Thổ Nhĩ Kỳ mua “S-300 Trung Quốc” đối phó Israel?

Google News

(Kiến Thức) - Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc có thể nhằm chuẩn bị cuộc xung đột tiềm năng với Israel.

Tờ Kommersant của Nga đã đăng tải bài viết liên quan đến cuộc trao đổi của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Bill Gates Thổ Nhĩ Kỳ Atila Sander Keller về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa HQ-9 (Hồng kỳ-9) của Trung Quốc. Đây là loại tên lửa phòng không tầm cao được Trung Quốc sao chép công nghệ mẫu S-300 của Nga.
Về vấn đề tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không của Trung Quốc, thay vì S-300 của Nga hoặc Patriot của Mỹ? Chuyên gia Atila Sander Keller cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (biến thể xuất khẩu định danh là FD-2000). Hệ thống này không giống với hệ thống Patriot của Mỹ và S-300 của Nga, nó có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa mà radar không thể phát hiện được.
 Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9.
Bài viết cũng chỉ ra, có mấy nguyên nhân thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn nhà cung cấp Trung Quốc. Chuyên gia Atila Sander Keller cho biết: “về phương diện mức độ lớn mà nói, đây là một quyết định chính trị. Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng thử mua hệ thống tương tự của Mỹ, nhưng lỗ lực này không thành công vì Quốc hội Mỹ phản đối việc bán hệ thống này. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn muốn mua máy bay trinh sát không người lái của Mỹ nhưng lại cũng không được sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Cho nên việc lựa chọn lần này của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là điều hợp lý. Bây giờ không cần phải chờ sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ”.
Ngoài ra, nguyên nhân về phương diện kinh tế có 2 điểm gồm: thứ nhất là tên lửa HQ-9 rẻ hơn nhiều so với các hệ thống phòng không khác tham gia đấu thầu; thứ 2, phương thức sản xuất của Trung Quốc đề xuất có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, 40% sản phẩm sẽ được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Do Trung Quốc đồng ý chuyển giao công nghệ, công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giảm sự phụ thuộc của đối với các nước khác.
Khi phóng viên đặt câu hỏi hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc liệu có thể đáp ứng yêu cầu an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia Atila Sander Keller cho rằng, việc lựa chọn hệ thống của Trung Quốc chính xác có thể đáp ứng yêu cầu này.
“Nếu lựa chọn hệ thống của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải chịu một số hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel căng thẳng. Một khi Thổ Nhĩ Kỳ và Israel xảy ra xung đột, NATO có thể thông qua việc điều khiển từ xa ngăn chặn việc khởi động hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng có một hệ thống phòng không có thể căn cứ vào an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ để sử dụng mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ ai”, Atila Sander Keller nói.
Biến thể xuất khẩu của HQ-9 là FD-2000 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ có tầm bắn xa khoảng 160km.
Về việc phương Tây rất không hài lòng đối với quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này sẽ mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ những khó khăn. Trả lời vấn đề này, chuyên gia Atila Sander Keller cho rằng khó khăn có thể sớm xuất hiện. Mỹ và NATO sẽ kiên quyết cho rằng HQ-9 không tương thích với hệ thống phòng không của NATO. Tuy nhiên vấn đề này không khó giải quyết, có thể nghiên cứu phát triển các chương trình phần mềm cần thiết. Một vấn đề khác là, doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc vì hợp tác với Iran và Triều Tiên mà phải chịu sự trừng phạt của Mỹ. Nhưng sự trừng phạt này có tính chất đơn phương, trong luật pháp quốc tế không có điều khoản nào cấm Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không do công ty Trung Quốc sản xuất.
Chuyên gia Atila Sander Keller cho rằng, trước khi hai bên đạt được sự thỏa thuận cụ thể, đây vẫn không phải là quyết định cuối cùng. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có thể xem xét lại đề nghị của Trung Quốc.
Bằng Hữu

Bình luận(0)