Trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đánh B-52 cuối năm 1972, bộ đội tên lửa Việt Nam rất khó khăn trong việc phóng đạn vì Không quân Mỹ chế áp điện tử rất mạnh. Biện pháp chế áp điện tử của chúng chủ yếu là gây nhiễu các radar với nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực khiến các màn hình radar trắng xóa. Thậm chí Mỹ còn sử dụng tên lửa Shrike để bám theo cánh sóng radar mà tiêu diệt các đài radar của ta.Trong khi đó, để thực hành bắn một quả tên lửa SAM-2 thì cần dựa vào các radar sục sạo mục tiêu, radar ngắm bắn và radar điều khiển tên lửa. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Không quân Mỹ, các radar này đều bị gây nhiễu rất mạnh. Màn hình hiện sóng nhiễu loạn với rất nhiều loại nhiễu như đã kể trên. Bởi vậy bộ đội tên lửa không thể bắn theo cách thông thường như lý thuyết.Vì thế trong chiến dịch đánh B-52, bộ đội tên lửa Việt Nam chủ yếu sử dụng hai phương pháp bắn chính để đối phó với việc radar bị gây nhiễu. Hai phương pháp đó là phương pháp 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc.Theo hồi ký Bảo vệ bầu trời của Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, phương pháp bắn 3 điểm được bắt đầu thí điểm từ năm 1967 khi các radar của ta bị Không quân Mỹ gây nhiễu quá nặng, không thể phát hiện được mục tiêu. Trong ảnh là màn hiện sóng radar bị gây nhiễu.Thế nào là bắn theo phương pháp 3 điểm? Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Quân đội nhân dân, ông Đinh Thế Văn, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) nói rằng: Ba điểm là ấn nút bắn mục tiêu, khi đài ra-đa, tên lửa và mục tiêu (nhiễu máy bay B-52) trên một đường thẳng. Trong ảnh là sơ đồ tác chiến của Không quân Mỹ.Ưu điểm của phương pháp bắn này là không phát sóng “vạch nhiễu tìm B-52” nên tránh được tên lửa Shrike của địch bắn trở lại trận địa. Tuy nhiên cách này không phát huy được tên lửa bắn tự động và thường phải bắn một lúc nhiều tên lửa mới đảm bảo. Trong ảnh là máy bay F-16 đang phóng tên lửa Shrike.Một cách bắn khác là bắn vượt trước nửa góc. Theo giải thích của ông Đinh Thế Văn thì “vượt nửa góc” nghĩa là quả tên lửa của ta điều khiển lên sao cho phải luôn luôn đón trước nửa góc với mục tiêu. Khi đến điểm mà góc bằng không là tên lửa tự động bắn mục tiêu. Trong ảnh là chiếc EA6B chuyên gây nhiễu ngoài đội hình cho Không quân Mỹ.Cách đánh này đã chứng minh hiệu quả khi Tiểu đoàn 77 của ông Văn sử dụng nó và bắn rơi được B-52 tại chỗ vào đêm 19/12/1972. Chiếc B-52 bị trúng tên lửa của tiểu đoàn ông và rơi xuống xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (nay là Thanh Oai – Hà Nội) lúc 4h39 phút.Tuy nhiên, bắn bằng phương pháp “vượt nửa góc” có sự nguy hiểm vì phải phát sóng radar để sục sạo mục tiêu nên dễ bị máy bay địch phóng tên lửa Shrike theo cánh sóng radar để phá hủy trận địa. Để khắc phục điều này, kíp chiến đấu phải có kỹ năng điêu luyện.Toàn kíp chiến đấu gồm tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển, 3 trắc thủ phải hiệp đồng chặt chẽ, phải nhuần nhuyễn trong thao tác để sao cho trong vòng 60 giây đã hoàn thành một trận đánh. Trong khoảng thời gian đó, trắc thủ sẽ phát sóng radar để sục sạo mục tiêu và phóng tên lửa SAM-2. Nhưng nếu thấy địch bắn Shrike là lập tức tắt sóng radar để tên lửa Shrike mất phương hướng và rơi ra ngoài trận địa. Trong ảnh là sơ đồ bố trí các tiểu đoàn tên lửa của ta ở Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972.
Trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đánh B-52 cuối năm 1972, bộ đội tên lửa Việt Nam rất khó khăn trong việc phóng đạn vì Không quân Mỹ chế áp điện tử rất mạnh. Biện pháp chế áp điện tử của chúng chủ yếu là gây nhiễu các radar với nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực khiến các màn hình radar trắng xóa. Thậm chí Mỹ còn sử dụng tên lửa Shrike để bám theo cánh sóng radar mà tiêu diệt các đài radar của ta.
Trong khi đó, để thực hành bắn một quả tên lửa SAM-2 thì cần dựa vào các radar sục sạo mục tiêu, radar ngắm bắn và radar điều khiển tên lửa. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Không quân Mỹ, các radar này đều bị gây nhiễu rất mạnh. Màn hình hiện sóng nhiễu loạn với rất nhiều loại nhiễu như đã kể trên. Bởi vậy bộ đội tên lửa không thể bắn theo cách thông thường như lý thuyết.
Vì thế trong chiến dịch đánh B-52, bộ đội tên lửa Việt Nam chủ yếu sử dụng hai phương pháp bắn chính để đối phó với việc radar bị gây nhiễu. Hai phương pháp đó là phương pháp 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc.
Theo hồi ký Bảo vệ bầu trời của Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, phương pháp bắn 3 điểm được bắt đầu thí điểm từ năm 1967 khi các radar của ta bị Không quân Mỹ gây nhiễu quá nặng, không thể phát hiện được mục tiêu. Trong ảnh là màn hiện sóng radar bị gây nhiễu.
Thế nào là bắn theo phương pháp 3 điểm? Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Quân đội nhân dân, ông Đinh Thế Văn, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) nói rằng: Ba điểm là ấn nút bắn mục tiêu, khi đài ra-đa, tên lửa và mục tiêu (nhiễu máy bay B-52) trên một đường thẳng. Trong ảnh là sơ đồ tác chiến của Không quân Mỹ.
Ưu điểm của phương pháp bắn này là không phát sóng “vạch nhiễu tìm B-52” nên tránh được tên lửa Shrike của địch bắn trở lại trận địa. Tuy nhiên cách này không phát huy được tên lửa bắn tự động và thường phải bắn một lúc nhiều tên lửa mới đảm bảo. Trong ảnh là máy bay F-16 đang phóng tên lửa Shrike.
Một cách bắn khác là bắn vượt trước nửa góc. Theo giải thích của ông Đinh Thế Văn thì “vượt nửa góc” nghĩa là quả tên lửa của ta điều khiển lên sao cho phải luôn luôn đón trước nửa góc với mục tiêu. Khi đến điểm mà góc bằng không là tên lửa tự động bắn mục tiêu. Trong ảnh là chiếc EA6B chuyên gây nhiễu ngoài đội hình cho Không quân Mỹ.
Cách đánh này đã chứng minh hiệu quả khi Tiểu đoàn 77 của ông Văn sử dụng nó và bắn rơi được B-52 tại chỗ vào đêm 19/12/1972. Chiếc B-52 bị trúng tên lửa của tiểu đoàn ông và rơi xuống xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (nay là Thanh Oai – Hà Nội) lúc 4h39 phút.
Tuy nhiên, bắn bằng phương pháp “vượt nửa góc” có sự nguy hiểm vì phải phát sóng radar để sục sạo mục tiêu nên dễ bị máy bay địch phóng tên lửa Shrike theo cánh sóng radar để phá hủy trận địa. Để khắc phục điều này, kíp chiến đấu phải có kỹ năng điêu luyện.
Toàn kíp chiến đấu gồm tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển, 3 trắc thủ phải hiệp đồng chặt chẽ, phải nhuần nhuyễn trong thao tác để sao cho trong vòng 60 giây đã hoàn thành một trận đánh. Trong khoảng thời gian đó, trắc thủ sẽ phát sóng radar để sục sạo mục tiêu và phóng tên lửa SAM-2. Nhưng nếu thấy địch bắn Shrike là lập tức tắt sóng radar để tên lửa Shrike mất phương hướng và rơi ra ngoài trận địa. Trong ảnh là sơ đồ bố trí các tiểu đoàn tên lửa của ta ở Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972.