Theo yêu cầu nhiệm vụ, ngày 3/7/2013, Trung đoàn 954 được tổ chức lại thành Lữ đoàn 954 và điều chuyển về Quân chủng Hải quân. Đây là đơn vị đầu tiên của Không quân Hải quân Việt Nam hiện đại. Nhiệm vụ chính của đơn vị là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tác chiến chống ngầm, quan sát, trinh sát chuyển tiếp chỉ huy trên không của các loại máy bay trực thăng Ka-28, Ka-32, EC-225 và thủy phi cơ tuần thám biển DHC-6.
Trong ảnh là các máy bay trực thăng săn ngầm hiện đại nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam, hiện đại hàng đầu thế giới Ka-28 do Liên Xô (Nga) sản xuất.
Ngoài Ka-28, Lữ đoàn 954 còn được trang bị các mẫu trực thăng vận tải/cứu hộ cứu nạn Ka-32T (được phát triển dựa trên mẫu Ka-27). Nó có thể chở 16 hành khách hoặc 4 tấn hàng hóa các loại, vận tốc bay tối đa 250km/h, tầm bay tối đa 800km, thời gian hoạt động liên tục trên không 4 giờ 30 phút.
Lữ đoàn 954 gần đây đã tiếp nhận các thủy phi cơ tuần thám biển DHC-6 do Canada sản xuất. Các máy bay này được dùng cho nhiệm vụ vận tải, chở khách và tuần tra biển (trang bị radar giám sát hàng hải ELTA ELM-2022A. Trong ảnh là các máy bay thủy phi cơ DHC-6 của Lữ đoàn 954.
Trong ảnh là 2 trực thăng săn ngầm Ka-28 chuẩn bị xuất kích làm nhiệm vụ. Các máy bay này có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm.
Các thiết bị truy tìm tàu ngầm trên Ka-28 có phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung), dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm), radar trinh sát mặt nước. Ngoài ra, nó còn được gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện.
Biên đội hỗn hợp thủy phi cơ DHC-6 và trực thăng chống ngầm Ka-28 trên bầu trời quân cảng Cam Ranh.
Ka-28 luyện tập hạ cánh trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard HQ-012 Lý Thái Tổ.
Ka-28 hiện cũng là vũ khí chống tàu ngầm chủ lực trên các tàu chiến Gepard 3.9 của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Máy bay có khoang vũ khí trong thân cho phép mang một ngư lôi dẫn đường loại AT-1M, VTT-1, APR-2 hay 36 rocket RGB-NB hoặc RGB-NM-1 hoặc bom chống tàu ngầm.
Thủy phi cơ DHC-6 cất cánh từ căn cứ Lữ đoàn 954. Trong khoảng nửa đầu năm 2014, DHC-6 đã thực hiện thành công việc hạ cánh xuống mặt nước, đường băng ở quần đảo Trường Sa. Gần đây nhất, DHC-6 đã thực hiện việc hạ cánh thành công xuống vùng biển miền Bắc.
Đất, biển Tổ quốc nhìn từ trong máy bay DHC-6.
DHC-6 đạt tốc độ tối đa 314km/h, tốc độ ổn định 278km/h, tầm bay 1.480km, trần bay hơn 8.000m. Trong ảnh, DHC-6 chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ sau một chuyến bay nhiệm vụ.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, ngày 3/7/2013, Trung đoàn 954 được tổ chức lại thành Lữ đoàn 954 và điều chuyển về Quân chủng Hải quân. Đây là đơn vị đầu tiên của Không quân Hải quân Việt Nam hiện đại. Nhiệm vụ chính của đơn vị là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tác chiến chống ngầm, quan sát, trinh sát chuyển tiếp chỉ huy trên không của các loại máy bay trực thăng Ka-28, Ka-32, EC-225 và thủy phi cơ tuần thám biển DHC-6.
Trong ảnh là các máy bay trực thăng săn ngầm hiện đại nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam, hiện đại hàng đầu thế giới Ka-28 do Liên Xô (Nga) sản xuất.
Ngoài Ka-28, Lữ đoàn 954 còn được trang bị các mẫu trực thăng vận tải/cứu hộ cứu nạn Ka-32T (được phát triển dựa trên mẫu Ka-27). Nó có thể chở 16 hành khách hoặc 4 tấn hàng hóa các loại, vận tốc bay tối đa 250km/h, tầm bay tối đa 800km, thời gian hoạt động liên tục trên không 4 giờ 30 phút.
Lữ đoàn 954 gần đây đã tiếp nhận các thủy phi cơ tuần thám biển DHC-6 do Canada sản xuất. Các máy bay này được dùng cho nhiệm vụ vận tải, chở khách và tuần tra biển (trang bị radar giám sát hàng hải ELTA ELM-2022A. Trong ảnh là các máy bay thủy phi cơ DHC-6 của Lữ đoàn 954.
Trong ảnh là 2 trực thăng săn ngầm Ka-28 chuẩn bị xuất kích làm nhiệm vụ. Các máy bay này có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm.
Các thiết bị truy tìm tàu ngầm trên Ka-28 có phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung), dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm), radar trinh sát mặt nước. Ngoài ra, nó còn được gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện.
Biên đội hỗn hợp thủy phi cơ DHC-6 và trực thăng chống ngầm Ka-28 trên bầu trời quân cảng Cam Ranh.
Ka-28 luyện tập hạ cánh trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard HQ-012 Lý Thái Tổ.
Ka-28 hiện cũng là vũ khí chống tàu ngầm chủ lực trên các tàu chiến Gepard 3.9 của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Máy bay có khoang vũ khí trong thân cho phép mang một ngư lôi dẫn đường loại AT-1M, VTT-1, APR-2 hay 36 rocket RGB-NB hoặc RGB-NM-1 hoặc bom chống tàu ngầm.
Thủy phi cơ DHC-6 cất cánh từ căn cứ Lữ đoàn 954. Trong khoảng nửa đầu năm 2014, DHC-6 đã thực hiện thành công việc hạ cánh xuống mặt nước, đường băng ở quần đảo Trường Sa. Gần đây nhất, DHC-6 đã thực hiện việc hạ cánh thành công xuống vùng biển miền Bắc.
Đất, biển Tổ quốc nhìn từ trong máy bay DHC-6.
DHC-6 đạt tốc độ tối đa 314km/h, tốc độ ổn định 278km/h, tầm bay 1.480km, trần bay hơn 8.000m. Trong ảnh, DHC-6 chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ sau một chuyến bay nhiệm vụ.