Tên lửa chống hạm P-15 là một trong những vũ khí chống tàu mặt nước chủ lực của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Đây cũng là loại tên lửa diệt hạm đầu tiên mà Việt Nam được trang bị. Nó xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những 1970 cùng các tàu tên lửa Komar Project 183P, tuy nhiên không có cơ hội thử nghiệm khả năng tác chiến trước các tàu chiến lớn của Mỹ.Hiện nay, các phiên bản cải tiến của P-15 Termit được trang bị cho tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE và Osa II. Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20 – phiên bản nâng cấp hệ thống dẫn đường của P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa Project 1241RE (NATO định danh là Tarantul I).Ngoài ra, loại tên lửa này cũng được triển khai trong thành phần tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh tại một số lữ đoàn bảo vệ bờ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.Tên lửa hành trình chống hạm P-15 Termit (NATO định danh là Styx hoặc SS-N-2) do MKB Raduga phát triển cho Hải quân Liên Xô và phục vụ xuất khẩu từ năm 1960. Được biên chế không lâu, P-15 đã có dịp thử lửa trong cuộc chiến tranh 6 ngày khi được Hải quân Ai Cập sử dụng đánh chìm tàu khu trục Eilat của Israel. Tiếp đó, nó tiếp tục tung hoành trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971, chiến tranh Yom Kippur 1973, chiến tranh Iran - Iraq 1980-1988...P-15 Termit được đánh giá là một trong những tên lửa chống hạm thành công nhất lịch sử vũ khí chống tàu có điều khiển. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ phát triển công nghệ vũ bão, P-15 đã trở nên lạc hậu so với các thế hệ tên lửa khác. Kích thước nặng tới 2,3 tấn, dài 5,8m trong khi dùng động cơ nhiệu liệu lỏng hệ cũ khiến cho P-15 bay chậm (tốc độ dưới âm), cơ động kém, bay hành trình cao (pha cuối vẫn còn ở trên 100m) khiến tên lửa dễ bị bắn chặn bởi các hệ thống pháo CIWS hay tên lửa phòng không.Ngoài ra, hệ thống radar dẫn đường của P-15 thuộc thế hệ rất cũ khiến nó dễ bị gây nhiễu bởi hệ thống áp chế điện tử trên tàu chiến hiện đại. Thực tế, ngay từ cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, tên lửa P-15 của Ai Cập và Syria đã bị hệ thống gây nhiễu điện tử trên tàu chiến Israel vô hiệu hóa hoàn toàn, khiến tên lửa bắn chệch mục tiêu gần hết.Dẫu vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, việc thay thế P-15 là không hề đơn giản, thay thế tên lửa sẽ buộc phải nâng cấp tàu mang phóng (sẽ đi kèm bệ phóng, hệ thống dẫn bắn, hệ thống ổn định…). Trong khi đó, tên lửa P-15 vẫn có ưu điểm nhất định, ví dụ như việc trang bị phần chiến đấu nặng tới gần nửa tấn đủ sức hủy diệt tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn.Chính vì thế, có ý kiến cho rằng tên lửa chống hạm P-15 có thể được sử dụng để tác chiến hải đối đất, oanh tạc các mục tiêu ven bờ của đối phương. Điều này trong lịch sử đã từng được thực hiện và rất thành công, cụ thể ngày 4/12/1971, tàu chiến Ấn Độ đã phóng tên lửa P-15T (mang đầu dò hồng ngoại) oanh kích thành công nhà máy lọc dầu ở Keamari, Pakistan.Đầu đạn nặng tới gần nửa tấn đủ sức phá hủy trung tâm chỉ huy, kho tàng bến bãi, khu chứa nhiên liệu đặt gần bờ biển của đối phương. Thậm chí, nó có thể phá hủy các bến cảng, kho vũ khí…Các tàu chiến 1241RE hay Osa II có thể phóng hai tên lửa tấn công mục tiêu ven bờ rồi rút chạy cùng hai tên lửa Termit còn lại để phòng vệ hoặc……dùng để bất ngờ tập kích các tàu đổ bộ lớn của đối phương vốn có khả năng xoay trở kém, hỏa lực bắn chặn ít hoặc kém hơn tàu chiến tên lửa.
Tên lửa chống hạm P-15 là một trong những vũ khí chống tàu mặt nước chủ lực của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Đây cũng là loại tên lửa diệt hạm đầu tiên mà Việt Nam được trang bị. Nó xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những 1970 cùng các tàu tên lửa Komar Project 183P, tuy nhiên không có cơ hội thử nghiệm khả năng tác chiến trước các tàu chiến lớn của Mỹ.
Hiện nay, các phiên bản cải tiến của P-15 Termit được trang bị cho tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE và Osa II. Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-20 – phiên bản nâng cấp hệ thống dẫn đường của P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa Project 1241RE (NATO định danh là Tarantul I).
Ngoài ra, loại tên lửa này cũng được triển khai trong thành phần tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh tại một số lữ đoàn bảo vệ bờ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tên lửa hành trình chống hạm P-15 Termit (NATO định danh là Styx hoặc SS-N-2) do MKB Raduga phát triển cho Hải quân Liên Xô và phục vụ xuất khẩu từ năm 1960. Được biên chế không lâu, P-15 đã có dịp thử lửa trong cuộc chiến tranh 6 ngày khi được Hải quân Ai Cập sử dụng đánh chìm tàu khu trục Eilat của Israel. Tiếp đó, nó tiếp tục tung hoành trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971, chiến tranh Yom Kippur 1973, chiến tranh Iran - Iraq 1980-1988...
P-15 Termit được đánh giá là một trong những tên lửa chống hạm thành công nhất lịch sử vũ khí chống tàu có điều khiển. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ phát triển công nghệ vũ bão, P-15 đã trở nên lạc hậu so với các thế hệ tên lửa khác. Kích thước nặng tới 2,3 tấn, dài 5,8m trong khi dùng động cơ nhiệu liệu lỏng hệ cũ khiến cho P-15 bay chậm (tốc độ dưới âm), cơ động kém, bay hành trình cao (pha cuối vẫn còn ở trên 100m) khiến tên lửa dễ bị bắn chặn bởi các hệ thống pháo CIWS hay tên lửa phòng không.
Ngoài ra, hệ thống radar dẫn đường của P-15 thuộc thế hệ rất cũ khiến nó dễ bị gây nhiễu bởi hệ thống áp chế điện tử trên tàu chiến hiện đại. Thực tế, ngay từ cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, tên lửa P-15 của Ai Cập và Syria đã bị hệ thống gây nhiễu điện tử trên tàu chiến Israel vô hiệu hóa hoàn toàn, khiến tên lửa bắn chệch mục tiêu gần hết.
Dẫu vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, việc thay thế P-15 là không hề đơn giản, thay thế tên lửa sẽ buộc phải nâng cấp tàu mang phóng (sẽ đi kèm bệ phóng, hệ thống dẫn bắn, hệ thống ổn định…). Trong khi đó, tên lửa P-15 vẫn có ưu điểm nhất định, ví dụ như việc trang bị phần chiến đấu nặng tới gần nửa tấn đủ sức hủy diệt tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn.
Chính vì thế, có ý kiến cho rằng tên lửa chống hạm P-15 có thể được sử dụng để tác chiến hải đối đất, oanh tạc các mục tiêu ven bờ của đối phương. Điều này trong lịch sử đã từng được thực hiện và rất thành công, cụ thể ngày 4/12/1971, tàu chiến Ấn Độ đã phóng tên lửa P-15T (mang đầu dò hồng ngoại) oanh kích thành công nhà máy lọc dầu ở Keamari, Pakistan.
Đầu đạn nặng tới gần nửa tấn đủ sức phá hủy trung tâm chỉ huy, kho tàng bến bãi, khu chứa nhiên liệu đặt gần bờ biển của đối phương. Thậm chí, nó có thể phá hủy các bến cảng, kho vũ khí…
Các tàu chiến 1241RE hay Osa II có thể phóng hai tên lửa tấn công mục tiêu ven bờ rồi rút chạy cùng hai tên lửa Termit còn lại để phòng vệ hoặc…
…dùng để bất ngờ tập kích các tàu đổ bộ lớn của đối phương vốn có khả năng xoay trở kém, hỏa lực bắn chặn ít hoặc kém hơn tàu chiến tên lửa.