Các trang bị xe bọc thép của Việt Nam hiện này hầu hết đều có xuất xứ từ Liên Xô, chỉ có hai loại trang bị có nguồn gốc từ Mỹ, là chiến lợi phẩm thu giữa sau ngày 30/4/1975. Thiết kế các loại xe bọc thép của Liên Xô thường dùng cửa hai bên hông và đặc biệt là rất nhiều cửa nóc thay vì cửa lớn nằm ở đuôi xe như dòng M113 Mỹ hay các dòng xe bọc thép khác của phương Tây.Trong ảnh, trưởng xe bọc thép BTR-60PB của Quân khu Thủ đô trong đợt hợp luyện diễn tập bảo vệ sự kiện quan trọng của đất nước năm 2015 đứng tại một trong số các cửa nóc.Thiết kế của xe bọc thép chở quân BTR-60PB thường có đến hai cửa nóc dành cho lái xe, trưởng xe ngồi ở cabin.Ở khoang chở quân, nằm ngay đằng sau tháp pháo co hai cửa lớn dành cho bộ binh thoát ly hoặc chui vào. Nhìn chung, thiết kế ra vào bằng cửa nóc trong điều kiện chiến trường là khá nguy hiểm, có thể trúng đạn hoặc mảnh bom pháo của đối phương. Chính vì vậy, thiết kế xe bọc thép phương Tây thường để binh lính thoát ly bằng cửa hậu. Hiện nay, các dòng xe bọc thép mới của Nga như Bumerang, Kurganet cũng sử dụng kiểu cửa hậu này.Dòng xe bọc thép chở quân BTR-50P mà Việt Nam cũng có sử dụng thậm chí còn không bố trí cửa hông, thay vào đó là binh sĩ ra vào bằng cửa nóc.Ở góc ảnh này có thể thấy rằng trên nóc khoang chở quân là hai cánh cửa lớn cho phép binh sĩ ra vào xe. Sức chở của BTR-50P được cho là lên tới 20 binh sĩ có vũ trang.Phiên bản xe chỉ huy BTR-50PU có dùng thiết kế cửa nóc khác so với phiên bản chở quân BTR-50P/50PK.Còn đây là trên nóc cabin dòng xe bọc thép trinh sát BRDM-2 – loại phương tiện bọc thép rất phổ biến trong QĐND Việt Nam. Trên nóc trước tháp pháo có hai cửa dành cho lái xe và trưởng xe.Do là xe bọc thép trinh sát nên BRDM-2 không có nhiều cửa nóc, dù nó vẫn có thể chở thêm bộ binh.Trên nóc thân xe chiến đấu bộ binh BMP-1 – phương tiện chủ lực của bộ binh cơ giới Việt Nam. Ở vị trí lái xe nằm bên trái thân có tới 2 cửa nóc có thể dành cho lái xe và cả trưởng xe.Ở sau tháp pháo có tới 4 cửa nằm trên khoang chở quân – các binh sĩ có thể vào bằng cửa hậu và di chuyển thoát ly qua cửa nóc hoặc từ cửa nóc bắn trả đối phương.
Các trang bị xe bọc thép của Việt Nam hiện này hầu hết đều có xuất xứ từ Liên Xô, chỉ có hai loại trang bị có nguồn gốc từ Mỹ, là chiến lợi phẩm thu giữa sau ngày 30/4/1975. Thiết kế các loại xe bọc thép của Liên Xô thường dùng cửa hai bên hông và đặc biệt là rất nhiều cửa nóc thay vì cửa lớn nằm ở đuôi xe như dòng M113 Mỹ hay các dòng xe bọc thép khác của phương Tây.
Trong ảnh, trưởng xe bọc thép BTR-60PB của Quân khu Thủ đô trong đợt hợp luyện diễn tập bảo vệ sự kiện quan trọng của đất nước năm 2015 đứng tại một trong số các cửa nóc.
Thiết kế của xe bọc thép chở quân BTR-60PB thường có đến hai cửa nóc dành cho lái xe, trưởng xe ngồi ở cabin.
Ở khoang chở quân, nằm ngay đằng sau tháp pháo co hai cửa lớn dành cho bộ binh thoát ly hoặc chui vào. Nhìn chung, thiết kế ra vào bằng cửa nóc trong điều kiện chiến trường là khá nguy hiểm, có thể trúng đạn hoặc mảnh bom pháo của đối phương. Chính vì vậy, thiết kế xe bọc thép phương Tây thường để binh lính thoát ly bằng cửa hậu. Hiện nay, các dòng xe bọc thép mới của Nga như Bumerang, Kurganet cũng sử dụng kiểu cửa hậu này.
Dòng xe bọc thép chở quân BTR-50P mà Việt Nam cũng có sử dụng thậm chí còn không bố trí cửa hông, thay vào đó là binh sĩ ra vào bằng cửa nóc.
Ở góc ảnh này có thể thấy rằng trên nóc khoang chở quân là hai cánh cửa lớn cho phép binh sĩ ra vào xe. Sức chở của BTR-50P được cho là lên tới 20 binh sĩ có vũ trang.
Phiên bản xe chỉ huy BTR-50PU có dùng thiết kế cửa nóc khác so với phiên bản chở quân BTR-50P/50PK.
Còn đây là trên nóc cabin dòng xe bọc thép trinh sát BRDM-2 – loại phương tiện bọc thép rất phổ biến trong QĐND Việt Nam. Trên nóc trước tháp pháo có hai cửa dành cho lái xe và trưởng xe.
Do là xe bọc thép trinh sát nên BRDM-2 không có nhiều cửa nóc, dù nó vẫn có thể chở thêm bộ binh.
Trên nóc thân xe chiến đấu bộ binh BMP-1 – phương tiện chủ lực của bộ binh cơ giới Việt Nam. Ở vị trí lái xe nằm bên trái thân có tới 2 cửa nóc có thể dành cho lái xe và cả trưởng xe.
Ở sau tháp pháo có tới 4 cửa nằm trên khoang chở quân – các binh sĩ có thể vào bằng cửa hậu và di chuyển thoát ly qua cửa nóc hoặc từ cửa nóc bắn trả đối phương.