Có lẽ, thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam tuyệt vời nhất năm 2014 chính là việc nhà máy đóng tàu Ba Son đã thực hiện đóng thành công hàng loạt tàu tên lửa tấn công nhanh Project 12418 Molniya. Hiện nhà máy này đã bàn giao 2 tàu tên lửa HQ-377, HQ-378, đang nghiệm thu tàu M3, M4 và chế tạo tàu M5, M6. Project 12418 Molniya là loại tàu chiến đấu mặt nước rất hiện đại do Nga thiết kế. Lớp tàu có lượng giãn nước chỉ khoảng 500 tấn nhưng có sức tấn công mạnh mẽ với 16 tên lửa diệt hạm cùng tổ hợp pháo – tên lửa đối không tiên tiến, chính xác cao. Với sự góp mặt của 6 tàu này, năng lực tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.
Một thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam nữa cũng không kém cạnh dự án Molniya, đó là việc nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công mẫu súng trường tiến công hiện đại Galil ACE 31/32 theo giấy phép sản xuất của Israel. Các khẩu súng Galil ACE 31/32 đã được đem ra bắn thử tại trường bắn Miếu Môn trước thềm giải bắn súng ASEAN AARM-24. ACE 31/32 đạt tầm bắn hiệu quả 300-500m, tốc độ bắn 700 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 915m/s.
Ngoài Galil ACE 31/32, trong khuôn khổ các triển lãm thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam năm 2014 còn trưng bày một loạt súng bộ binh AK cải tiến, súng phóng lựu tự động, súng cối, súng không giật…do nhà máy Z111 và Z125 sản xuất. Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng nội địa.
Thành tựu công nghiệp quốc phòng nổi bật thứ 3 là việc Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không – Không quân Việt Nam đã chế tạo thành công hệ thống radar cảnh giới tầm xa RV-02 dựa trên nền tảng RV-01 hợp tác với Belarus. RV-02 đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật, ví dụ như thời gian triển khai - thu hồi giảm xuống 10-15 phút so với hệ thống cũ lên tới 45 phút đến 1 tiếng.
Một thành tựu khác của Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không – Không quân cũng rất nổi bật trong năm 2014, đó là việc các cán bộ viện đã chế tạo thành công bia bay tốc độ cao phục vụ cho tiêm kích Su-30MK2 huấn luyện chiến đấu. Các bia bay UAV-01 và UAV-02 đều đạt tốc độ cao 250-350km/h, độ cao bay gần 10.000m, được đánh giá là phù hợp với yêu cầu huấn luyện Su-30MK2.
Trong công tác bảo đảm vũ khí khí tài không quân, trong năm 2014 các đơn vị kĩ thuật tại trung đoàn, sư đoàn không quân đã đạt được một số thành tựu nhất định. Điển hình là việc đội kĩ thuật của Trung đoàn 935 đã chế tạo thành công các thiết bị kiểm tra thành phần trên radar quang điện tử của tiêm kích đa năng hiện đại nhất Việt Nam Su-30MK2.
Ngoài sáng kiến từ các đơn vị chiến đấu, nhà trường, học viện quân sự cũng đạt được nhiều thành tựu công nghiệp quốc phòng đáng nể. Điển hình nhất là việc Học viện Kĩ thuật Quân sự đã chế tạo thành công module phóng đạn rải nhiễu PK-10 có thể trang bị cho các tàu tên lửa Molniya, Project 1241RE, TT-400TP... Hệ thống này có vai trò khiến tên lửa dẫn đường bằng radar hay quang học bị mất đường ngắm. Nó được ví như là lá chắn cuối cùng trên tàu chiến.
Trong đảm bảo trang bị lục quân, ngoài việc sản xuất các loại súng trường tiến công mới thì việc chế tạo khí tài kính ngắm, giáp ERA cũng thuộc hàng thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam nổi bật nhất năm 2014. Theo đó, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự đã chế tạo và thử nghiệm thành công một loạt các khí tài quang - điện tử dùng trong tác chiến ngày đêm trang bị trên súng bắn tỉa, súng tiểu liên, pháo chống tăng, pháo phòng không...
Còn Viện Thuốc phóng, thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị cho xe tăng T-54/55, T-62 đem lại khả năng chống chịu được các đạn chống tăng RPG hay tên lửa chống tăng.
Có lẽ, thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam tuyệt vời nhất năm 2014 chính là việc nhà máy đóng tàu Ba Son đã thực hiện đóng thành công hàng loạt tàu tên lửa tấn công nhanh Project 12418 Molniya. Hiện nhà máy này đã bàn giao 2 tàu tên lửa HQ-377, HQ-378, đang nghiệm thu tàu M3, M4 và chế tạo tàu M5, M6.
Project 12418 Molniya là loại tàu chiến đấu mặt nước rất hiện đại do Nga thiết kế. Lớp tàu có lượng giãn nước chỉ khoảng 500 tấn nhưng có sức tấn công mạnh mẽ với 16 tên lửa diệt hạm cùng tổ hợp pháo – tên lửa đối không tiên tiến, chính xác cao. Với sự góp mặt của 6 tàu này, năng lực tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.
Một thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam nữa cũng không kém cạnh dự án Molniya, đó là việc nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công mẫu súng trường tiến công hiện đại Galil ACE 31/32 theo giấy phép sản xuất của Israel. Các khẩu súng Galil ACE 31/32 đã được đem ra bắn thử tại trường bắn Miếu Môn trước thềm giải bắn súng ASEAN AARM-24. ACE 31/32 đạt tầm bắn hiệu quả 300-500m, tốc độ bắn 700 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 915m/s.
Ngoài Galil ACE 31/32, trong khuôn khổ các triển lãm thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam năm 2014 còn trưng bày một loạt súng bộ binh AK cải tiến, súng phóng lựu tự động, súng cối, súng không giật…do nhà máy Z111 và Z125 sản xuất. Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng nội địa.
Thành tựu công nghiệp quốc phòng nổi bật thứ 3 là việc Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không – Không quân Việt Nam đã chế tạo thành công hệ thống radar cảnh giới tầm xa RV-02 dựa trên nền tảng RV-01 hợp tác với Belarus. RV-02 đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật, ví dụ như thời gian triển khai - thu hồi giảm xuống 10-15 phút so với hệ thống cũ lên tới 45 phút đến 1 tiếng.
Một thành tựu khác của Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không – Không quân cũng rất nổi bật trong năm 2014, đó là việc các cán bộ viện đã chế tạo thành công bia bay tốc độ cao phục vụ cho tiêm kích Su-30MK2 huấn luyện chiến đấu. Các bia bay UAV-01 và UAV-02 đều đạt tốc độ cao 250-350km/h, độ cao bay gần 10.000m, được đánh giá là phù hợp với yêu cầu huấn luyện Su-30MK2.
Trong công tác bảo đảm vũ khí khí tài không quân, trong năm 2014 các đơn vị kĩ thuật tại trung đoàn, sư đoàn không quân đã đạt được một số thành tựu nhất định. Điển hình là việc đội kĩ thuật của Trung đoàn 935 đã chế tạo thành công các thiết bị kiểm tra thành phần trên radar quang điện tử của tiêm kích đa năng hiện đại nhất Việt Nam Su-30MK2.
Ngoài sáng kiến từ các đơn vị chiến đấu, nhà trường, học viện quân sự cũng đạt được nhiều thành tựu công nghiệp quốc phòng đáng nể. Điển hình nhất là việc Học viện Kĩ thuật Quân sự đã chế tạo thành công module phóng đạn rải nhiễu PK-10 có thể trang bị cho các tàu tên lửa Molniya, Project 1241RE, TT-400TP... Hệ thống này có vai trò khiến tên lửa dẫn đường bằng radar hay quang học bị mất đường ngắm. Nó được ví như là lá chắn cuối cùng trên tàu chiến.
Trong đảm bảo trang bị lục quân, ngoài việc sản xuất các loại súng trường tiến công mới thì việc chế tạo khí tài kính ngắm, giáp ERA cũng thuộc hàng thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam nổi bật nhất năm 2014. Theo đó, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự đã chế tạo và thử nghiệm thành công một loạt các khí tài quang - điện tử dùng trong tác chiến ngày đêm trang bị trên súng bắn tỉa, súng tiểu liên, pháo chống tăng, pháo phòng không...
Còn Viện Thuốc phóng, thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị cho xe tăng T-54/55, T-62 đem lại khả năng chống chịu được các đạn chống tăng RPG hay tên lửa chống tăng.