Gần đây, Tập đoàn RAND của Mỹ đã công bố bản báo cáo kiến nghị Quân đội Mỹ cần phải sử dụng chiến lược “phong tỏa tầm xa” của tên lửa đất đối hải triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối phó với chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc.
Báo cáo này có tiêu đề “triển khai tên lửa đất đối hải ở Tây Thái Bình Dương”, phân tích chi tiết không gian địa lý của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập trung vào việc Quân đội Mỹ làm thế nào sử dụng mạng lưới tên lửa đất đối hải ngăn chặn hành động của Hải quân Trung Quốc.
“Hiện nay Quân đội Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương không có khả năng về tên lửa đất đối hải. Nếu Quân đội Mỹ có sức mạnh này để ngăn chặn tàu Trung Quốc, trong thời chiến sẽ hình thành thế phong tỏa hoàn toàn”, báo cáo của RAND cho biết.
RAND còn tiến hành nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng tên lửa đất đối hải để cắt đứt tuyến giao thông trên biển của Trung Quốc. “Tên lửa đất đối hải rất dễ sử dụng, trong chiến lược và chiến thuật đều có thể di chuyển. Tên lửa có thể triển khai tại nhiều điểm trên các chuỗi đảo trải dài hàng nghìn dặm, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tên lửa và Không quân Trung Quốc”, báo cáo cho biết.
|
Tổ hợp tên lửa đất đối hải của Nhật Bản dùng tên lửa chống tàu Type 88 đạt tầm bắn xa đến 200km.
|
Để chứng minh hiệu quả của việc triển khai tên lửa đất đối hải, báo cáo đã đưa ra bối cảnh tên lửa đối hải tầm ngắn và tầm trung sẽ uy hiếp Hải quân Trung Quốc ra eo biển Malacca, Sunda và quần đảo Lombok.
“Nếu Đài Loan và Nhật Bản xảy ra xung đột với Trung Quốc, tên lửa đối hải có tầm phóng 100-200 km khai tại Okinawa và phía Bắc Đài Loan có thể bao phủ tuyến đường tiến vào phía Nam đảo Okinawa của Hải quân Trung Quốc. Nếu Đài Loan không muốn tham gia vào hành động liên hợp để phong tỏa vùng biển này, Nhật Bản cũng có thể triển khai tên lửa đối hạm tầm phóng 200 km tại quần đảo Nansei”, báo cáo viết.
Ngoài ra, tên lửa đối hải có tầm phóng 100km triển khai tại Đài Loan, Malaysia và Philippines có thể bao phủ eo biển Luzon nằm giữa Philippines và Đài Loan, cũng như khu vực biển giữa Philippines với Brunei. “Hải quân Trung Quốc có thể sẽ tính toán việc từ eo biển Triều Tiên để vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc, trong bối cảnh đó, tên lửa đối hải có tầm phóng 200km triển khai tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đủ đối phó”, báo cáo cho biết.
Bình luận về báo cáo này, chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, từ góc độ chiến thuật quân sự thì báo báo này không sau, nhưng báo cáo này quên một điều là Trung Quốc cũng có lượng lớn tên lửa đối hải trên đất liền hàng đầu thế giới.
|
Trung Quốc cũng có thể sử dụng tên lửa đất đối hải để phong tỏa lại Mỹ và đồng minh.
|
“Nếu Nhật Bản hay một quốc gia nào khác sử dụng tên lửa đất đối hải để phong tỏa tuyến đường ra của Quân đội Trung Quốc, thì cũng phải đối mặt với sự phong tỏa của tên lửa đất đối hải của nước này. Vì tầm phóng tên lửa Trung Quốc có thể là 200km, cũng có thể xa hơn, mà Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối hải tại bờ biển phía Đông đủ để phong tỏa tàu chiến của Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc một số quốc gia Đông Nam Á”, chuyên gia này nói.