Trước khi các tàu tên lửa Komar với các tên lửa chống hạm P-15 Termit xuất hiện, loại tàu chiến chủ lực tốt nhất, có thể gây nguy hiểm tới các tàu chiến Mỹ là tàu phóng ngư lôi thừa sức đánh chìm tàu cỡ vài nghìn tấn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.Hai loại tàu phóng lôi tốt nhất của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ gồm: 12 chiếc Project 123K có lượng giãn nước 22,5 tấn, tốc độ tối đa 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng cỡ 450mm TTKA-45 mang hai ngư lôi 45-36 và 6 bom chìm BM-1; 6 chiếc Project 183 có lượng giãn nước khoảng 55-60 tấn, tốc độ đạt đến 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng ngư lôi TTKA-53 cỡ 533mm.Cùng với các tàu phóng lôi, Liên Xô cung cấp nhiều loại ngư lôi cỡ 450mm và 533mm để Việt Nam trang bị cho các tàu làm nhiệm vụ chiến đấu chống các tàu chiến Mỹ.Theo cuốn Vietnam: Naval And Riverine Weapons, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam các loại ngư lôi chống tàu/chống ngầm 45-36N/NU được Liên Xô sản xuất trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, các ngư lôi mà Việt Nam nhận được thì do Trung Quốc sản xuất theo mẫu từ Liên Xô.Ngư lôi 45-36N/NU có chiều dài 45m, đường kính thân 450mm, nặng 1 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 284,2kg, tầm bắn 3.000m nếu bơi tốc độ 41 hải lý/h và lên tới 6.000m nếu bơi 32 hải lý/h. Những quả ngư lôi này đã được sử dụng trên các tàu phóng lôi Project 123K trong trận đánh tàu USS Maddox trên vịnh Bắc Bộ.Liên Xô cũng cung cấp cho Việt Nam ngư lôi 533mm kiểu 53-39 - phiên bản nâng cấp của mẫu 53-38 được chế tạo năm 1938. Trung Quốc được phép sản xuất 53-59 từ giữa những năm 1950 rồi sau đó cung cấp cho Việt Nam.Ngư lôi này dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 1,6 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 300kg, tầm bắn 4.000m nếu bơi tốc độ cao 44,5 hải lý/h và nếu muốn bắn xa đến 10.000m thì tốc độ chỉ còn 30,5 hải lý/h.Nhìn chung ngư lôi mà phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng công nghệ cũ, hệ thống dẫn đường lạc hậu, tầm bắn rất ngắn – nằm trong tầm pháo của địch nên khó tiếp cận để bắn hiệu quả. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, các tàu phóng lôi của HQND Việt Nam rất khó tiếp cận tấn công gây thiệt hại lớn cho các tàu khu trục, tuần dương của Mỹ.Dẫu vậy, nếu tác chiến trong một đội hình hỗn hợp gồm các tàu phòng không, tàu tên lửa thì tàu phóng lôi vẫn sẽ rất hữu hiệu với tàu chiến cỡ lớn (như tàu đổ bộ, tàu vận tải). Chỉ cần một phát bắn, tàu địch có thể sẽ mất khả năng tác chiến tức thì. Chính vì thế, hiện HQND Việt Nam vẫn giữ lại một số tàu phóng ngư lôi trong biên chế, chủ yếu là hai lớp tàu Project 206M Turya (ảnh) và Project 205 Shershen.Hai loại tàu này đều được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép mang phóng ngư lôi chống tàu họ 53-56 (gồm biến thể V, VA, K) hoặc 4 ngư lôi USET-80. Ảnh: Tàu phóng lôi Project 205 Shershen của Việt Nam.Ngư lôi 53-56 dài 7,7m, đường kính thân 533mm, nặng 2 tấn, trang bị phần chiến đấu chứa 400kg thuốc nổ TNT, đạt tầm bắn 4.000-8.000m tùy tốc độ 50-40 hải lý/h.Loại ngư lôi này không có đầu tự dẫn mà tàu mang phóng phải bắn theo kiểu bắn đón nên độ chính xác hơi kém.
Trước khi các tàu tên lửa Komar với các tên lửa chống hạm P-15 Termit xuất hiện, loại tàu chiến chủ lực tốt nhất, có thể gây nguy hiểm tới các tàu chiến Mỹ là tàu phóng ngư lôi thừa sức đánh chìm tàu cỡ vài nghìn tấn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Hai loại tàu phóng lôi tốt nhất của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ gồm: 12 chiếc Project 123K có lượng giãn nước 22,5 tấn, tốc độ tối đa 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng cỡ 450mm TTKA-45 mang hai ngư lôi 45-36 và 6 bom chìm BM-1; 6 chiếc Project 183 có lượng giãn nước khoảng 55-60 tấn, tốc độ đạt đến 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng ngư lôi TTKA-53 cỡ 533mm.
Cùng với các tàu phóng lôi, Liên Xô cung cấp nhiều loại ngư lôi cỡ 450mm và 533mm để Việt Nam trang bị cho các tàu làm nhiệm vụ chiến đấu chống các tàu chiến Mỹ.
Theo cuốn Vietnam: Naval And Riverine Weapons, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam các loại ngư lôi chống tàu/chống ngầm 45-36N/NU được Liên Xô sản xuất trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, các ngư lôi mà Việt Nam nhận được thì do Trung Quốc sản xuất theo mẫu từ Liên Xô.
Ngư lôi 45-36N/NU có chiều dài 45m, đường kính thân 450mm, nặng 1 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 284,2kg, tầm bắn 3.000m nếu bơi tốc độ 41 hải lý/h và lên tới 6.000m nếu bơi 32 hải lý/h. Những quả ngư lôi này đã được sử dụng trên các tàu phóng lôi Project 123K trong trận đánh tàu USS Maddox trên vịnh Bắc Bộ.
Liên Xô cũng cung cấp cho Việt Nam ngư lôi 533mm kiểu 53-39 - phiên bản nâng cấp của mẫu 53-38 được chế tạo năm 1938. Trung Quốc được phép sản xuất 53-59 từ giữa những năm 1950 rồi sau đó cung cấp cho Việt Nam.
Ngư lôi này dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 1,6 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 300kg, tầm bắn 4.000m nếu bơi tốc độ cao 44,5 hải lý/h và nếu muốn bắn xa đến 10.000m thì tốc độ chỉ còn 30,5 hải lý/h.
Nhìn chung ngư lôi mà phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng công nghệ cũ, hệ thống dẫn đường lạc hậu, tầm bắn rất ngắn – nằm trong tầm pháo của địch nên khó tiếp cận để bắn hiệu quả. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, các tàu phóng lôi của HQND Việt Nam rất khó tiếp cận tấn công gây thiệt hại lớn cho các tàu khu trục, tuần dương của Mỹ.
Dẫu vậy, nếu tác chiến trong một đội hình hỗn hợp gồm các tàu phòng không, tàu tên lửa thì tàu phóng lôi vẫn sẽ rất hữu hiệu với tàu chiến cỡ lớn (như tàu đổ bộ, tàu vận tải). Chỉ cần một phát bắn, tàu địch có thể sẽ mất khả năng tác chiến tức thì. Chính vì thế, hiện HQND Việt Nam vẫn giữ lại một số tàu phóng ngư lôi trong biên chế, chủ yếu là hai lớp tàu Project 206M Turya (ảnh) và Project 205 Shershen.
Hai loại tàu này đều được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép mang phóng ngư lôi chống tàu họ 53-56 (gồm biến thể V, VA, K) hoặc 4 ngư lôi USET-80. Ảnh: Tàu phóng lôi Project 205 Shershen của Việt Nam.
Ngư lôi 53-56 dài 7,7m, đường kính thân 533mm, nặng 2 tấn, trang bị phần chiến đấu chứa 400kg thuốc nổ TNT, đạt tầm bắn 4.000-8.000m tùy tốc độ 50-40 hải lý/h.
Loại ngư lôi này không có đầu tự dẫn mà tàu mang phóng phải bắn theo kiểu bắn đón nên độ chính xác hơi kém.