Bay biển, bay tuần tra bảo vệ quần đảo Trường Sa luôn là nhiệm vụ vô cùng khó khăn với mọi phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam nói chung và của phi công tiêm kích Su-30 nói riêng. Gần đây báo Phòng không – Không quân đã đăng tải thông tin “của hiếm” về một chuyến bay ra quần đảo Trường Sa của biên đội tiêm kích Su-30 thuộc Trung đoàn không quân 935. Ảnh: Báo Tiền PhongTheo đồng chí Phó đội trưởng, Bí thư Chi bộ, Thượng úy Trịnh Thế Dược: “mỗi lần được nhìn những chiếc máy bay lượn vòng trên đảo, có khi xuyên tâm ở độ cao thấp, còn nhìn rõ cả số hiệu máy bay, thì thấy tự hào và kiêu hãnh lắm. Những cánh bay khẳng định chủ quyền. Những cánh bay đem hơi ấm, sự gửi trao và niềm tin từ đất liền ra Đảo”.Anh chia sẻ, từ khi ra Đảo, anh ấn tượng nhất với chuyến bay “che đầu” của Sư đoàn 370 trong lần Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra thăm và kiểm tra Đảo Trường Sa Lớn hồi tháng 5. Như thường lệ, hôm ấy, Thiếu tá Nguyễn Văn Nam làm nhiệm vụ chỉ huy tại sân, còn anh là sĩ quan dẫn đường. Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với sĩ quan dẫn đường là làm sao dẫn dắt, chỉ huy để các máy bay mang số hiệu 610, 620 bay thông qua trên Đảo đúng lúc máy bay của Bộ trưởng vừa hạ cánh, đoàn chuẩn bị thực hiện Lễ chào cờ trên Đảo. Ảnh: Báo Tiền PhongTheo anh Trịnh Thế Dược, cái khó trong những lần như vậy, trước hết là ở đặc thù của hoạt động bay. Máy bay Su-30 với vận tốc trung bình 13 km/phút, nếu chỉ huy nhanh hay chậm dù chỉ tính bằng “giây”, tình hình cũng đã khác đi rồi. Đó còn chưa kể đến những áp lực tâm lí khi sĩ quan dẫn đường ngồi ở Sở chỉ huy với sự chi phối của rất nhiều kênh thông tin. Ảnh: Báo Tiền Phong…Hôm ấy, khi máy bay chở Bộ trưởng vừa hạ cánh tại đường băng, hai máy bay Su-30 đã ở vị trí giảm độ cao, tốc độ, tổ bay quan sát tốt đảo. Sĩ quan chỉ huy đã chỉ thị cho biên đội giữ vững đội hình, tiếp tục giảm độ cao, chờ lệnh. Khi hai chiếc Su-30 đã cách Đảo 8km, hạ độ cao xuống 600m, xác định đó là thời điểm “vàng” phát khẩu lệnh; chưa thấy Đội trưởng Nam chỉ thị, thời cơ lại đã đến, Trịnh Thế Dược đã ra thông báo: “610, 620 hạ cánh tốt, giảm độ cao 300m, thông qua”…Ảnh: Báo Tiền Phong…Hai chiếc Su-30 giảm độ cao, lượn 3 vòng trên Đảo đúng thời điểm Lễ Chào cờ chuẩn bị tiến hành. Sự xuất hiện kịp thời của những chiếc Su-30 ở độ cao rất thấp, đã tăng thêm không khí sôi động, hào hứng và sự nghiêm trang trong buổi chào cờ. Ngồi ở Sở chỉ huy, Trịnh Thế Dược thở phào nhẹ nhõm vì đã phối hợp và hỗ trợ tốt cho đồng đội. Anh sung sướng rời Sở Chỉ huy ra phía đường băng trong cái bắt tay xiết chặt của Đội trưởng Nguyễn Văn Nam. Ảnh: Báo Tiền PhongẢnh biên đội tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 935 bay lượn trên bầu trời đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: Báo Tiền PhongTrung đoàn 935, Sư đoàn 370 là đơn vị đầu tiên của không quân ta trang bị các máy bay tiêm kích Su-30MK/MK2 khi chúng ta bắt đầu nhận dòng máy bay này từ năm 2004. Ảnh: Báo Tiền PhongẢnh biên đội tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 935 chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tuổi TrẻSu-30MK2 được điều khiển bởi hai phi công. Ảnh: Tuổi TrẻĐây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân ta hiện nay có khả năng mang 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa, bom thông minh và không điều khiển. Ảnh: Tuổi TrẻSu-30MK/MK2 còn có một khẩu pháo trong thân GSh-301 để giao chiến tầm gần, cực gần. Ảnh: Tuổi Trẻ
Bay biển, bay tuần tra bảo vệ quần đảo Trường Sa luôn là nhiệm vụ vô cùng khó khăn với mọi phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam nói chung và của phi công tiêm kích Su-30 nói riêng. Gần đây báo Phòng không – Không quân đã đăng tải thông tin “của hiếm” về một chuyến bay ra quần đảo Trường Sa của biên đội tiêm kích Su-30 thuộc Trung đoàn không quân 935. Ảnh: Báo Tiền Phong
Theo đồng chí Phó đội trưởng, Bí thư Chi bộ, Thượng úy Trịnh Thế Dược: “mỗi lần được nhìn những chiếc máy bay lượn vòng trên đảo, có khi xuyên tâm ở độ cao thấp, còn nhìn rõ cả số hiệu máy bay, thì thấy tự hào và kiêu hãnh lắm. Những cánh bay khẳng định chủ quyền. Những cánh bay đem hơi ấm, sự gửi trao và niềm tin từ đất liền ra Đảo”.
Anh chia sẻ, từ khi ra Đảo, anh ấn tượng nhất với chuyến bay “che đầu” của Sư đoàn 370 trong lần Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra thăm và kiểm tra Đảo Trường Sa Lớn hồi tháng 5. Như thường lệ, hôm ấy, Thiếu tá Nguyễn Văn Nam làm nhiệm vụ chỉ huy tại sân, còn anh là sĩ quan dẫn đường. Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với sĩ quan dẫn đường là làm sao dẫn dắt, chỉ huy để các máy bay mang số hiệu 610, 620 bay thông qua trên Đảo đúng lúc máy bay của Bộ trưởng vừa hạ cánh, đoàn chuẩn bị thực hiện Lễ chào cờ trên Đảo. Ảnh: Báo Tiền Phong
Theo anh Trịnh Thế Dược, cái khó trong những lần như vậy, trước hết là ở đặc thù của hoạt động bay. Máy bay Su-30 với vận tốc trung bình 13 km/phút, nếu chỉ huy nhanh hay chậm dù chỉ tính bằng “giây”, tình hình cũng đã khác đi rồi. Đó còn chưa kể đến những áp lực tâm lí khi sĩ quan dẫn đường ngồi ở Sở chỉ huy với sự chi phối của rất nhiều kênh thông tin. Ảnh: Báo Tiền Phong
…Hôm ấy, khi máy bay chở Bộ trưởng vừa hạ cánh tại đường băng, hai máy bay Su-30 đã ở vị trí giảm độ cao, tốc độ, tổ bay quan sát tốt đảo. Sĩ quan chỉ huy đã chỉ thị cho biên đội giữ vững đội hình, tiếp tục giảm độ cao, chờ lệnh. Khi hai chiếc Su-30 đã cách Đảo 8km, hạ độ cao xuống 600m, xác định đó là thời điểm “vàng” phát khẩu lệnh; chưa thấy Đội trưởng Nam chỉ thị, thời cơ lại đã đến, Trịnh Thế Dược đã ra thông báo: “610, 620 hạ cánh tốt, giảm độ cao 300m, thông qua”…Ảnh: Báo Tiền Phong
…Hai chiếc Su-30 giảm độ cao, lượn 3 vòng trên Đảo đúng thời điểm Lễ Chào cờ chuẩn bị tiến hành. Sự xuất hiện kịp thời của những chiếc Su-30 ở độ cao rất thấp, đã tăng thêm không khí sôi động, hào hứng và sự nghiêm trang trong buổi chào cờ. Ngồi ở Sở chỉ huy, Trịnh Thế Dược thở phào nhẹ nhõm vì đã phối hợp và hỗ trợ tốt cho đồng đội. Anh sung sướng rời Sở Chỉ huy ra phía đường băng trong cái bắt tay xiết chặt của Đội trưởng Nguyễn Văn Nam. Ảnh: Báo Tiền Phong
Ảnh biên đội tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 935 bay lượn trên bầu trời đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: Báo Tiền Phong
Trung đoàn 935, Sư đoàn 370 là đơn vị đầu tiên của không quân ta trang bị các máy bay tiêm kích Su-30MK/MK2 khi chúng ta bắt đầu nhận dòng máy bay này từ năm 2004. Ảnh: Báo Tiền Phong
Ảnh biên đội tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 935 chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Su-30MK2 được điều khiển bởi hai phi công. Ảnh: Tuổi Trẻ
Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân ta hiện nay có khả năng mang 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa, bom thông minh và không điều khiển. Ảnh: Tuổi Trẻ
Su-30MK/MK2 còn có một khẩu pháo trong thân GSh-301 để giao chiến tầm gần, cực gần. Ảnh: Tuổi Trẻ