Hiện nay, S-75M3 Volga hay thường được biết đến nhiều với tên gọi tên lửa phòng không SAM-2 (định danh chung của NATO dành cho dòng tên lửa S-75 Dvina/Desna/Volga của Liên Xô) vẫn là một trong những tổ hợp phòng không tầm cao chủ lực của QĐND Việt Nam. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tên lửa SAM-2 đã bắn rơi nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Mỹ, trong đó có cả siêu pháo đài bay B-52.Tuy nhiên, loại vũ khí nào cũng có giới hạn và tuổi thọ của nó, tên lửa SAM-2 cũng vậy. Sớm muộn các tổ hợp SAM-2 hay cũng là S-75M3 Volga cũng phải tới lúc nghỉ hưu khi hết niên hạn sử dụng. Dẫu vậy, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, chúng ta chưa có đủ kinh phí để thay thế hoàn toàn SAM-2 trong thời gian ngắn, thì giải pháp nâng cấp là lựa chọn rất khả thi.Hiện nay, Ukraine đang gới thiệu gói nâng cấp S-75M3L Volga-A cho phép kéo dài được thời gian sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không S-75M3 Volga lên tới 15 năm, đồng thời cải tiến hiệu suất tác chiến của toàn hệ thống. Đó là một trong những giải pháp khả thi nhất mà Việt Nam có thể quan tâm nếu muốn nâng cấp S-75M3 Volga hay là SAM-2 huyền thoại.Hệ thống tên lửa phòng không S-75M3L Volga A được thiết kế để bảo vệ ở tầm thấp, trung, cao các cơ sở công nghiệp, quân sự quan trọng trước mọi cuộc tấn công đường không. Một hệ thống cơ bản gồm: Đài điều khiển tên lửa RSN-75B3A gồm cabin thu - phát sóng PV-A và xe điều khiển UV-A; cụm chiến đấu SM-RB-75V-1-A (gồm 6 bệ phóng SM-90MA); trạm cung cấp điện tự hành SAES-A; đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu P-18ML và đài đo cao PRV-160ML; đạn tên lửa kiểu 20D và 5Ya23 và các bộ khí tài vận tải tên lửa.Theo các tài liệu của công ty Ukraine, sau nâng cấp tên lửa SAM-2 có khả năng phát hiện và tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bao gồm cả những mục tiêu kích cỡ nhỏ (như tên lửa hành trình) được sản xuất theo công nghệ tàng hình. Ảnh đồ họa đài điều khiển RSN-75B3A của tổ hợp S-75M3L Volga A nâng cấp.Hệ thống mới tăng khả năng kháng nhiễu đối phó với mọi biện pháp gây nhiễu chủ động và thụ động nhờ vào ứng dụng công nghệ phần cứng mới, các phương pháp bảo vệ chống nhiễu và phương pháp xử lý tín hiệu.Tự động hóa các qui trình kiểm soát từ các chỉ huy cấp cao, thu thập dữ liệu radar trinh sát, phát hiện mục tiêu và theo dõi; chuẩn bị và phóng tên lửa, kiểm soát tình trạng kỹ thuật hệ thống...Hệ thống radar điều khiển tên lửa sau cải tiến cung cấp khả năng bắn tới ba tên lửa cùng lúc, một tên lửa cho một mục tiêu. Khi chưa nâng cấp, việc này là không thể thực hiện được với hệ thống lỗi thời như SAM-2.Đài điều khiển tên lửa còn được bổ sung kênh ngắm bắng quang điện – TV.Việc nâng cấp cũng tăng cường độ tin cậy khi hoạt động tác chiến, tăng thời gian sửa chữa trung binh giữa hai lần lỗi tới 1.500 giờ nhờ thay thế tới 90% thiết bị analog bằng thiết bị kỹ thuật số.Gói nâng cấp góp phần giảm bớt thành phần trong một hệ thống, qua đó giảm tiêu thụ điện năng.Hệ thống tên lửa S-75M3L Volga A có thể hoạt động trong chế độ tự trị và chế độ kiểm soát tập trung như là một phần của hệ thống tên lửa phòng không. Trong trường hợp này, việc chỉ thị mục tiêu cho S-75M3L được thực hiện từ trạm chỉ huy cơ động tự động.Theo nhà thiết kế, sau nâng cấp, S-75M3L có thể phá hủy các loại máy bay chiến đấu chiến thuật và chiến lược, máy bay trinh sát tốc độ cao, trực thăng và tên lửa hành trình với mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar 0,1m.Đạn tên lửa 20D của hệ thống đạt tầm bắn từ 7-43km, độ cao bắn hạ 3.000-30.000m, trọng lượng đầu đạn nặng 196kg.
Hiện nay, S-75M3 Volga hay thường được biết đến nhiều với tên gọi tên lửa phòng không SAM-2 (định danh chung của NATO dành cho dòng tên lửa S-75 Dvina/Desna/Volga của Liên Xô) vẫn là một trong những tổ hợp phòng không tầm cao chủ lực của QĐND Việt Nam. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tên lửa SAM-2 đã bắn rơi nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Mỹ, trong đó có cả siêu pháo đài bay B-52.
Tuy nhiên, loại vũ khí nào cũng có giới hạn và tuổi thọ của nó, tên lửa SAM-2 cũng vậy. Sớm muộn các tổ hợp SAM-2 hay cũng là S-75M3 Volga cũng phải tới lúc nghỉ hưu khi hết niên hạn sử dụng. Dẫu vậy, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, chúng ta chưa có đủ kinh phí để thay thế hoàn toàn SAM-2 trong thời gian ngắn, thì giải pháp nâng cấp là lựa chọn rất khả thi.
Hiện nay, Ukraine đang gới thiệu gói nâng cấp S-75M3L Volga-A cho phép kéo dài được thời gian sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không S-75M3 Volga lên tới 15 năm, đồng thời cải tiến hiệu suất tác chiến của toàn hệ thống. Đó là một trong những giải pháp khả thi nhất mà Việt Nam có thể quan tâm nếu muốn nâng cấp S-75M3 Volga hay là SAM-2 huyền thoại.
Hệ thống tên lửa phòng không S-75M3L Volga A được thiết kế để bảo vệ ở tầm thấp, trung, cao các cơ sở công nghiệp, quân sự quan trọng trước mọi cuộc tấn công đường không. Một hệ thống cơ bản gồm: Đài điều khiển tên lửa RSN-75B3A gồm cabin thu - phát sóng PV-A và xe điều khiển UV-A; cụm chiến đấu SM-RB-75V-1-A (gồm 6 bệ phóng SM-90MA); trạm cung cấp điện tự hành SAES-A; đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu P-18ML và đài đo cao PRV-160ML; đạn tên lửa kiểu 20D và 5Ya23 và các bộ khí tài vận tải tên lửa.
Theo các tài liệu của công ty Ukraine, sau nâng cấp tên lửa SAM-2 có khả năng phát hiện và tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bao gồm cả những mục tiêu kích cỡ nhỏ (như tên lửa hành trình) được sản xuất theo công nghệ tàng hình. Ảnh đồ họa đài điều khiển RSN-75B3A của tổ hợp S-75M3L Volga A nâng cấp.
Hệ thống mới tăng khả năng kháng nhiễu đối phó với mọi biện pháp gây nhiễu chủ động và thụ động nhờ vào ứng dụng công nghệ phần cứng mới, các phương pháp bảo vệ chống nhiễu và phương pháp xử lý tín hiệu.
Tự động hóa các qui trình kiểm soát từ các chỉ huy cấp cao, thu thập dữ liệu radar trinh sát, phát hiện mục tiêu và theo dõi; chuẩn bị và phóng tên lửa, kiểm soát tình trạng kỹ thuật hệ thống...
Hệ thống radar điều khiển tên lửa sau cải tiến cung cấp khả năng bắn tới ba tên lửa cùng lúc, một tên lửa cho một mục tiêu. Khi chưa nâng cấp, việc này là không thể thực hiện được với hệ thống lỗi thời như SAM-2.
Đài điều khiển tên lửa còn được bổ sung kênh ngắm bắng quang điện – TV.
Việc nâng cấp cũng tăng cường độ tin cậy khi hoạt động tác chiến, tăng thời gian sửa chữa trung binh giữa hai lần lỗi tới 1.500 giờ nhờ thay thế tới 90% thiết bị analog bằng thiết bị kỹ thuật số.
Gói nâng cấp góp phần giảm bớt thành phần trong một hệ thống, qua đó giảm tiêu thụ điện năng.
Hệ thống tên lửa S-75M3L Volga A có thể hoạt động trong chế độ tự trị và chế độ kiểm soát tập trung như là một phần của hệ thống tên lửa phòng không. Trong trường hợp này, việc chỉ thị mục tiêu cho S-75M3L được thực hiện từ trạm chỉ huy cơ động tự động.
Theo nhà thiết kế, sau nâng cấp, S-75M3L có thể phá hủy các loại máy bay chiến đấu chiến thuật và chiến lược, máy bay trinh sát tốc độ cao, trực thăng và tên lửa hành trình với mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar 0,1m.
Đạn tên lửa 20D của hệ thống đạt tầm bắn từ 7-43km, độ cao bắn hạ 3.000-30.000m, trọng lượng đầu đạn nặng 196kg.