Trong trang bị lực lượng pháo phòng không Việt Nam từ khi thành lập tới nay, 100mm KS-19 là khẩu pháo phòng không có cỡ nòng lớn nhất. Một số lượng không xác định đã được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ và được sử dụng rất hiệu quả.Khẩu pháo phòng không 100mm KS-19 trong ảnh thuộc biên chế Đại đội 171, Trung đoàn 240 bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên và là chiếc thứ 100 tại Hải Phòng ngày 1/7/1965 và ngày 26/5/1967. Ngoài chiến công này, cũng bằng pháo 100mm, ngày 19/12/1972, bộ đội Quân khu Việt Bắc theo phương án đánh trực tiếp bằng tay quay từ thông số dữ liệu của tổng trạm radar cấp trên đã bắn rơi một “pháo đài bay” B-52 của Không lực Mỹ.Đại pháo phòng không 100mm KS-19 do L.V. Lulyev thiết kế phát triển cuối năm 1945 theo yêu cầu của Hồng quân Liên Xô nhằm chống các máy bay ném bom ở tầm cao 10.000m. Khoảng 10.000 khẩu được sản xuất từ 1947-1957 trang bị cho bộ đội phòng không Liên Xô và khoảng 10 quốc gia trên thế giới.Pháo KS-19 dài 9,45m, rộng 2,35m, cao 2,2m, trọng lượng 9,5 tấn. Và phải cần tới 7 pháo thủ để vận hành khẩu pháo này.Cận cảnh bộ phận nạp đạn pháo KS-19 100mm trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.Hệ thống pháo được đặt trên xe kéo 4 bánh, khi di chuyển xa người ta phải dùng xe vận tải bánh lốp hoặc xe bánh xích.Góc nâng hạ nòng -8 đến +85 độ.Pháo 100mm tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn hiệu quả 13.700m và tối đa là 15.000m.Ngoài vai trò phòng không, chức năng thứ hai của KS-19 là tấn công mục tiêu mặt đất. Khi hạ nòng, KS-19 có thể xuyên giáp (xe tăng, xe bọc thép) dày 185mm ở khoảng cách 1.000m. Ảnh: tấm thép chắn đạn pháo thủ bố trí ở hai bên cụm nòng pháo.Với kíp pháo thủ thành thạo, tốc độ bắn có thể đạt tới 14-15 phát/phút.Khi tác chiến, ngoài phương tiện quan sát quang học, pháo phòng không KS-19 còn được trang bị đài radar bắt mục tiêu SON-9 (cự ly phát hiện 50km, cự ly theo dõi 22km) và máy chỉ huy PUAZO-6/19 để tấn công chính xác hơn. Hệ thống radar SON-9 có thể dùng chung cho pháo 57mm có trong biên chế phòng không Việt Nam.
Trong trang bị lực lượng pháo phòng không Việt Nam từ khi thành lập tới nay, 100mm KS-19 là khẩu pháo phòng không có cỡ nòng lớn nhất. Một số lượng không xác định đã được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ và được sử dụng rất hiệu quả.
Khẩu pháo phòng không 100mm KS-19 trong ảnh thuộc biên chế Đại đội 171, Trung đoàn 240 bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên và là chiếc thứ 100 tại Hải Phòng ngày 1/7/1965 và ngày 26/5/1967. Ngoài chiến công này, cũng bằng pháo 100mm, ngày 19/12/1972, bộ đội Quân khu Việt Bắc theo phương án đánh trực tiếp bằng tay quay từ thông số dữ liệu của tổng trạm radar cấp trên đã bắn rơi một “pháo đài bay” B-52 của Không lực Mỹ.
Đại pháo phòng không 100mm KS-19 do L.V. Lulyev thiết kế phát triển cuối năm 1945 theo yêu cầu của Hồng quân Liên Xô nhằm chống các máy bay ném bom ở tầm cao 10.000m. Khoảng 10.000 khẩu được sản xuất từ 1947-1957 trang bị cho bộ đội phòng không Liên Xô và khoảng 10 quốc gia trên thế giới.
Pháo KS-19 dài 9,45m, rộng 2,35m, cao 2,2m, trọng lượng 9,5 tấn. Và phải cần tới 7 pháo thủ để vận hành khẩu pháo này.
Cận cảnh bộ phận nạp đạn pháo KS-19 100mm trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Hệ thống pháo được đặt trên xe kéo 4 bánh, khi di chuyển xa người ta phải dùng xe vận tải bánh lốp hoặc xe bánh xích.
Góc nâng hạ nòng -8 đến +85 độ.
Pháo 100mm tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn hiệu quả 13.700m và tối đa là 15.000m.
Ngoài vai trò phòng không, chức năng thứ hai của KS-19 là tấn công mục tiêu mặt đất. Khi hạ nòng, KS-19 có thể xuyên giáp (xe tăng, xe bọc thép) dày 185mm ở khoảng cách 1.000m. Ảnh: tấm thép chắn đạn pháo thủ bố trí ở hai bên cụm nòng pháo.
Với kíp pháo thủ thành thạo, tốc độ bắn có thể đạt tới 14-15 phát/phút.
Khi tác chiến, ngoài phương tiện quan sát quang học, pháo phòng không KS-19 còn được trang bị đài radar bắt mục tiêu SON-9 (cự ly phát hiện 50km, cự ly theo dõi 22km) và máy chỉ huy PUAZO-6/19 để tấn công chính xác hơn. Hệ thống radar SON-9 có thể dùng chung cho pháo 57mm có trong biên chế phòng không Việt Nam.