Hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng đứng tầm ngắn MICA của hãng MBDA có hai phiên bản trên bộ và trên tàu chiến. Hệ thống dạng module của MICA bao gồm trạm chỉ huy cùng với 4 bệ phóng chứa nhiều tên lửa MICA. Hãng MBDA đã giới thiệu hệ thống này lần đầu tiên vào năm 2000 tại triển lãm Asian Aerospace ở Singapore.
Đến tháng 12/2005, hãng MBDA nhận được hợp đồng nâng cấp hệ thống tên lửa cho cả ba lực lượng trong quân đội Pháp, đó là Không quân Pháp sẽ sử dụng VL MICA để bảo vệ sân bay, bộ binh và gắn trên các tàu chiến của Hải quân Pháp.
Phiên bản trên bộ của MICA được đặt trên khung gầm xe tải 5 tấn, đảm bảo khả năng bảo vệ 360° chống lại các loại máy bay cánh bằng và trực thăng, UAV và tên lửa phóng từ máy bay.
|
Phiên bản MICA đặt trên xe cơ giới.
|
Hệ thống VL MICA SHORAD có ưu điểm đó là bắn trong mọi điều kiện thời tiết, tấn công nhiều mục tiêu và đặc biệt nhất là khả năng “bắn và quên”. Hệ thống này sử dụng tên lửa không đối không MICA vốn đã được sử dụng trên máy bay tiêm kích đa năng Rafale và Mirage-2000.
Đến năm 2005, hệ thống này được đặt trên khung xe đa dụng ACMAT của quân đội Pháp trình diễn cho Ấn Độ, khi nhận được yêu cầu của nước này về một loại tên lửa phòng không tầm ngắn. Vào tháng 5/2006, VL MICA đã được thử nghiệm thành công trên phiên bản hải quân, tên lửa đã tiêu diệt một tên lửa đối hải khác bay sát mặt biển ở khoảng cách 10km. Ở lần thử thứ 14 năm 2008 tên lửa đã đánh chặn mục tiêu tại tầm 14km.
Cho đến tháng 7/2006 thì VL MICA đã được Hải quân Oman chọn làm tên lửa phòng không cho tàu chiến lớp Khareef mới của họ.
|
Tàu Sigma của Ma rốc với tên lửa MICA đặt ngay sau pháo Oto Melara 76mm.
|
Tên lửa phóng thẳng đứng MICA
Tên lửa MICA có khối lượng 112kg gồm hai phiên bản: Đó là phiên bản sử dụng radar chủ động MICA RF ra mắt năm 1996 và phiên bản đầu dò ảnh nhiệt MICA IR ra mắt năm 2000. Kết cấu gọn của tên lửa cũng dễ hiểu với nguồn gốc là tên lửa đối không gắn trên máy bay của nó, bốn cánh đuôi điều hướng cũng có thể tháo lắp.
Tên lửa MICA RF sử dụng đầu dò radar xung Doppler AD4A với chóp nhọn bảo vệ ở đầu, được cung cấp bởi liên doanh Thales và Alenia Marconi, hoạt động trong nền từ 10GHz đến 20GHz. Đây là loại đầu dò với thiết kế và hiệu suất đã được chứng minh và cũng được sử dụng trên tên lửa phòng không Aster mạnh hơn.
|
Bên trái là MICA RF còn bên phải là MICA IR.
|
Tên lửa MICA IR sử dụng đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động Sagem với nắp kính ở đầu tên lửa. Khối lượng đầu nổ chiến đấu của MICA nặng 12kg, nó được đặt ngay sau đầu dò sử dụng cơ chế chạm nổ hay radar kích nổ. Tên lửa MICA có thể cơ động với khả năng chịu lực lên tới 50G.
Cơ chế tác chiến
Nhận diện mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi phóng, với dữ liệu nhận dạng có thể được cung cấp bởi radar hoặc các hệ thống quan sát quang học. Sau khi được phóng thẳng đứng, chương trình sẽ dẫn tên lửa bay quán tính theo thông tin được cung cấp trước đó và giai đoạn cuối hệ thống đầu dò sẽ dẫn đường tên lửa bắn trúng mục tiêu.
Tốc độ được cung cấp bởi động cơ nguyên liệu rắn giúp MICA đạt vận tốc Mach 3, tầm bắn tối đa là 20km với tầm độ cao tối đa là 9km, tốc độ bắn giữa hai loạt cách nhau chỉ 2 giây.
|
MICA trên tàu chiến Sigma của Indonesia.
|
Phiên bản tên lửa phòng không MICA đặt trên tàu chiến như Sigma được tích hợp với hệ thống tác chiến của con tàu, cấu hình cơ bản là tổ hợp 8 hoặc 12 quả tên lửa MICA. Thông tin mục tiêu được cung cấp qua radar hoặc cảm biến quang-điện tử của tàu và sau khi được khai hỏa, tên lửa sẽ hoàn toàn tự động bay đến mục tiêu (phương thức “bắn và quên”).
Tàu chiến Sigma của Việt Nam sử dụng tên lửa phòng không MICA với 12 quả tên lửa sẵn sàng phóng được đặt ngay sau pháo chính.
|
Mô hình tàu Sigma 9814 của Việt Nam với tên lửa MICA sau pháo chính 76mm.
|