Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 là một trong những phương tiện bọc thép cơ động cao, hỏa lực mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, BMP-1 được biên chế cho các lữ đoàn tăng thiết giáp và các trung đoàn bộ binh cơ giới của quân đội ta. Ảnh: BMP-1 trong lễ duyệt binh của QĐND Việt Nam.BMP-1 được trang bị tháp pháo kiểu hình nón với hệ thống trích khí (đẩy phần khói thuốc phóng ra ngoài), cơ cấu xoay bằng điện. Do tháp pháo cấu hình thấp nên khả năng hạ nòng tương đối kém. Dẫu vậy, ưu điểm của hệ thống hỏa lực trên BMP-1 thì rất nhiều.Đây là phần tháp pháo BMP-1 được tách rời khỏi thân xe làm mô hình học cụ. Qua đó, có thể thấy rõ bên trong tháp chỉ có một ghế ngồi cho pháo thủ.BMP-1 gần như là phương tiện chiến tranh đầu tiên của Liên Xô trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Và đây cũng là mẫu xe bọc thép đầu tiên của Việt Nam có hệ thống nạp đạn tự động.Đạn được bố trí theo vòng tròn quanh tháp pháo, và sẽ có một cơ cấu đẩy đạn vào bên trong nòng pháo chính. Tốc độ bắn ước đạt 8-10 phát/phút - rất cao.BMP-1 trang bị pháo nòng trơn áp lực thấp 73mm 2A28 Grom với cơ số 40 viên đạn. Pháo thủ được trang bị kính tiềm vọng khuếch đại hình ảnh 1PN22M1 6x/6,7x chế độ kép, 4 khối tiềm vọng sử dụng ban ngày, đo xa quang học và thiết bị hồng ngoại OU-3GK. Trong đó, kính ngắm 1PN22M1 có tầm nhìn 400m ban đêm và 900m nếu sử dụng kính hồng ngoại.Pháo nòng trơn 2A28 Grom được trang bị đạn nổ chống tăng PG-15V có khả năng xuyên giáp dày 280-350mm. Vào thời điểm những năm 1970, pháo 73mm trên BMP-1 thừa sức xuyên thủng giáp trước xe tăng M60 Patton, Chieftain và Leopard 1.Sau này, pháo 2A28 được trang bị thêm loại đạn xuyên giáp PG-9 có khả năng xuyên giáp dày 400m, tầm bắn hiệu quả 500m; đạn nổ phá OG-15V.Tuy nhiên, do thiếu các thiết bị ổn định hiện đại, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 không có khả năng bắn pháo 73mm trong khi hành tiến. Thay vào đó, xe phải dừng hoàn toàn khi khai hỏa.Việc bắn tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3) cũng bắt buộc phải dừng xe hoàn toàn khi bắn. Bệ phóng của AT-3 được gắn ngoài tháp pháo cũng khiến cho việc thay đạn trở nên bất cập trên chiến trường. AT-3 đạt tầm bắn hiệu quả 500-3.000m, xuyên giáp dày 400mm.BMP-1 còn có đại liên PKT 7,62mm đặt ở bên phải pháo chính với cơ số 2.000 viên đạn.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 là một trong những phương tiện bọc thép cơ động cao, hỏa lực mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, BMP-1 được biên chế cho các lữ đoàn tăng thiết giáp và các trung đoàn bộ binh cơ giới của quân đội ta. Ảnh: BMP-1 trong lễ duyệt binh của QĐND Việt Nam.
BMP-1 được trang bị tháp pháo kiểu hình nón với hệ thống trích khí (đẩy phần khói thuốc phóng ra ngoài), cơ cấu xoay bằng điện. Do tháp pháo cấu hình thấp nên khả năng hạ nòng tương đối kém. Dẫu vậy, ưu điểm của hệ thống hỏa lực trên BMP-1 thì rất nhiều.
Đây là phần tháp pháo BMP-1 được tách rời khỏi thân xe làm mô hình học cụ. Qua đó, có thể thấy rõ bên trong tháp chỉ có một ghế ngồi cho pháo thủ.
BMP-1 gần như là phương tiện chiến tranh đầu tiên của Liên Xô trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Và đây cũng là mẫu xe bọc thép đầu tiên của Việt Nam có hệ thống nạp đạn tự động.
Đạn được bố trí theo vòng tròn quanh tháp pháo, và sẽ có một cơ cấu đẩy đạn vào bên trong nòng pháo chính. Tốc độ bắn ước đạt 8-10 phát/phút - rất cao.
BMP-1 trang bị pháo nòng trơn áp lực thấp 73mm 2A28 Grom với cơ số 40 viên đạn. Pháo thủ được trang bị kính tiềm vọng khuếch đại hình ảnh 1PN22M1 6x/6,7x chế độ kép, 4 khối tiềm vọng sử dụng ban ngày, đo xa quang học và thiết bị hồng ngoại OU-3GK. Trong đó, kính ngắm 1PN22M1 có tầm nhìn 400m ban đêm và 900m nếu sử dụng kính hồng ngoại.
Pháo nòng trơn 2A28 Grom được trang bị đạn nổ chống tăng PG-15V có khả năng xuyên giáp dày 280-350mm. Vào thời điểm những năm 1970, pháo 73mm trên BMP-1 thừa sức xuyên thủng giáp trước xe tăng M60 Patton, Chieftain và Leopard 1.
Sau này, pháo 2A28 được trang bị thêm loại đạn xuyên giáp PG-9 có khả năng xuyên giáp dày 400m, tầm bắn hiệu quả 500m; đạn nổ phá OG-15V.
Tuy nhiên, do thiếu các thiết bị ổn định hiện đại, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 không có khả năng bắn pháo 73mm trong khi hành tiến. Thay vào đó, xe phải dừng hoàn toàn khi khai hỏa.
Việc bắn tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3) cũng bắt buộc phải dừng xe hoàn toàn khi bắn. Bệ phóng của AT-3 được gắn ngoài tháp pháo cũng khiến cho việc thay đạn trở nên bất cập trên chiến trường. AT-3 đạt tầm bắn hiệu quả 500-3.000m, xuyên giáp dày 400mm.
BMP-1 còn có đại liên PKT 7,62mm đặt ở bên phải pháo chính với cơ số 2.000 viên đạn.