Pháo phòng không 37mm là một trong những hỏa lực phòng không tầm thấp quan trọng trong lưới lửa bảo vệ bầu trời đất nước Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ, pháo 37mm cùng các loại pháo 57mm, 85mm, 100mm đã bắn rơi cả nghìn máy bay chiến đấu tối tân nhất thế giới. Sau chiến tranh, tới tận bây giờ, pháo 37mm vẫn đang ngày đêm góp phần bảo vệ đất nước trong tình hình mới.Hiện nay, trong biên chế quân đội ta chủ yếu sử dụng pháo phòng không 37mm hai nòng (do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến pháo 37mm 61-K Liên Xô). Nó có tốc độ bắn khoảng 160-170 phát/phút, tầm bắn tối đa với mục tiêu trên không là 6,7km, kíp pháo thủ 6-8 người. Ngoài ra, pháo 37mm có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất (như xe thiết giáp, bộ binh địch) ở tầm xa đến 9,5km.Dẫu cho bộ đội ta đã sử dụng rất hiệu quả pháo phòng không 37mm trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, chúng không phải là không có điểm yếu. Cụ thể, theo Đại tá Vương Thái Vũ, Trưởng phòng PPK và Tên lửa tầm thấp (Cục Kỹ thuật, Quân chủng PK-KQ): đây là loại pháo bắn trực tiếp, không có khí tài, mà chỉ sử dụng kính quang học.Khi thao tác bắt, bám và tiêu diệt mục tiêu, chiến sĩ pháo thủ 37mm chỉ có thể ngắm trực tiếp bằng mắt thường, điểm hỏa bằng chân để đạp cò, vì thế mà độ chính xác không cao, mật độ hỏa lực thấp và chỉ bắn được mục tiêu có tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 250m/s. Ảnh: Máy đo xa được trang bị cho các đại đội 37mm, thường chỉ nhìn rõ vào ban ngày.Chính vì vậy, trong điều kiện thời tiết xấu cũng như ban đêm, pháo phòng không 37mm có hiệu quả tác chiến thấp, ảnh hưởng tới thời cơ tác chiến đáng kể. Ảnh: Kính ngắm TZK trang bị cho các đại đội pháo 37mm, hiệu quả vào ban ngày.Theo báo QĐND, xuất phát từ thực tiễn đó, các cán bộ của Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự (TĐHKTQS) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng đã tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống trinh sát, điều khiển hỏa lực tích hợp để đem lại những tính năng mới cho pháo 37mm. Sản phẩm của đề tài được đưa vào ứng dụng cho các đơn vị PPK của Quân chủng PK-KQ.Theo Trung tá Trần Ngọc Bình, Phó viện trưởng Viện TĐHKTQS cho biết: Từ yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và diễn tập của các đơn vị pháo 37mm, viện đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế hệ thống trinh sát, phát hiện mục tiêu cho pháo trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới, như: Công nghệ tự động thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển; công nghệ tự động đo và điều khiển thời gian thực; công nghệ tự động bắt và bám sát mục tiêu trên nền nhiễu; công nghệ xử lý ảnh nhiệt, ảnh động; công nghệ thông tin; công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại; công nghệ đo xa la-de...Đặc biệt, nhờ được áp dụng công nghệ bắt, bám cũng như đo xa la-de mà sau nâng cấp, pháo có thể phát hiện được mục tiêu ở cự ly hơn 20km trong điều kiện ban đêm, tự động bám sát mục tiêu với độ chính xác cao.Qua theo dõi các cuộc diễn tập bắn đạn thật pháo phòng không 37mm, các cán bộ nhân viện Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự (TĐHKTQS) tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm công nghệ mới nâng cao thêm khả năng tác chiến của pháo. Ví dụ như hệ thống thông thoại TBĐK-PH37 (giúp truyền khẩu lệnh từ người chỉ huy đến pháo thủ ở tất cả các bệ pháo được chính xác hơn); hệ thống đạp cò bán tự động, cải tiến đại đội pháo phòng không 37mm hai nòng thành một hệ thống hỏa lực C4I, có khả năng tác chiến ngày và đêm. Hệ thống này cho phép người đại đội trưởng trực tiếp ấn nút điểm hỏa cho tất cả các khẩu pháo thuộc quyền.Sau cải tiến, đại đội pháo phòng không 37mm đánh đêm bán tự động sẽ có thêm trung tâm chỉ huy, có chức năng quan sát phát hiện, tự động bám sát, tính toán phần tử, phục vụ chỉ huy bắn đặt trên ca-bin xe ZIL-131, giúp bảo đảm tính cơ động khi hành quân. Mọi thao tác trên pháo sẽ được tự động hóa hoàn toàn, bộ đội chỉ thực hiện công việc nạp đạn sẽ giúp giảm thương vong khi chiến đấu.Về giá trị kinh tế, một đại đội pháo phòng không 37mm sau cải tiến sẽ có tính năng kỹ thuật, chiến thuật và chất lượng tương đương với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến, nhưng giá thành chỉ bằng 30% giá nhập ngoại.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và quá trình thử nghiệm, Viện TĐHKTQS đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao thành công công nghệ này trên một số đại đội PPK 37mm của Quân chủng PK-KQ với chất lượng tốt. Cũng từ kết quả này, chúng ta có thể tiếp tục triển khai nâng cấp các trận địa PPK trên quy mô lớn của tất cả các quân khu, quân chủng, quân đoàn trong thời gian tới.
Pháo phòng không 37mm là một trong những hỏa lực phòng không tầm thấp quan trọng trong lưới lửa bảo vệ bầu trời đất nước Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ, pháo 37mm cùng các loại pháo 57mm, 85mm, 100mm đã bắn rơi cả nghìn máy bay chiến đấu tối tân nhất thế giới. Sau chiến tranh, tới tận bây giờ, pháo 37mm vẫn đang ngày đêm góp phần bảo vệ đất nước trong tình hình mới.
Hiện nay, trong biên chế quân đội ta chủ yếu sử dụng pháo phòng không 37mm hai nòng (do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến pháo 37mm 61-K Liên Xô). Nó có tốc độ bắn khoảng 160-170 phát/phút, tầm bắn tối đa với mục tiêu trên không là 6,7km, kíp pháo thủ 6-8 người. Ngoài ra, pháo 37mm có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất (như xe thiết giáp, bộ binh địch) ở tầm xa đến 9,5km.
Dẫu cho bộ đội ta đã sử dụng rất hiệu quả pháo phòng không 37mm trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, chúng không phải là không có điểm yếu. Cụ thể, theo Đại tá Vương Thái Vũ, Trưởng phòng PPK và Tên lửa tầm thấp (Cục Kỹ thuật, Quân chủng PK-KQ): đây là loại pháo bắn trực tiếp, không có khí tài, mà chỉ sử dụng kính quang học.
Khi thao tác bắt, bám và tiêu diệt mục tiêu, chiến sĩ pháo thủ 37mm chỉ có thể ngắm trực tiếp bằng mắt thường, điểm hỏa bằng chân để đạp cò, vì thế mà độ chính xác không cao, mật độ hỏa lực thấp và chỉ bắn được mục tiêu có tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 250m/s. Ảnh: Máy đo xa được trang bị cho các đại đội 37mm, thường chỉ nhìn rõ vào ban ngày.
Chính vì vậy, trong điều kiện thời tiết xấu cũng như ban đêm, pháo phòng không 37mm có hiệu quả tác chiến thấp, ảnh hưởng tới thời cơ tác chiến đáng kể. Ảnh: Kính ngắm TZK trang bị cho các đại đội pháo 37mm, hiệu quả vào ban ngày.
Theo báo QĐND, xuất phát từ thực tiễn đó, các cán bộ của Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự (TĐHKTQS) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng đã tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống trinh sát, điều khiển hỏa lực tích hợp để đem lại những tính năng mới cho pháo 37mm. Sản phẩm của đề tài được đưa vào ứng dụng cho các đơn vị PPK của Quân chủng PK-KQ.
Theo Trung tá Trần Ngọc Bình, Phó viện trưởng Viện TĐHKTQS cho biết: Từ yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và diễn tập của các đơn vị pháo 37mm, viện đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế hệ thống trinh sát, phát hiện mục tiêu cho pháo trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới, như: Công nghệ tự động thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển; công nghệ tự động đo và điều khiển thời gian thực; công nghệ tự động bắt và bám sát mục tiêu trên nền nhiễu; công nghệ xử lý ảnh nhiệt, ảnh động; công nghệ thông tin; công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại; công nghệ đo xa la-de...
Đặc biệt, nhờ được áp dụng công nghệ bắt, bám cũng như đo xa la-de mà sau nâng cấp, pháo có thể phát hiện được mục tiêu ở cự ly hơn 20km trong điều kiện ban đêm, tự động bám sát mục tiêu với độ chính xác cao.
Qua theo dõi các cuộc diễn tập bắn đạn thật pháo phòng không 37mm, các cán bộ nhân viện Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự (TĐHKTQS) tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm công nghệ mới nâng cao thêm khả năng tác chiến của pháo. Ví dụ như hệ thống thông thoại TBĐK-PH37 (giúp truyền khẩu lệnh từ người chỉ huy đến pháo thủ ở tất cả các bệ pháo được chính xác hơn); hệ thống đạp cò bán tự động, cải tiến đại đội pháo phòng không 37mm hai nòng thành một hệ thống hỏa lực C4I, có khả năng tác chiến ngày và đêm. Hệ thống này cho phép người đại đội trưởng trực tiếp ấn nút điểm hỏa cho tất cả các khẩu pháo thuộc quyền.
Sau cải tiến, đại đội pháo phòng không 37mm đánh đêm bán tự động sẽ có thêm trung tâm chỉ huy, có chức năng quan sát phát hiện, tự động bám sát, tính toán phần tử, phục vụ chỉ huy bắn đặt trên ca-bin xe ZIL-131, giúp bảo đảm tính cơ động khi hành quân. Mọi thao tác trên pháo sẽ được tự động hóa hoàn toàn, bộ đội chỉ thực hiện công việc nạp đạn sẽ giúp giảm thương vong khi chiến đấu.
Về giá trị kinh tế, một đại đội pháo phòng không 37mm sau cải tiến sẽ có tính năng kỹ thuật, chiến thuật và chất lượng tương đương với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến, nhưng giá thành chỉ bằng 30% giá nhập ngoại.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và quá trình thử nghiệm, Viện TĐHKTQS đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao thành công công nghệ này trên một số đại đội PPK 37mm của Quân chủng PK-KQ với chất lượng tốt. Cũng từ kết quả này, chúng ta có thể tiếp tục triển khai nâng cấp các trận địa PPK trên quy mô lớn của tất cả các quân khu, quân chủng, quân đoàn trong thời gian tới.