Đầu tiên là máy bay tiêm kích phản lực MiG-15 – một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất do Liên Xô chế tạo. Tuy không nghi nhận nhiều thông tin về quá trình tham gia chiến đấu của MiG-15 ở Việt Nam, nhưng theo một số nguồn tin thì Không quân Việt Nam đã nhận được số lượng ít MiG-15UTI huấn luyện 2 chỗ ngồi. Ảnh minh họa
Biến thể huấn luyện MiG-15UTI thiết kế với 2 chỗ ngồi, 2 hệ thống lái, trang bị một động cơ phản lực Klimov VK-1 cho tốc độ cực đại 1.075km/h. Trong ảnh là một chiếc MiG-15UTI được sản xuất tại Ba Lan với cái tên SB Lim-2.
Một trong 3 tiêm kích chủ lực bảo vệ bầu trời miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - MiG-17 cũng đã “xuất ngũ”. Năm 1964, đơn vị chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam – Trung đoàn 921 ra đời. Đơn vị được trang bị 36 tiêm kích MiG-17F. Vào thời điểm đó, đây là chiến đấu cơ phản lực hiện đại nhất của không quân ta.
MiG-17F trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.145 km/h, tầm bay 2.060km, trần bay 16.600m. Máy bay lắp một pháo 37mm (40 viên đạn) và 2 pháo NR-23 (160 viên đạn), theo Anh hùng phi công Phạm Ngọc Lan thì pháo của MiG-17F chỉ có tầm bắn hiệu quả khoảng 400m. Ảnh minh họa nước ngoài
Trong các cuộc chiến trên bầu trời miền Bắc những năm 1960-1970, MiG-17F của Việt Nam đã hạ đo ván nhiều mẫu tiêm kích rất hiện đại của Mỹ. Không những thế, bộ đội Việt Nam còn sử dụng MiG-17F để không kích tàu chiến Mỹ ngoài Biển Đông. Trong ảnh là một trong 2 chiếc MiG-17F đã thực hiện cuộc không kích tàu chiến Mỹ ngày 19/4/1972.
Ngoài máy bay tiêm kích Liên Xô, không quân ta trong kháng chiến chống Mỹ cũng nhận được mẫu J-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở MiG-19 (Liên Xô). Trong ảnh là các phi công J-6 thuộc Trung đoàn 925 nghe phổ biến kế hoạch tác chiến.
Những chiếc J-6 với “bàn tay vàng, bộ óc sáng tạo” của phi công Việt Nam đã bắn hạ một số máy bay Mỹ.
Tiêm kích J-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực WP-6A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.540km/h. Máy bay trang bị 3 pháo 30mm ở cánh và thân. Sau kháng chiến chống Mỹ, J-6 cũng ra khỏi biên chế, tuy nhiên cũng không rõ năm nào. Ảnh minh họa nước ngoài.
Trong chống Mỹ, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng nhận được số lượng nhỏ máy bay ném bom chiến thuật Il-28 do Liên Xô sản xuất. Đây được xem là mẫu máy bay ném bom chuyên dụng duy nhất trong lịch sử của không quân ta. Trong ảnh là máy bay và cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 929 trang bị máy bay ném bom Il-28.
Đáng tiếc là Il-28 của Không quân Nhân dân Việt Nam không được tham gia nhiều trong chiến đấu (chỉ duy nhất một trận vào ngày 9/10/1972 đánh tan căn cứ địch trên đất Lào). Nó “xuất ngũ” trước ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ảnh minh họa nước ngoài
Il-28 được trang bị 2 động cơ phản lực VK-1A cho tốc độ tối đa 902km/h, mang được 3 tấn bom trong thân. Ảnh minh họa nước ngoài
Sau năm 1975, Việt Nam đã đưa vào biên chế số lượng tương đối lớn máy bay chiến đấu AD-6, F-5, A-37 do Mỹ sản xuất, tịch thu được từ VNCH. Số máy bay này sau đó đưa vào phục vụ tích cực trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ 1975 tới đầu những năm 1980. Dẫu vậy, sau các chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi quân Khơ Me đỏ, do thiếu phụ tùng khiến phần lớn các máy bay này ngừng hoạt động. Trong ảnh là một chiếc cường kích AD-6 đã thôi phục vụ, trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 tại bảo tàng.
Đầu tiên là máy bay tiêm kích phản lực MiG-15 – một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất do Liên Xô chế tạo. Tuy không nghi nhận nhiều thông tin về quá trình tham gia chiến đấu của MiG-15 ở Việt Nam, nhưng theo một số nguồn tin thì Không quân Việt Nam đã nhận được số lượng ít MiG-15UTI huấn luyện 2 chỗ ngồi. Ảnh minh họa
Biến thể huấn luyện MiG-15UTI thiết kế với 2 chỗ ngồi, 2 hệ thống lái, trang bị một động cơ phản lực Klimov VK-1 cho tốc độ cực đại 1.075km/h. Trong ảnh là một chiếc MiG-15UTI được sản xuất tại Ba Lan với cái tên SB Lim-2.
Một trong 3 tiêm kích chủ lực bảo vệ bầu trời miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - MiG-17 cũng đã “xuất ngũ”. Năm 1964, đơn vị chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam – Trung đoàn 921 ra đời. Đơn vị được trang bị 36 tiêm kích MiG-17F. Vào thời điểm đó, đây là chiến đấu cơ phản lực hiện đại nhất của không quân ta.
MiG-17F trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.145 km/h, tầm bay 2.060km, trần bay 16.600m. Máy bay lắp một pháo 37mm (40 viên đạn) và 2 pháo NR-23 (160 viên đạn), theo Anh hùng phi công Phạm Ngọc Lan thì pháo của MiG-17F chỉ có tầm bắn hiệu quả khoảng 400m. Ảnh minh họa nước ngoài
Trong các cuộc chiến trên bầu trời miền Bắc những năm 1960-1970, MiG-17F của Việt Nam đã hạ đo ván nhiều mẫu tiêm kích rất hiện đại của Mỹ. Không những thế, bộ đội Việt Nam còn sử dụng MiG-17F để không kích tàu chiến Mỹ ngoài Biển Đông. Trong ảnh là một trong 2 chiếc MiG-17F đã thực hiện cuộc không kích tàu chiến Mỹ ngày 19/4/1972.
Ngoài máy bay tiêm kích Liên Xô, không quân ta trong kháng chiến chống Mỹ cũng nhận được mẫu J-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở MiG-19 (Liên Xô). Trong ảnh là các phi công J-6 thuộc Trung đoàn 925 nghe phổ biến kế hoạch tác chiến.
Những chiếc J-6 với “bàn tay vàng, bộ óc sáng tạo” của phi công Việt Nam đã bắn hạ một số máy bay Mỹ.
Tiêm kích J-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực WP-6A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.540km/h. Máy bay trang bị 3 pháo 30mm ở cánh và thân. Sau kháng chiến chống Mỹ, J-6 cũng ra khỏi biên chế, tuy nhiên cũng không rõ năm nào. Ảnh minh họa nước ngoài.
Trong chống Mỹ, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng nhận được số lượng nhỏ máy bay ném bom chiến thuật Il-28 do Liên Xô sản xuất. Đây được xem là mẫu máy bay ném bom chuyên dụng duy nhất trong lịch sử của không quân ta. Trong ảnh là máy bay và cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 929 trang bị máy bay ném bom Il-28.
Đáng tiếc là Il-28 của Không quân Nhân dân Việt Nam không được tham gia nhiều trong chiến đấu (chỉ duy nhất một trận vào ngày 9/10/1972 đánh tan căn cứ địch trên đất Lào). Nó “xuất ngũ” trước ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ảnh minh họa nước ngoài
Il-28 được trang bị 2 động cơ phản lực VK-1A cho tốc độ tối đa 902km/h, mang được 3 tấn bom trong thân. Ảnh minh họa nước ngoài
Sau năm 1975, Việt Nam đã đưa vào biên chế số lượng tương đối lớn máy bay chiến đấu AD-6, F-5, A-37 do Mỹ sản xuất, tịch thu được từ VNCH. Số máy bay này sau đó đưa vào phục vụ tích cực trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ 1975 tới đầu những năm 1980. Dẫu vậy, sau các chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi quân Khơ Me đỏ, do thiếu phụ tùng khiến phần lớn các máy bay này ngừng hoạt động. Trong ảnh là một chiếc cường kích AD-6 đã thôi phục vụ, trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 tại bảo tàng.