Không quân Nhân dân Việt Nam kể từ khi thành lập tới nay luôn có truyền thống sử dụng các loại máy bay do Liên Xô sản xuất. Dẫu vậy, đã có thời kỳ lực lượng không quân ta sử dụng khá rộng rãi (gồm cả trên chiến trường) các máy bay chiến đấu xuất xứ từ Mỹ.
Theo đó, sau 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu được khoảng 877 máy bay quân sự của VNCH. Trong số đó có 250 chiếc trong tình trạng tốt sử dụng được ngay, đặc biệt có khoảng 71 chiếc là máy bay chiến đấu, gồm: 41 tiêm kích F-5; 23 cường kích A-37 và 5 cường kích AD-6. Trong ảnh là tiêm kích F-5E trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.
F-5E Tiger II là thế hệ của dòng tiêm kích siêu âm hạng nhẹ F-5 do hãng Northrop sản xuất cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ không "khoái" tiêm kích hạng nhẹ, vì thế chúng chủ yếu dùng cho huấn luyện chiến đấu và xuất khẩu cho các đồng minh. Ảnh minh họa
F-5E Tiger II được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, trinh sát, tấn công mục tiêu mặt đất. F-5E có chiều dài 14,45m, sải cánh 8,13m, cao 4,08m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,1 tấn. Ảnh minh họa
Cận cảng bảng điều khiển trong buồng lái tiêm kích F-5E Tiger II. Nó được trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-159 chủ yếu hỗ trợ chế độ không đối không, tầm trinh sát 19-37km. Ảnh minh họa
F-5E được trang bị 2 pháo 20mm M39A2 nòng đơn ở đầu mũi, có tốc độ bắn khoảng 1.500 phát/phút. Không quân Nhân dân Việt Nam đã sử dụng F-5E trong các chiến dịch phản công quân Khơ Me đỏ trên biên giới tây nam và sau đó là chiến dịch giải phóng Campuchia, truy quét tàn quân Khơ Me đỏ. Ảnh minh họa
F-5E trang bị 7 giá treo (2 đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân - mang thùng dầu phụ) cho phép mang 3,2 tấn vũ khí gồm: 4 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 hoặc tầm xa AIM-120; 2 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick; 2 bệ phóng rocket LAU-61/68 với 19 đạn hoặc 2 bệ phóng LAU-5003 với 19 đạn hoặc 2 LAU-10 với 4 đạn 127mm hoặc 2 Matra với 18 đạn 68mm; hoặc nó có thể mang bom không điều khiển Mk80 series, bom chùm CBU, bom napan. Ảnh minh họa
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực J85-GE-21B cho tốc độ tối đa 1.700km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu khoảng 700km. Ảnh minh họa
Không quân Nhân dân Việt Nam cũng sử dụng phổ biến các máy bay cường kích A-37 Dragonfly trong các chiến dịch phản công quân Khơ Me đỏ và giải phóng Campuchia sau đó. Loại máy bay này do hãng Cessna sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng nó lại chủ yếu xuất đi các nước đồng minh, trong khi nước Mỹ chỉ dùng cho vai trò huấn luyện. Ảnh minh họa
A-37 được thiết kế với 2 ghế lái ngồi song song, dẫu vậy nó có thể bay chỉ với một người điều khiển. Ảnh minh họa
A-37 dài 8,62m, sải cánh 10,9m, cao 2,70m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,35 tấn, trang bị 2 động cơ J85-GE-17A cho tốc độ bay 816km/h, bán kính chiến đấu 740km. Ảnh minh họa A-37 thiết kế với súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm GAU-2B/A với 8 giá treo dưới cánh mang tổng cộng 1,2 tấn vũ khí gồm: tối đa 4 bệ phóng rocket với đạn 70mm; tối đa 2 tên lửa đối không AIM-9; bom Mk.82 241kg. Ảnh minh họa
Không quân Nhân dân Việt Nam cũng thu giữ được 5 chiếc máy bay cường kích động cơ cánh quạt AD-6 còn tốt. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng nhiều cho nhiệm vụ chiến đấu. AD-6 trang bị tới 15 giá treo trên cánh cho phép mang được 3,6 tấn vũ khí gồm: bom, rocket, súng máy. Ảnh minh họa
Không quân Nhân dân Việt Nam kể từ khi thành lập tới nay luôn có truyền thống sử dụng các loại máy bay do Liên Xô sản xuất. Dẫu vậy, đã có thời kỳ lực lượng không quân ta sử dụng khá rộng rãi (gồm cả trên chiến trường) các máy bay chiến đấu xuất xứ từ Mỹ.
Theo đó, sau 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu được khoảng 877 máy bay quân sự của VNCH. Trong số đó có 250 chiếc trong tình trạng tốt sử dụng được ngay, đặc biệt có khoảng 71 chiếc là máy bay chiến đấu, gồm: 41 tiêm kích F-5; 23 cường kích A-37 và 5 cường kích AD-6. Trong ảnh là tiêm kích F-5E trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.
F-5E Tiger II là thế hệ của dòng tiêm kích siêu âm hạng nhẹ F-5 do hãng Northrop sản xuất cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ không "khoái" tiêm kích hạng nhẹ, vì thế chúng chủ yếu dùng cho huấn luyện chiến đấu và xuất khẩu cho các đồng minh. Ảnh minh họa
F-5E Tiger II được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, trinh sát, tấn công mục tiêu mặt đất. F-5E có chiều dài 14,45m, sải cánh 8,13m, cao 4,08m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,1 tấn. Ảnh minh họa
Cận cảng bảng điều khiển trong buồng lái tiêm kích F-5E Tiger II. Nó được trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-159 chủ yếu hỗ trợ chế độ không đối không, tầm trinh sát 19-37km. Ảnh minh họa
F-5E được trang bị 2 pháo 20mm M39A2 nòng đơn ở đầu mũi, có tốc độ bắn khoảng 1.500 phát/phút. Không quân Nhân dân Việt Nam đã sử dụng F-5E trong các chiến dịch phản công quân Khơ Me đỏ trên biên giới tây nam và sau đó là chiến dịch giải phóng Campuchia, truy quét tàn quân Khơ Me đỏ. Ảnh minh họa
F-5E trang bị 7 giá treo (2 đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân - mang thùng dầu phụ) cho phép mang 3,2 tấn vũ khí gồm: 4 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 hoặc tầm xa AIM-120; 2 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick; 2 bệ phóng rocket LAU-61/68 với 19 đạn hoặc 2 bệ phóng LAU-5003 với 19 đạn hoặc 2 LAU-10 với 4 đạn 127mm hoặc 2 Matra với 18 đạn 68mm; hoặc nó có thể mang bom không điều khiển Mk80 series, bom chùm CBU, bom napan. Ảnh minh họa
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực J85-GE-21B cho tốc độ tối đa 1.700km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu khoảng 700km. Ảnh minh họa
Không quân Nhân dân Việt Nam cũng sử dụng phổ biến các máy bay cường kích A-37 Dragonfly trong các chiến dịch phản công quân Khơ Me đỏ và giải phóng Campuchia sau đó. Loại máy bay này do hãng Cessna sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng nó lại chủ yếu xuất đi các nước đồng minh, trong khi nước Mỹ chỉ dùng cho vai trò huấn luyện. Ảnh minh họa
A-37 được thiết kế với 2 ghế lái ngồi song song, dẫu vậy nó có thể bay chỉ với một người điều khiển. Ảnh minh họa
A-37 dài 8,62m, sải cánh 10,9m, cao 2,70m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,35 tấn, trang bị 2 động cơ J85-GE-17A cho tốc độ bay 816km/h, bán kính chiến đấu 740km. Ảnh minh họa
A-37 thiết kế với súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm GAU-2B/A với 8 giá treo dưới cánh mang tổng cộng 1,2 tấn vũ khí gồm: tối đa 4 bệ phóng rocket với đạn 70mm; tối đa 2 tên lửa đối không AIM-9; bom Mk.82 241kg. Ảnh minh họa
Không quân Nhân dân Việt Nam cũng thu giữ được 5 chiếc máy bay cường kích động cơ cánh quạt AD-6 còn tốt. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng nhiều cho nhiệm vụ chiến đấu. AD-6 trang bị tới 15 giá treo trên cánh cho phép mang được 3,6 tấn vũ khí gồm: bom, rocket, súng máy. Ảnh minh họa