Ngoài các cuộc đàm phán với công ty Saab về việc mua tiêm kích Gripen E, theo hãng thông tấn Reuters, Việt Nam cũng được cho là đã có thảo luận về việc mua tiêm kích đa năng Typhoon do liên doanh Eurofighter sản xuất. Đây là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất thế giới.Tiêm kích đa năng Typhoon (Cuồng Phong) là chiến đấu cơ phản lực cánh tam giác - cánh mũi được thiết kế và chế tạo bởi liên doanh Eurofighter GmbH (công ty EADS Đức - Tây Ban Nha; BAE Systems Anh và Alenia Aeronautica Italy) thành lập từ năm 1986. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu dự án Typhoon dã bắt đầu từ năm 1979.Tiêm kích Typhoon mà Việt Nam muốn mua có kích thước không quá lớn, chiều dài 15,96m, sải cánh 10,95m, cao 5,28m, trọng lượng cất cánh tối đa 23,5 tấn. Máy bay được chế tạo với vật liệu composite sợi carbon chiếm tới hơn 70% khiến trọng lượng nhẹ đi nhiều.Typhoon được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Eurojet EJ200 cung cấp lực đẩy khô 60kN và lực đẩy khi đối lần hai 90kN. Tốc độ tối đa của máy bay đạt được 2.390km/h ở trần bay cao, trần bay tối đa 19.812m, tầm hoạt động 1.390km.Với hai động cơ hiện đại, tiêm kích Typhoon cũng sở hữu khả năng tương tự tiêm kích tàng hình F-22A là đạt tốc độ siêu âm Mach 1,5 mà không cần đốt nhiên liệu lần hai. Ngoài ra, thiết kế khí động học cùng hệ thống lái fly-by-wire hiện đại của Typhoon được đánh giá cao, các chuyên gia còn cho rằng Typhoon có khả năng cơ động chỉ đứng sau F-22A.Đặc biệt, tiêm kích Typhoon được tuyên bố là có khả năng tàng hình. Tuy nó không có kỹ thuật tàng hình mọi khía cạnh như F-22A, nhưng thiết kế của nó thực sự có tích hợp một số tính năng hạn chế khả năng bị thám sát.So với các chiến đấu cơ thế hệ 4 trên thế giới, buồng lái và giao tiếp người/máy của Typhoon được tuyên bố là rất hiện đại giúp giảm bớt nhiều khối lượng công việc của phi công. Có thể thấy rõ trong ảnh, buồng lái của Typhoon được trang bị các màn hình màu và HUD hiển thị thông tin rõ ràng, dễ nhìn. Chưa kể, phi công lái còn trang bị hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay tích hợp khả năng phóng tên lửa chỉ bằng một cái "ngoái nhìn".Tuy được đánh giá cao trên nhiều mặt nhưng đáng ngạc nhiên là Typhoon lại đang sử dụng radar xung doppler quét cơ khí CAPTOR thay vì loại radar mạng pha chủ động. Nhưng trong tương lai gần, các máy bay Typhoon có thể được hiện đại hóa với radar mạng pha CAPTOR-E có khả năng phát hiện F-35 cách 59km.Về hỏa lực, tiêm kích đa năng Typhoon trang bị pháo 27mm với 150 viên đạn và 13 điểm treo trên cánh và dưới thân cho phép mang tổng cộng 7,5 tấn vũ khí. Typhoon có khả năng tác chiến tấn công mọi mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ với bộ vũ khí "đa quốc gia" do Mỹ và các nước châu Âu sản xuất.Trong tác chiến không đối không, Typhoon có thể mang tên lửa đối không tầm ngắn IRIS-T, AIM-9, AIM-132 và tên lửa tầm trung - xa AIM-120 và MBDA Meteor.Trong tác chiến đối đất, Typhoon mang được các loại tên lửa không đối đất tầm ngắn AGM-65 (Mỹ); tên lửa hành trình KEPD 350 (Đức) đạt tầm 500km; tên lửa hành trình Storm Shadow (liên doanh Anh-Pháp) đạt tầm 560km; bom dẫn đường laser Paveway. Trong tương lai, Eurofighter đang nghiên cứu tích hợp bom JDAM và SDB lên Typhoon.Sự tổng hợp của các tính năng như sự nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu có năng lực cao nhất đang hoạt động hiện tại. Sự có mặt của Typhoon sẽ nâng cấp sức mạnh của Không quân Nhân dân Việt Nam lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, cũng như Gripen E, một trong những cản trở lớn nhất để Typhoon tới Việt Nam là giá cả. Thời giá năm 2004, tùy phiên bản thì mỗi chiếc Typhoon có giá 127-144 triệu USD (gấp đôi Su-30MK2), chi phí một giờ bay 8.200-18.000 USD.
Ngoài các cuộc đàm phán với công ty Saab về việc mua tiêm kích Gripen E, theo hãng thông tấn Reuters, Việt Nam cũng được cho là đã có thảo luận về việc mua tiêm kích đa năng Typhoon do liên doanh Eurofighter sản xuất. Đây là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất thế giới.
Tiêm kích đa năng Typhoon (Cuồng Phong) là chiến đấu cơ phản lực cánh tam giác - cánh mũi được thiết kế và chế tạo bởi liên doanh Eurofighter GmbH (công ty EADS Đức - Tây Ban Nha; BAE Systems Anh và Alenia Aeronautica Italy) thành lập từ năm 1986. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu dự án Typhoon dã bắt đầu từ năm 1979.
Tiêm kích Typhoon mà Việt Nam muốn mua có kích thước không quá lớn, chiều dài 15,96m, sải cánh 10,95m, cao 5,28m, trọng lượng cất cánh tối đa 23,5 tấn. Máy bay được chế tạo với vật liệu composite sợi carbon chiếm tới hơn 70% khiến trọng lượng nhẹ đi nhiều.
Typhoon được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Eurojet EJ200 cung cấp lực đẩy khô 60kN và lực đẩy khi đối lần hai 90kN. Tốc độ tối đa của máy bay đạt được 2.390km/h ở trần bay cao, trần bay tối đa 19.812m, tầm hoạt động 1.390km.
Với hai động cơ hiện đại, tiêm kích Typhoon cũng sở hữu khả năng tương tự tiêm kích tàng hình F-22A là đạt tốc độ siêu âm Mach 1,5 mà không cần đốt nhiên liệu lần hai. Ngoài ra, thiết kế khí động học cùng hệ thống lái fly-by-wire hiện đại của Typhoon được đánh giá cao, các chuyên gia còn cho rằng Typhoon có khả năng cơ động chỉ đứng sau F-22A.
Đặc biệt, tiêm kích Typhoon được tuyên bố là có khả năng tàng hình. Tuy nó không có kỹ thuật tàng hình mọi khía cạnh như F-22A, nhưng thiết kế của nó thực sự có tích hợp một số tính năng hạn chế khả năng bị thám sát.
So với các chiến đấu cơ thế hệ 4 trên thế giới, buồng lái và giao tiếp người/máy của Typhoon được tuyên bố là rất hiện đại giúp giảm bớt nhiều khối lượng công việc của phi công. Có thể thấy rõ trong ảnh, buồng lái của Typhoon được trang bị các màn hình màu và HUD hiển thị thông tin rõ ràng, dễ nhìn. Chưa kể, phi công lái còn trang bị hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay tích hợp khả năng phóng tên lửa chỉ bằng một cái "ngoái nhìn".
Tuy được đánh giá cao trên nhiều mặt nhưng đáng ngạc nhiên là Typhoon lại đang sử dụng radar xung doppler quét cơ khí CAPTOR thay vì loại radar mạng pha chủ động. Nhưng trong tương lai gần, các máy bay Typhoon có thể được hiện đại hóa với radar mạng pha CAPTOR-E có khả năng phát hiện F-35 cách 59km.
Về hỏa lực, tiêm kích đa năng Typhoon trang bị pháo 27mm với 150 viên đạn và 13 điểm treo trên cánh và dưới thân cho phép mang tổng cộng 7,5 tấn vũ khí. Typhoon có khả năng tác chiến tấn công mọi mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ với bộ vũ khí "đa quốc gia" do Mỹ và các nước châu Âu sản xuất.
Trong tác chiến không đối không, Typhoon có thể mang tên lửa đối không tầm ngắn IRIS-T, AIM-9, AIM-132 và tên lửa tầm trung - xa AIM-120 và MBDA Meteor.
Trong tác chiến đối đất, Typhoon mang được các loại tên lửa không đối đất tầm ngắn AGM-65 (Mỹ); tên lửa hành trình KEPD 350 (Đức) đạt tầm 500km; tên lửa hành trình Storm Shadow (liên doanh Anh-Pháp) đạt tầm 560km; bom dẫn đường laser Paveway. Trong tương lai, Eurofighter đang nghiên cứu tích hợp bom JDAM và SDB lên Typhoon.
Sự tổng hợp của các tính năng như sự nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu có năng lực cao nhất đang hoạt động hiện tại. Sự có mặt của Typhoon sẽ nâng cấp sức mạnh của Không quân Nhân dân Việt Nam lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, cũng như Gripen E, một trong những cản trở lớn nhất để Typhoon tới Việt Nam là giá cả. Thời giá năm 2004, tùy phiên bản thì mỗi chiếc Typhoon có giá 127-144 triệu USD (gấp đôi Su-30MK2), chi phí một giờ bay 8.200-18.000 USD.