài. Ảnh minh họa nước ngoài Loại máy bay tiêm kích có số lượng lớn thứ 2 trong Không quân Syria là 60 chiếc tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu âm (2.445km/h) MiG-23MS/MF/ML/MLD. Ảnh minh họa nước ngoài Tuy được đánh giá là hiện đại hơn MiG-21 nhưng do MiG-23 đã có tuổi thọ hàng chục năm, thua kém nhiều so với mẫu tiêm kích hiện đại của Mỹ như F-16, F/A-18. MiG-23 là một trong số ít tiêm kích đánh chặn thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xèo. Ảnh minh họa nước ngoài Trong 4 biến thể MiG-23 của Syria, loại MiG-23MLD hiện đại hơn cả. Đây là biến thể tiêm kích cuối cùng của dòng MiG-23 với việc cải thiện tính cơ động, linh hoạt, tấn công ở góc tấn lớn. Trang bị radar điều khiển hỏa lực Sapfir-23MLA-II có tầm trinh sát 85km có thể phát hiện, bắn hạn và chiến đấu trong khoảng không gian hẹp. Ảnh minh họa nước ngoài Đặc biệt, mẫu MiG-23MLD đã có khả năng mang được tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại Vympel R-73, ngoài ra nó còn mang được tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động R-23/24 có tầm bắn 35-50km. Ảnh minh họa nước ngoài Syria còn có trong biên chế những chiếc tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay MiG-25PD (khoảng 30 chiếc). Tất nhiên đây cũng là sản phẩm nổi tiếng của Liên Xô, và nó cũng là thế hệ tiêm kích tiếp theo sau dòng MiG-23. Ảnh minh họa nước ngoàiĐiểm đặc biệt nhất khi nói tới MiG-25 là tốc độ “kinh khủng” của nó, được trang bị 2 động cơ phản lực cực khỏe R-15B-300, MiG-25 có thể đạt tốc độ tối đa tới Mach 3,2 tức 3.470km/h nhanh hơn mọi loại tiêm kích trên thế giới, kể cả F-22 của Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài MiG-25 được trang bị radar RP-25 Smerch có tầm trinh sát khoảng 100km, chỉ mang được 2 tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động R-40 có tầm bắn khoảng 60km và 2 tên lửa tầm nhiệt R-40T. Nhìn chung, nếu so với tiêm kích hiện đại thì MiG-25 ra đời từ những năm 1970 vẫn bị coi là lạc hậu về nhiều mặt. Tuy tốc độ của nó là rất cao nhưng thường các phi công được khuyến cáo là không nên đạt tốc độ lớn nhất vì điều đó sẽ phá hỏng động cơ. Ảnh minh họa nước ngoài Mẫu tiêm kích cuối cùng và cũng là hiện đại nhất Không quân Syria là 40-50 tiêm kích đánh chặn thế hệ 4 MiG-29B. Đây là biến thể đời đầu của dòng tiêm kích MiG-29 cũng do Liên Xô sản xuất. Ảnh minh họa nước ngoài MiG-29B trang bị radar điều khiển hỏa lực N-019 có tầm trinh sát khoảng 70km ở bán cầu trước hoặc 35km ở bán cầu sau, theo dõi được một mục tiêu nhưng chỉ khóa được một mục tiêu cho tên lửa dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động. Tuy nhiên, loại radar này được đánh giá là khá dễ bị gây nhiễu điện tử. Ảnh minh họa nước ngoài Mẫu MiG-29B trang bị một pháo 30mm, mang được tên lửa đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27. Tuy là hiện đại nhất nhưng mẫu MiG-29B đời đầu vẫn khó là đối thủ của tiêm kích F-16C/D, F/A-18E/F của Mỹ. Tóm lại, Không quân Syria muốn giành chiến thắng họ cần có chiến thuật phù hợp, cái đầu thông minh và khí tài. Nếu chỉ dựa vào khí tài thì đương nhiên họ không bao giờ là đối thủ của Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài
Theo số liệu trước khi cuộc nội chiến xảy ra, Không quân Syria có khoảng 300 chiếc tiêm kích đánh chặn làm nhiệm vụ phòng không đánh trả mọi máy bay địch xâm nhập không phận. Trong đó, chiếm tới một nửa là 160 chiếc MiG-21MF/bis. Ảnh minh họa nước ngoài
Đây là loại tiêm kích thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất, tính năng chiến đấu rất hạn chế trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong 2 biến thể trang bị cho Không quân Syria, loại MiG-21bis hiện đại hơn nhưng chỉ có radar đạt tầm trinh sát 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Ảnh minh họa nước ngoài
MiG-21bis được trang bị một pháo 23mm trong thân và mang được 2 tên lửa đối không loại Vympel K-13A hoặc 4 đạn Molniya R-60. Loại tên lửa này có tầm bắn chỉ khoảng 10km, quá ngắn nếu phải đối đầu với tiêm kích hiện đại của Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài
Bù lại tốc độ và sức cơ động của MiG-21bis khá tốt, không thua kém máy bay hiện đại, nó có thể đạt tốc độ lên tới 2.237km, trần bay 17,8km. Tóm lại, để giành chiến thắng trước đối phương trên MiG-21bis, phụ thuộc nhiều vào người phi công hơn là khí tài. Ảnh minh họa nước ngoài
Loại máy bay tiêm kích có số lượng lớn thứ 2 trong Không quân Syria là 60 chiếc tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu âm (2.445km/h) MiG-23MS/MF/ML/MLD. Ảnh minh họa nước ngoài
Tuy được đánh giá là hiện đại hơn MiG-21 nhưng do MiG-23 đã có tuổi thọ hàng chục năm, thua kém nhiều so với mẫu tiêm kích hiện đại của Mỹ như F-16, F/A-18. MiG-23 là một trong số ít tiêm kích đánh chặn thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xèo. Ảnh minh họa nước ngoài
Trong 4 biến thể MiG-23 của Syria, loại MiG-23MLD hiện đại hơn cả. Đây là biến thể tiêm kích cuối cùng của dòng MiG-23 với việc cải thiện tính cơ động, linh hoạt, tấn công ở góc tấn lớn. Trang bị radar điều khiển hỏa lực Sapfir-23MLA-II có tầm trinh sát 85km có thể phát hiện, bắn hạn và chiến đấu trong khoảng không gian hẹp. Ảnh minh họa nước ngoài
Đặc biệt, mẫu MiG-23MLD đã có khả năng mang được tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại Vympel R-73, ngoài ra nó còn mang được tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động R-23/24 có tầm bắn 35-50km. Ảnh minh họa nước ngoài
Syria còn có trong biên chế những chiếc tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay MiG-25PD (khoảng 30 chiếc). Tất nhiên đây cũng là sản phẩm nổi tiếng của Liên Xô, và nó cũng là thế hệ tiêm kích tiếp theo sau dòng MiG-23. Ảnh minh họa nước ngoài
Điểm đặc biệt nhất khi nói tới MiG-25 là tốc độ “kinh khủng” của nó, được trang bị 2 động cơ phản lực cực khỏe R-15B-300, MiG-25 có thể đạt tốc độ tối đa tới Mach 3,2 tức 3.470km/h nhanh hơn mọi loại tiêm kích trên thế giới, kể cả F-22 của Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài
MiG-25 được trang bị radar RP-25 Smerch có tầm trinh sát khoảng 100km, chỉ mang được 2 tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động R-40 có tầm bắn khoảng 60km và 2 tên lửa tầm nhiệt R-40T. Nhìn chung, nếu so với tiêm kích hiện đại thì MiG-25 ra đời từ những năm 1970 vẫn bị coi là lạc hậu về nhiều mặt. Tuy tốc độ của nó là rất cao nhưng thường các phi công được khuyến cáo là không nên đạt tốc độ lớn nhất vì điều đó sẽ phá hỏng động cơ. Ảnh minh họa nước ngoài
Mẫu tiêm kích cuối cùng và cũng là hiện đại nhất Không quân Syria là 40-50 tiêm kích đánh chặn thế hệ 4 MiG-29B. Đây là biến thể đời đầu của dòng tiêm kích MiG-29 cũng do Liên Xô sản xuất. Ảnh minh họa nước ngoài
MiG-29B trang bị radar điều khiển hỏa lực N-019 có tầm trinh sát khoảng 70km ở bán cầu trước hoặc 35km ở bán cầu sau, theo dõi được một mục tiêu nhưng chỉ khóa được một mục tiêu cho tên lửa dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động. Tuy nhiên, loại radar này được đánh giá là khá dễ bị gây nhiễu điện tử. Ảnh minh họa nước ngoài
Mẫu MiG-29B trang bị một pháo 30mm, mang được tên lửa đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27. Tuy là hiện đại nhất nhưng mẫu MiG-29B đời đầu vẫn khó là đối thủ của tiêm kích F-16C/D, F/A-18E/F của Mỹ. Tóm lại, Không quân Syria muốn giành chiến thắng họ cần có chiến thuật phù hợp, cái đầu thông minh và khí tài. Nếu chỉ dựa vào khí tài thì đương nhiên họ không bao giờ là đối thủ của Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài