Tháng 12/1939, quân đội Xô viết bắt đầu đưa vào biên chế và sử dụng mẫu xe tăng nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, chiếc xe tăng đã trở thành biểu tượng của những người lính Hồng quân, đó là xe tăng huyền thoại T-34.Thời gian đầu của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, xe tăng T-34 đã thể hiện rất tốt và cho thấy sự vượt trội so với các loại xe tăng của đối phương. Tuy nhiên, theo thời gian cuộc chiến, pháo 76 mm trên xe đã trở nên lỗi thời.Trong trận chiến Vòng cung Kursk mùa hè năm 1943, quân Đức đưa vào sử dụng xe tăng hạng trung Panther được trang bị pháo 75 mm và tăng hạng nặng Tiger với lớp giáp được bọc thép dày và trang bị pháo cỡ nòng 88 mm.Việc đối chọi với những cỗ xe tăng được mệnh danh là “dã thú săn mồi” này trở nên khó khăn hơn cho T-34. Trận đấu tăng lớn nhất diễn ra ngày 12/7/1943 Liên Xô phải sử dụng tối đa mọi khả năng của phương tiện chiến đấu và chịu tổn thất không nhỏ.Đến tháng 8/1943, Liên Xô đã bắt đầu có ý tưởng thay thế pháo 76 mm bằng việc lắp pháo 85 mm lên xe tăng T-34. Đây là sự khởi đầu mang tính lịch sử cho việc ra đời của T-34-85.Những chiếc T-34 nguyên bản đã được hiện đại hóa trong thời hạn ngắn nhất có thể, sau khi được nâng cấp xe tăng có lớp giáp 90 mm phía trước và 75 mm thân xe, tháp pháo mới và trang bị pháo nòng dài 85 mm.T-34-85 đã có thể giao tranh ngang sức với dòng xe tăng Panther của Đức về mọi chỉ số và lao vào cuộc đối đầu với xe tăng Tiger với lợi thế về khả năng cơ động linh hoạt và tốc độ.Trên cơ sở T-34, các kỹ sư Liên Xô đã tạo ra các loại pháo tự hành như SU-85 và SU-100. Những khẩu pháo tự hành được tạo ra chính là dành cho cuộc chiến chống xe tăng hạng nặng của Đức, vì thế những người lính Hồng quân đã tặng cho nó biệt danh “Zveroboi” tức là “Người thuần dưỡng Hổ”.T-34-85 trở thành lực lượng xe tăng tấn công chính của Hồng quân ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Vào mùa xuân năm 1945, những cỗ chiến xa đã tấn công Berlin và trở thành một phần của Chiến thắng vĩ đại trước Đức Quốc xã.Năm 1950, Liên Xô ngừng sản xuất hoàn toàn dòng xe tăng T-34-85, nhưng mẫu tăng này vẫn được cấp phép sản xuất ở Ba Lan và Tiệp Khắc cho đến năm 1958. Có hơn 84 nghìn chiếc xe tăng T-34 với nhiều biến thể khác nhau đã được chế tạo.Xe tăng T-34-85 đã tham gia vào hầu hết các cuộc xung đột vũ trang của nửa sau thế kỷ 20 và thậm chí vẫn còn tồn tại đến tận thế kỷ 21. Chiếc xe tăng huyền thoại đã xung trận ở Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh.Nhiều chuyên gia quân sự, kể cả của phương Tây đều thừa nhận, T-34 là xe tăng hạng trung xuất sắc nhất của Thế chiến II và là một trong những mẫu xe tăng tốt nhất của thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Warhistory. Cỗ xe tăng T-34 huyền thoại mang biệt danh "bạn gái chiến trường" của Liên Xô. Nguồn: Sputnik.
Tháng 12/1939, quân đội Xô viết bắt đầu đưa vào biên chế và sử dụng mẫu xe tăng nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, chiếc xe tăng đã trở thành biểu tượng của những người lính Hồng quân, đó là xe tăng huyền thoại T-34.
Thời gian đầu của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, xe tăng T-34 đã thể hiện rất tốt và cho thấy sự vượt trội so với các loại xe tăng của đối phương. Tuy nhiên, theo thời gian cuộc chiến, pháo 76 mm trên xe đã trở nên lỗi thời.
Trong trận chiến Vòng cung Kursk mùa hè năm 1943, quân Đức đưa vào sử dụng xe tăng hạng trung Panther được trang bị pháo 75 mm và tăng hạng nặng Tiger với lớp giáp được bọc thép dày và trang bị pháo cỡ nòng 88 mm.
Việc đối chọi với những cỗ xe tăng được mệnh danh là “dã thú săn mồi” này trở nên khó khăn hơn cho T-34. Trận đấu tăng lớn nhất diễn ra ngày 12/7/1943 Liên Xô phải sử dụng tối đa mọi khả năng của phương tiện chiến đấu và chịu tổn thất không nhỏ.
Đến tháng 8/1943, Liên Xô đã bắt đầu có ý tưởng thay thế pháo 76 mm bằng việc lắp pháo 85 mm lên xe tăng T-34. Đây là sự khởi đầu mang tính lịch sử cho việc ra đời của T-34-85.
Những chiếc T-34 nguyên bản đã được hiện đại hóa trong thời hạn ngắn nhất có thể, sau khi được nâng cấp xe tăng có lớp giáp 90 mm phía trước và 75 mm thân xe, tháp pháo mới và trang bị pháo nòng dài 85 mm.
T-34-85 đã có thể giao tranh ngang sức với dòng xe tăng Panther của Đức về mọi chỉ số và lao vào cuộc đối đầu với xe tăng Tiger với lợi thế về khả năng cơ động linh hoạt và tốc độ.
Trên cơ sở T-34, các kỹ sư Liên Xô đã tạo ra các loại pháo tự hành như SU-85 và SU-100. Những khẩu pháo tự hành được tạo ra chính là dành cho cuộc chiến chống xe tăng hạng nặng của Đức, vì thế những người lính Hồng quân đã tặng cho nó biệt danh “Zveroboi” tức là “Người thuần dưỡng Hổ”.
T-34-85 trở thành lực lượng xe tăng tấn công chính của Hồng quân ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Vào mùa xuân năm 1945, những cỗ chiến xa đã tấn công Berlin và trở thành một phần của Chiến thắng vĩ đại trước Đức Quốc xã.
Năm 1950, Liên Xô ngừng sản xuất hoàn toàn dòng xe tăng T-34-85, nhưng mẫu tăng này vẫn được cấp phép sản xuất ở Ba Lan và Tiệp Khắc cho đến năm 1958. Có hơn 84 nghìn chiếc xe tăng T-34 với nhiều biến thể khác nhau đã được chế tạo.
Xe tăng T-34-85 đã tham gia vào hầu hết các cuộc xung đột vũ trang của nửa sau thế kỷ 20 và thậm chí vẫn còn tồn tại đến tận thế kỷ 21. Chiếc xe tăng huyền thoại đã xung trận ở Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Nhiều chuyên gia quân sự, kể cả của phương Tây đều thừa nhận, T-34 là xe tăng hạng trung xuất sắc nhất của Thế chiến II và là một trong những mẫu xe tăng tốt nhất của thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cỗ xe tăng T-34 huyền thoại mang biệt danh "bạn gái chiến trường" của Liên Xô. Nguồn: Sputnik.