Theo các tài liệu Nga, đầu năm 1978, Việt Nam đã đặt hàng 200 xe tăng T-62 từ Liên Xô, quá trình giao hàng được thực hiện trong những năm 1978-1979. Phần lớn xe tăng T-62 của Việt Nam được sản xuất tại Tiệp Khắc, một số được lấy từ trong biên chế quân đội Liên Xô. Đấy là thương vụ mua xe tăng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.Mẫu xe tăng T-62 của Việt Nam có thể là thuộc biến thể T-62 Object 166 - biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên của T-62 với pháo chính nòng trơn U-5TS Molot 115mm trang bị bộ ổn định hai trục Meteor, có khả năng bắn loại đạn sơ tốc cao xuyên giáp (HV-APFSDS) với vận tốc đầu nòng lên tới 1.615m/s, tầm hiệu quả 1,6km. Ngoài ra, còn có khoảng 20-30 biến thể T-62 khác nữa, hãy cùng khám phá hai biến thể xếp vào hàng cải tiến lớn của “dòng họ T-62”.Trong ảnh là phiên bản hiện đại hóa T-62M (Object 166M) ra mắt năm 1983 với những cải tiến lớn về hệ thống bảo vệ, điện tử và tính cơ động. Cụ thể, ở giáp bảo vệ, mặt trước tháp pháo được trang bị hai tấm giáp yếm BDD tăng khả năng chống lại đạn xuyên giáp RPG, trang bị tấm giáp chống mìn, tăng cường giáp bảo vệ hai bên hông.Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng được bổ sung hệ thống Volna với thiết bị đo xa laser KTD-2 (hoặc KTD-1), bộ ổn định nòng Meteor-M1, máy tính đường đạn BV-62, kính ngắm pháo thủ TShSM-41U. Đặc biệt, hỏa lực của T-62 được tăng cường với tổ hợp tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo chính 9K116-2 Sheksna với kính ngắm 1K13-BOM.Phiên bản mới của xe tăng T-62 được trang bị mới động cơ diesel V-55U công suất 620 mã lực.Một số bản cải tiến nhỏ của T-62M sau này tiếp tục thay thế động cơ V-55U bằng động cơ mới hơn. Ví dụ như bản T-62M-1 trang bị động cơ diesel V-46-5M vốn dùng trên xe tăng T-72.Người anh em thứ hai của xe tăng T-62 Việt Nam là T-62MV (Object 166MV) ra mắt năm 1988 thay thế giáp yếm BDD bằng giáp phản ứng nổ Kontakt-1 lắp ở hai bên hông, mặt trước thân xe và tháp pháo.T-62MV trang bị động cơ diesel V-46-5M vốn của T-72.
Theo các tài liệu Nga, đầu năm 1978, Việt Nam đã đặt hàng 200 xe tăng T-62 từ Liên Xô, quá trình giao hàng được thực hiện trong những năm 1978-1979. Phần lớn xe tăng T-62 của Việt Nam được sản xuất tại Tiệp Khắc, một số được lấy từ trong biên chế quân đội Liên Xô. Đấy là thương vụ mua xe tăng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.
Mẫu xe tăng T-62 của Việt Nam có thể là thuộc biến thể T-62 Object 166 - biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên của T-62 với pháo chính nòng trơn U-5TS Molot 115mm trang bị bộ ổn định hai trục Meteor, có khả năng bắn loại đạn sơ tốc cao xuyên giáp (HV-APFSDS) với vận tốc đầu nòng lên tới 1.615m/s, tầm hiệu quả 1,6km. Ngoài ra, còn có khoảng 20-30 biến thể T-62 khác nữa, hãy cùng khám phá hai biến thể xếp vào hàng cải tiến lớn của “dòng họ T-62”.
Trong ảnh là phiên bản hiện đại hóa T-62M (Object 166M) ra mắt năm 1983 với những cải tiến lớn về hệ thống bảo vệ, điện tử và tính cơ động. Cụ thể, ở giáp bảo vệ, mặt trước tháp pháo được trang bị hai tấm giáp yếm BDD tăng khả năng chống lại đạn xuyên giáp RPG, trang bị tấm giáp chống mìn, tăng cường giáp bảo vệ hai bên hông.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng được bổ sung hệ thống Volna với thiết bị đo xa laser KTD-2 (hoặc KTD-1), bộ ổn định nòng Meteor-M1, máy tính đường đạn BV-62, kính ngắm pháo thủ TShSM-41U. Đặc biệt, hỏa lực của T-62 được tăng cường với tổ hợp tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo chính 9K116-2 Sheksna với kính ngắm 1K13-BOM.
Phiên bản mới của xe tăng T-62 được trang bị mới động cơ diesel V-55U công suất 620 mã lực.
Một số bản cải tiến nhỏ của T-62M sau này tiếp tục thay thế động cơ V-55U bằng động cơ mới hơn. Ví dụ như bản T-62M-1 trang bị động cơ diesel V-46-5M vốn dùng trên xe tăng T-72.
Người anh em thứ hai của xe tăng T-62 Việt Nam là T-62MV (Object 166MV) ra mắt năm 1988 thay thế giáp yếm BDD bằng giáp phản ứng nổ Kontakt-1 lắp ở hai bên hông, mặt trước thân xe và tháp pháo.
T-62MV trang bị động cơ diesel V-46-5M vốn của T-72.