Theo tờ Chinamil, cuộc tập trận bắn đạn thật này diễn vào vào những ngày đầu tháng 5 với mục đích nâng cao toàn diện khả năng chống nhiễu, cơ động, phối hợp trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Tương tự như nhiều cuộc tập trận khác của Quân đội Trung Quốc mà báo giới nước này đăng tải, Tập trận lần này cũng không rõ địa điểm, thời gian chính thức, lực lượng tham gia. Theo một số hình đăng tải có thể tạm đoán định cuộc tập trận có sự tham gia của tên lửa đối không tầm cao HQ-2 (trong ảnh) và S-300. Trong ảnh là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-300 được Trung Quốc nhập khẩu từ Nga (khoảng 10 tiểu đoàn, gồm 160 bệ phóng).Theo một số nguồn tin, Trung Quốc mua cả 3 biến thể: S-300 PMU (tầm bắn 150km), S-300 PMU-1 (tầm bắn 150km) và S-300 PMU-2 (tầm bắn 195km). Trong ảnh là đạn tên lửa S-300 rời bệ phóng tự hành. Còn HQ-2 là loại tên lửa phòng không tầm cao thế hệ cũ mà Trung Quốc sản xuất theo công nghệ tên lửa S-75 Dvina (NATO thường gọi là SA-2) của Liên Xô. Trong ảnh là binh lính đang nạp đạn HQ-2 vào bệ phóng cố định. Tên lửa HQ-2 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao 27km, tầm bắn tối đa 34km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 190kg. Xe anten thu – phát của radar điều khiển hỏa lực thuộc hệ thống tên lửa đối không tầm cao HQ-2. Mặc dù đã bị lỗi thời về nhiều mặt (tầm bắn ngắn, cơ động kém, kháng nhiễu điện tử kém) nhưng Trung Quốc chưa có dấu hiệu cho HQ-2 về hưu. Điều đó chứng tỏ, các hệ thống tên lửa được phát triển sau này của Trung Quốc chưa đáp ứng hoàn toàn mọi yêu cầu bảo vệ vùng trời rộng lớn của nước này.
Theo tờ Chinamil, cuộc tập trận bắn đạn thật này diễn vào vào những ngày đầu tháng 5 với mục đích nâng cao toàn diện khả năng chống nhiễu, cơ động, phối hợp trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.
Tương tự như nhiều cuộc tập trận khác của Quân đội Trung Quốc mà báo giới nước này đăng tải, Tập trận lần này cũng không rõ địa điểm, thời gian chính thức, lực lượng tham gia. Theo một số hình đăng tải có thể tạm đoán định cuộc tập trận có sự tham gia của tên lửa đối không tầm cao HQ-2 (trong ảnh) và S-300.
Trong ảnh là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-300 được Trung Quốc nhập khẩu từ Nga (khoảng 10 tiểu đoàn, gồm 160 bệ phóng).
Theo một số nguồn tin, Trung Quốc mua cả 3 biến thể: S-300 PMU (tầm bắn 150km), S-300 PMU-1 (tầm bắn 150km) và S-300 PMU-2 (tầm bắn 195km). Trong ảnh là đạn tên lửa S-300 rời bệ phóng tự hành.
Còn HQ-2 là loại tên lửa phòng không tầm cao thế hệ cũ mà Trung Quốc sản xuất theo công nghệ tên lửa S-75 Dvina (NATO thường gọi là SA-2) của Liên Xô. Trong ảnh là binh lính đang nạp đạn HQ-2 vào bệ phóng cố định.
Tên lửa HQ-2 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao 27km, tầm bắn tối đa 34km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 190kg.
Xe anten thu – phát của radar điều khiển hỏa lực thuộc hệ thống tên lửa đối không tầm cao HQ-2.
Mặc dù đã bị lỗi thời về nhiều mặt (tầm bắn ngắn, cơ động kém, kháng nhiễu điện tử kém) nhưng Trung Quốc chưa có dấu hiệu cho HQ-2 về hưu. Điều đó chứng tỏ, các hệ thống tên lửa được phát triển sau này của Trung Quốc chưa đáp ứng hoàn toàn mọi yêu cầu bảo vệ vùng trời rộng lớn của nước này.