Gần 45 năm qua, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Kho 834 (Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội Nhân dân Việt Nam) đã làm tốt nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các loại đạn, phục vụ kịp thời nhu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Ảnh: Căn cứ vào thời gian, đạn được phân thành nhiều cấp khác nhau và bảo quản trong kho được xây dựng với yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.Công việc của họ không gấp gáp, ồn ào, nhưng lại rất dễ mất an toàn nếu không thực sự chuyên nghiệp. Họ nâng đỡ, bảo quản từng viên đạn nhẹ nhàng, chính xác đến từng chi tiết. Với họ, an toàn cho mình, cho đạn chính là thắng lợi lớn nhất và là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ảnh: Định kỳ, đạn được đưa đến trạm kỹ thuật để bảo dưỡng. Cán bộ, nhân viên của Kho 834 vận chuyển đạn từ kho về xưởng. Hòm đạn nhẹ nhất nặng gần 30kg. Riêng hòm đạn hỏa tiễn M21 nặng hơn 100kg.Sau khi đưa ra khỏi hòm, hộp, nhân viên sẽ tháo nút phòng ẩm ở đầu của đạn. Trong ảnh, nhân viên trạm kỹ thuật Kho 834 tháo nút phòng ẩm của đạn cối 60.Họ dùng giấy ráp, bàn chải sát để bật sơ và gỉ sắt trên bề mặt ngoài của đạn cối 60.Các nhân viên dùng xăng, hoặc dầu và giẻ lau nhẹ nhàng tẩy sạch các vết bẩn bên ngoài vỏ đạn. Công việc này thường được tiến hành đến 3 lần.Tiếp đó, họ dùng các dụng cụ chuyên dùng để đo, kiểm tra bề mặt thuốc nổ và khoảng cách khi lắp ngòi nổ vào thân đạn. Nếu khoảng cách này ngắn hoặc dài hơn kích thước cho phép tức là thuốc nổ bên trong quả đạn đã biến chất, cẩn phải phương án xử lý.Sau đấy nhân viên phải kiểm tra sự cong vênh của cánh đuôi. Nếu kiểm tra không kỹ, không kịp thời phát hiện những cong vênh này, khi bắn, đường đạn đi không theo đúng ý định. Tiếp đó, họ phải kiểm tra chính xác lỗ lắp liều chính rồi mới kiểm tra đai đạn và cánh đuôi.Các nhân viên của trạm sửa chữa đo đồng trục của quả đạn cối 60.Đạn tiếp tục được làm sạch phần thân vỏ và được đóng lắp phòng ẩm trước khi mang đi sơn.Trong khi các nhân viên bảo quản đạn theo dây chuyền, ở một nơi khác, các thợ mộc kiểm tra, ra cố lại độ chắc chắn của hòm, hộp đựng đạn.Đạn được các nhân viên nâng niu đặt vào hộp và bảo quản hết sức cẩn thận.Sau đó đạn được đưa về kho, bảo quản và chờ xuất đi các đơn vị Quân đội Việt Nam.Công việc của cán bộ, chiến sĩ Kho 834 lặng lẽ, nhưng chứa đựng ý nghĩa và đóng góp lớn trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Gần 45 năm qua, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Kho 834 (Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội Nhân dân Việt Nam) đã làm tốt nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các loại đạn, phục vụ kịp thời nhu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Ảnh: Căn cứ vào thời gian, đạn được phân thành nhiều cấp khác nhau và bảo quản trong kho được xây dựng với yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.
Công việc của họ không gấp gáp, ồn ào, nhưng lại rất dễ mất an toàn nếu không thực sự chuyên nghiệp. Họ nâng đỡ, bảo quản từng viên đạn nhẹ nhàng, chính xác đến từng chi tiết. Với họ, an toàn cho mình, cho đạn chính là thắng lợi lớn nhất và là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ảnh: Định kỳ, đạn được đưa đến trạm kỹ thuật để bảo dưỡng. Cán bộ, nhân viên của Kho 834 vận chuyển đạn từ kho về xưởng. Hòm đạn nhẹ nhất nặng gần 30kg. Riêng hòm đạn hỏa tiễn M21 nặng hơn 100kg.
Sau khi đưa ra khỏi hòm, hộp, nhân viên sẽ tháo nút phòng ẩm ở đầu của đạn. Trong ảnh, nhân viên trạm kỹ thuật Kho 834 tháo nút phòng ẩm của đạn cối 60.
Họ dùng giấy ráp, bàn chải sát để bật sơ và gỉ sắt trên bề mặt ngoài của đạn cối 60.
Các nhân viên dùng xăng, hoặc dầu và giẻ lau nhẹ nhàng tẩy sạch các vết bẩn bên ngoài vỏ đạn. Công việc này thường được tiến hành đến 3 lần.
Tiếp đó, họ dùng các dụng cụ chuyên dùng để đo, kiểm tra bề mặt thuốc nổ và khoảng cách khi lắp ngòi nổ vào thân đạn. Nếu khoảng cách này ngắn hoặc dài hơn kích thước cho phép tức là thuốc nổ bên trong quả đạn đã biến chất, cẩn phải phương án xử lý.
Sau đấy nhân viên phải kiểm tra sự cong vênh của cánh đuôi. Nếu kiểm tra không kỹ, không kịp thời phát hiện những cong vênh này, khi bắn, đường đạn đi không theo đúng ý định.
Tiếp đó, họ phải kiểm tra chính xác lỗ lắp liều chính rồi mới kiểm tra đai đạn và cánh đuôi.
Các nhân viên của trạm sửa chữa đo đồng trục của quả đạn cối 60.
Đạn tiếp tục được làm sạch phần thân vỏ và được đóng lắp phòng ẩm trước khi mang đi sơn.
Trong khi các nhân viên bảo quản đạn theo dây chuyền, ở một nơi khác, các thợ mộc kiểm tra, ra cố lại độ chắc chắn của hòm, hộp đựng đạn.
Đạn được các nhân viên nâng niu đặt vào hộp và bảo quản hết sức cẩn thận.
Sau đó đạn được đưa về kho, bảo quản và chờ xuất đi các đơn vị Quân đội Việt Nam.
Công việc của cán bộ, chiến sĩ Kho 834 lặng lẽ, nhưng chứa đựng ý nghĩa và đóng góp lớn trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.