Tốt nhất, mạnh nhất trong số các “sát thủ săn ngầm” ở khu vực Đông Nam Á là những chiếc máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa P-3T Orion của Hải quân Hoàng gia Thái Lan (tổng cộng 3 chiếc). Trong ảnh là chiếc P-3T Orion chuẩn bị cất cánh từ căn cứ U-Tapao.
P-3T Orion của Thái Lan có khả năng hoạt động liên tục trên không tới 16 giờ, tầm bay hơn 4.000km.
P-3T Orion được trang bị đầy đủ các hệ thống trinh sát tàu ngầm hiện đại và có thể mang tới 9 tấn vũ khí gồm ngư lôi, bom chống ngầm và cả tên lửa hành trình chống tàu mặt nước.
Ngoài Hải quân Thái Lan sở hữu máy bay cánh bằng săn tàu ngầm còn có Hải quân Indonesia và Brunei trang bị những chiếc máy bay cánh bằng loại CN-235MPA do hãng IPTN Indonesia và CASA Tây Ban Nha hợp tác sản xuất. Trong ảnh là chiếc CN-235MPA của Không quân Hải quân Indonesia.
Những chiếc CN-235MPA trang bị cho Indonesia và Brunei có điểm khác nhau về hệ thống điện tử hàng không, hệ thống trinh sát chống ngầm, tuy nhiên đều xuất xứ từ phương Tây. CN-235MPA trang bị 2 động cơ cánh quạt cho phép đạt tầm bay xa hơn 4.000km, tốc độ tối đa tới 450km/h.
Không rõ tải trọng vũ khí của CN-235MPA, tuy nhiên nó thiết kế với 6 giá treo mang được tên lửa chống tàu mặt nước AM-39 Exocet và ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46.
Ngoài Thái Lan, Brunei, Indonesia, các nước còn lại trong khu vực hầu như đều dùng trực thăng làm nhiệm vụ chống tàu ngầm. Trong ảnh là cặp đôi trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28 thuộc Lữ đoàn 954 – Không quân Hải quân Việt Nam trong chuyến bay làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển tổ quốc.
Việt Nam hiện có 8 chiếc Kamov Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi, bom chìm chống ngầm và tên lửa.
Không quân Hải quân Thái Lan và Không quân Singapore thì sở hữu những chiếc trực thăng săn ngầm nổi tiếng của Mỹ, SH-60B Sea Hawk. Với Thái Lan thì SH-60B được biên chế cho phi đội không quân hạm trên tàu sân bay HTMS Charki Naruebet còn Singapore thì SH-60B trang bị cho 6 khinh hạm Formidable hiện đại nhất Đông Nam Á.
SH-60B Sea Hawk có tầm bay xa tới hơn 800km, tốc độ tối đa 270km/h. Máy bay có khả năng mang 3 ngư lôi hạng nhẹ Mk 46 hoặc Mk 54, trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và hệ thống định vị thủy âm, phao âm dò tìm tàu ngầm. Trong ảnh là trực thăng SH-60B Sea Hawk ném ngư lôi chống ngầm. Trong ảnh là trực thăng săn ngầm SH-60B chuẩn bị hạ cánh xuống khinh hạm lớp Formidable của Hải quân Singapore. Với Hải quân Malaysia thì họ tin dùng những chiếc trực thăng Super Lynx 300 do hãng Agusta Westland (Italy) sản xuất. Máy bay có tầm bay tới 528km, tốc độ tối đa 324km/h.
Super Lynx 300 có thể mang 2 ngư lôi hạng nhẹ (loại Mk46, A244S hoặc Stingray), 4 tên lửa chống tàu mặt nước Sea Skua hoặc bom chìm chống tàu ngầm. Trong ảnh là trực thăng Super Lynx 300 của Malaysia phóng tên lửa chống tàu Sea Skua.
Tốt nhất, mạnh nhất trong số các “sát thủ săn ngầm” ở khu vực Đông Nam Á là những chiếc máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa P-3T Orion của Hải quân Hoàng gia Thái Lan (tổng cộng 3 chiếc). Trong ảnh là chiếc P-3T Orion chuẩn bị cất cánh từ căn cứ U-Tapao.
P-3T Orion của Thái Lan có khả năng hoạt động liên tục trên không tới 16 giờ, tầm bay hơn 4.000km.
P-3T Orion được trang bị đầy đủ các hệ thống trinh sát tàu ngầm hiện đại và có thể mang tới 9 tấn vũ khí gồm ngư lôi, bom chống ngầm và cả tên lửa hành trình chống tàu mặt nước.
Ngoài Hải quân Thái Lan sở hữu máy bay cánh bằng săn tàu ngầm còn có Hải quân Indonesia và Brunei trang bị những chiếc máy bay cánh bằng loại CN-235MPA do hãng IPTN Indonesia và CASA Tây Ban Nha hợp tác sản xuất. Trong ảnh là chiếc CN-235MPA của Không quân Hải quân Indonesia.
Những chiếc CN-235MPA trang bị cho Indonesia và Brunei có điểm khác nhau về hệ thống điện tử hàng không, hệ thống trinh sát chống ngầm, tuy nhiên đều xuất xứ từ phương Tây. CN-235MPA trang bị 2 động cơ cánh quạt cho phép đạt tầm bay xa hơn 4.000km, tốc độ tối đa tới 450km/h.
Không rõ tải trọng vũ khí của CN-235MPA, tuy nhiên nó thiết kế với 6 giá treo mang được tên lửa chống tàu mặt nước AM-39 Exocet và ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46.
Ngoài Thái Lan, Brunei, Indonesia, các nước còn lại trong khu vực hầu như đều dùng trực thăng làm nhiệm vụ chống tàu ngầm. Trong ảnh là cặp đôi trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28 thuộc Lữ đoàn 954 – Không quân Hải quân Việt Nam trong chuyến bay làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển tổ quốc.
Việt Nam hiện có 8 chiếc Kamov Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi, bom chìm chống ngầm và tên lửa.
Không quân Hải quân Thái Lan và Không quân Singapore thì sở hữu những chiếc trực thăng săn ngầm nổi tiếng của Mỹ, SH-60B Sea Hawk. Với Thái Lan thì SH-60B được biên chế cho phi đội không quân hạm trên tàu sân bay HTMS Charki Naruebet còn Singapore thì SH-60B trang bị cho 6 khinh hạm Formidable hiện đại nhất Đông Nam Á.
SH-60B Sea Hawk có tầm bay xa tới hơn 800km, tốc độ tối đa 270km/h. Máy bay có khả năng mang 3 ngư lôi hạng nhẹ Mk 46 hoặc Mk 54, trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và hệ thống định vị thủy âm, phao âm dò tìm tàu ngầm. Trong ảnh là trực thăng SH-60B Sea Hawk ném ngư lôi chống ngầm.
Trong ảnh là trực thăng săn ngầm SH-60B chuẩn bị hạ cánh xuống khinh hạm lớp Formidable của Hải quân Singapore.
Với Hải quân Malaysia thì họ tin dùng những chiếc trực thăng Super Lynx 300 do hãng Agusta Westland (Italy) sản xuất. Máy bay có tầm bay tới 528km, tốc độ tối đa 324km/h.
Super Lynx 300 có thể mang 2 ngư lôi hạng nhẹ (loại Mk46, A244S hoặc Stingray), 4 tên lửa chống tàu mặt nước Sea Skua hoặc bom chìm chống tàu ngầm. Trong ảnh là trực thăng Super Lynx 300 của Malaysia phóng tên lửa chống tàu Sea Skua.