Xe tăng T-62 từng là một trong những mẫu tăng chủ lực của Quân đội Nga giai đoạn đầu thời kỳ hậu Xô Viết. Theo một thống kê, Quân đội Nga đã được chia 2.000 chiếc T-62 sau khi Liên Xô tan rã, 761 chiếc trong số đó còn phục vụ tới năm 1995. Đến năm 2000 còn 191 chiếc phục vụ và 1.929 chiếc nằm trong kho. Tới năm 2013 thì hầu hết đều bị loại biên nhưng vẫn được lưu giữ trong kho bảo quản.Một phần xe tăng T-62 sau đó bị phá dỡ lấy sắt vụn, nhưng vẫn có một số lượng lớn giữ lại để bán cho các quốc gia có nhu cầu. Trong ảnh là các xe tăng T-62M1 (phiên bản cải tiến họ T-62) đang chuẩn bị được đưa lên tàu hỏa di chuyển tới bến cảng, lên đường ra nước ngoài.Đáng tiếc là mạng ES không công bố quốc gia nào đã đặt mua lô T-62M1 này. Hiện nay ngoài Nga và các nước Liên Xô (cũ), 17 quốc gia khác sử dụng T-62, đáng lưu ý trong đó có cả Việt Nam. Năm 1978, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 200 xe tăng T-62 từ Liên Xô và nhận chuyển giao lần lượt trong giai đoạn 1978 và 1979.Tuy chưa có thông tin nước mua nhưng không thể loại trừ khả năng nào Việt Nam muốn tăng cường thêm số lượng xe tăng T-62. Tuy T-62 đã cũ so với các thế hệ tăng trên thế giới, nhưng phiên bản cải tiến của nó như T-62M1 đã nâng cấp đáng kể khả năng tác chiến, vẫn có giá trị trong chiến tranh hiện đại.Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm sử dụng T-62 trong mấy chục năm qua, nên việc chuyển loại sang một phiên bản mới không quá khó khăn, chúng ta cũng có đầy đủ cơ sở hạ tầng phù hợp để bảo dưỡng T-62. Đơn giá một chiếc bây giờ cũng đã rất rẻ trong khi tính năng mạnh hơn hẳn T-54/55, phù hợp cho ngân sách nước ta hiện tại trong bối cảnh Việt Nam đang dồn toàn lực ưu tiên phát triển Không quân – Hải quân.Xe tăng T-62M1 là phiên bản hiện đại hóa sâu của dòng tăng T-62 được ra mắt năm 1983 với những cải tiến về giáp bảo vệ, tính cơ động và hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Cụ thể, mặt trước tháp pháo trang bị khối giáp bán nguyệt BDD tăng khả năng bảo vệ tháp pháo trước đạn xuyên nổ lõm, quanh thân bổ sung thêm các tấm giáp thép kháng mìn.T-62M1 trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Volna với thiết bị đo xa laser KTD-2 nằm trong box bọc thép ở trên súng chính. Volna bao gồm kính ngắm pháo thủ TShSM-41U, kính ngắm mới cho trưởng xa, bộ ổn định Meteor, máy tính đường đạn BV-62. Các tải tiến cho phép pháo 115m triển khai được tên lửa chống tăng 9K116-2 Sheksna.Xe tăng được trang bị động cơ V-55U công suất 620 mã lực tốt hơn động cơ cũ.Các xe tăng trước khi được xuất khẩu đều được đại tu sửa chữa lớn, cụ thể là tháo rời làm sạch mọi chi tiết khỏi bụi bẩn, sơn từ trong ra ngoài, chạy thử nghiệm, thử nghiệm hỏa lực và mọi thứ.Các binh sĩ đang cố định xích xe tăng T-62 vào khoang hàng tàu hỏa.Cố định chặt nòng pháo.Hút tất cả nhiên liệu (bơm vào để cơ động xe từ nơi bảo quản ra tàu hỏa).Sau khi tới bến cảng, chúng sẽ được hệ thống cần cẩu đưa lên tàu vận tải.Hệ thống cần cẩu chuẩn bị cẩu xe tăng lên tàu biển.Cuộc hành trình không được tiết lộ đích đến.
Xe tăng T-62 từng là một trong những mẫu tăng chủ lực của Quân đội Nga giai đoạn đầu thời kỳ hậu Xô Viết. Theo một thống kê, Quân đội Nga đã được chia 2.000 chiếc T-62 sau khi Liên Xô tan rã, 761 chiếc trong số đó còn phục vụ tới năm 1995. Đến năm 2000 còn 191 chiếc phục vụ và 1.929 chiếc nằm trong kho. Tới năm 2013 thì hầu hết đều bị loại biên nhưng vẫn được lưu giữ trong kho bảo quản.
Một phần xe tăng T-62 sau đó bị phá dỡ lấy sắt vụn, nhưng vẫn có một số lượng lớn giữ lại để bán cho các quốc gia có nhu cầu. Trong ảnh là các xe tăng T-62M1 (phiên bản cải tiến họ T-62) đang chuẩn bị được đưa lên tàu hỏa di chuyển tới bến cảng, lên đường ra nước ngoài.
Đáng tiếc là mạng ES không công bố quốc gia nào đã đặt mua lô T-62M1 này. Hiện nay ngoài Nga và các nước Liên Xô (cũ), 17 quốc gia khác sử dụng T-62, đáng lưu ý trong đó có cả Việt Nam. Năm 1978, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 200 xe tăng T-62 từ Liên Xô và nhận chuyển giao lần lượt trong giai đoạn 1978 và 1979.
Tuy chưa có thông tin nước mua nhưng không thể loại trừ khả năng nào Việt Nam muốn tăng cường thêm số lượng xe tăng T-62. Tuy T-62 đã cũ so với các thế hệ tăng trên thế giới, nhưng phiên bản cải tiến của nó như T-62M1 đã nâng cấp đáng kể khả năng tác chiến, vẫn có giá trị trong chiến tranh hiện đại.
Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm sử dụng T-62 trong mấy chục năm qua, nên việc chuyển loại sang một phiên bản mới không quá khó khăn, chúng ta cũng có đầy đủ cơ sở hạ tầng phù hợp để bảo dưỡng T-62. Đơn giá một chiếc bây giờ cũng đã rất rẻ trong khi tính năng mạnh hơn hẳn T-54/55, phù hợp cho ngân sách nước ta hiện tại trong bối cảnh Việt Nam đang dồn toàn lực ưu tiên phát triển Không quân – Hải quân.
Xe tăng T-62M1 là phiên bản hiện đại hóa sâu của dòng tăng T-62 được ra mắt năm 1983 với những cải tiến về giáp bảo vệ, tính cơ động và hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Cụ thể, mặt trước tháp pháo trang bị khối giáp bán nguyệt BDD tăng khả năng bảo vệ tháp pháo trước đạn xuyên nổ lõm, quanh thân bổ sung thêm các tấm giáp thép kháng mìn.
T-62M1 trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Volna với thiết bị đo xa laser KTD-2 nằm trong box bọc thép ở trên súng chính. Volna bao gồm kính ngắm pháo thủ TShSM-41U, kính ngắm mới cho trưởng xa, bộ ổn định Meteor, máy tính đường đạn BV-62. Các tải tiến cho phép pháo 115m triển khai được tên lửa chống tăng 9K116-2 Sheksna.
Xe tăng được trang bị động cơ V-55U công suất 620 mã lực tốt hơn động cơ cũ.
Các xe tăng trước khi được xuất khẩu đều được đại tu sửa chữa lớn, cụ thể là tháo rời làm sạch mọi chi tiết khỏi bụi bẩn, sơn từ trong ra ngoài, chạy thử nghiệm, thử nghiệm hỏa lực và mọi thứ.
Các binh sĩ đang cố định xích xe tăng T-62 vào khoang hàng tàu hỏa.
Cố định chặt nòng pháo.
Hút tất cả nhiên liệu (bơm vào để cơ động xe từ nơi bảo quản ra tàu hỏa).
Sau khi tới bến cảng, chúng sẽ được hệ thống cần cẩu đưa lên tàu vận tải.
Hệ thống cần cẩu chuẩn bị cẩu xe tăng lên tàu biển.
Cuộc hành trình không được tiết lộ đích đến.