Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm 18/5, một nhóm tàu chiến của hải quân nước này gồm 4 tàu hiện đại, cỡ lớn đã lên đường viếng thăm một loạt quốc gia ở Đông Nam Á và Đông Á. Đặc biệt, vịnh Cam Ranh, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên mà nhóm tàu chiến Ấn Độ đang trên đường hướng tới. “Chuyến ghé thăm tới các cảng đó sẽ kéo dài trong 4 ngày với mục đích thắt chặt quan hệ song phương và tăng cường khả năng tác chiến giữa các lực lượng hải quân”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ lưu ý.Trong số các tàu chiến Ấn Độ viếng thăm Cam Ranh, Việt Nam tới đây, đáng lưu ý nhất là hai tàu hộ vệ tên lửa cực kỳ hiện đại thuộc lớp Shivalik mang tên Satpura (F48) và Sahyadri (F49). Trong đó, tàu INS Sahyadri (F49) đã từng có chuyến thăm quân cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Nguồn ảnh: ZingLớp Shivalik là một trong những lớp tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đầu tiên trong thế kỷ 21 của Ấn Độ. Đây là một trong những tàu chiến tàng hình tối tân nhất của nước này, có giá trị đóng mới lên tới 340 triệu USD. Chúng có lượng giãn nước 6.200 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m, thủy thủ đoàn 257 người.Lớp tàu hộ vệ tàng hình này được trang bị công nghệ hỗn hợp của Nga và Israel. Ví dụ, hệ thống cảm biến của lớp Shivalik là sự kết hợp giữa các đài radar tiên tiến Nga (gồm đài trinh sát đường không - biển MR-760 Fregat M2EM 3 tham số, đài điều khiển hỏa lực MR-90) và đài radar của Israel (gồm đài trinh sát không - biển EL/M-2238 3 tham số; đài điều khiển EL/M-2221). Ngoài ra, con tàu còn trang bị hệ thống thủy âm của Thales và do Ấn Độ tự sản xuất. Nguồn ảnh: ZingSức mạnh hỏa lực trên lớp Shivalik cũng là sự pha trộn nhiều “phong cách”. Vũ khí nguy hiểm nhất của tàu là tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos – sản phẩm liên doanh Nga - Ấn Độ. Loại tên lửa này được triển khai trên các bệ phóng thẳng đứng, tầm bắn đến 290km, tốc độ bay siêu âm.Lá chắn phòng không trên tàu chiến Ấn Độ sắp thăm Việt Nam là sự kết hợp giữa Nga - tổ hợp tên lửa hải đối không Shtil-1 3S90M có khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly 2,5-32km, độ cao từ 15m tới 15km.Ở tầm thấp là do hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Barak 1 (Israel sản xuất) đảm nhiệm với 32 quả đạn tên lửa đặt trong bệ thẳng đứng VLS. Barak 1 có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 500m tới 12km, độ cao 5,5km.Hỏa lực chống ngầm cũng có sự pha trộn với bệ phóng bom RBU-6000 chuẩn Nga và ngư lôi 324mm chuẩn NATO. Nguồn ảnh: ZingVề các tổ hợp pháo phòng thủ, tàu hộ vệ lớp Shivalik trang bị hai bệ pháo bắn nhanh AK-630 có tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút do Nga thiết kế để bắn chặn tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: ZingTrong khi, tổ hợp pháo hạm cỡ nòng lớn đa năng thì Ấn Độ lại sử dụng loại Oto Breda 76,2mm của Italy thay vì AK-176 Nga. Nguồn ảnh: ZingNgoài hai tàu chiến cỡ 6.200 tấn cực kỳ hiện đại, nhóm tàu chiến Ấn Độ tới thăm Cam Ranh lần này còn có tàu hộ vệ tên lửa nhỏ INS Kirch (P62) – một trong các tàu chiến lớp Kora do Ấn Độ tự chế tạo. Con tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.350 tấn, toàn tải là 1.500 tấn, dài 91,1m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 134 người. Tàu tuy được đóng ở Ấn Độ nhưng trang bị hoàn toàn công nghệ cảm biến, hỏa lực của Nga.Hỏa lực mạnh nhất trên tàu INS Kirch là 16 tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E bố trí trong 4 bệ phóng KT-184 đặt phía trước thượng tầng.Tuy nhỏ nhưng với dàn Uran-E này đủ sức giúp INS Kirch thừa khả năng hủy diệt các tàu chiến lớn hơn nó nhiều lần. Ở khía cạnh nào đó, INS Kirch có nét giống về hỏa lực với tàu tên lửa Molniya của Việt Nam. Ngoại trừ việc kích cỡ lớn hơn, cho phép triển khai được cả trực thăng hạng nhẹ.Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam này, Ấn Độ còn đưa sang cả tàu tiếp dầu thuộc hàng lớn nhất nước này – INS Deepak (A50) - một trong những tàu mặt nước lớn nhất Ấn Độ hiện nay. Nó có lượng giãn nước toàn tải đến 27.000 tấn, dài 175m, có thể chở 17.900 tấn hàng hóa (bao gồm 15.500 tấn hàng lỏng và 500 tấn hàng cứng).
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm 18/5, một nhóm tàu chiến của hải quân nước này gồm 4 tàu hiện đại, cỡ lớn đã lên đường viếng thăm một loạt quốc gia ở Đông Nam Á và Đông Á. Đặc biệt, vịnh Cam Ranh, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên mà nhóm tàu chiến Ấn Độ đang trên đường hướng tới. “Chuyến ghé thăm tới các cảng đó sẽ kéo dài trong 4 ngày với mục đích thắt chặt quan hệ song phương và tăng cường khả năng tác chiến giữa các lực lượng hải quân”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ lưu ý.
Trong số các tàu chiến Ấn Độ viếng thăm Cam Ranh, Việt Nam tới đây, đáng lưu ý nhất là hai tàu hộ vệ tên lửa cực kỳ hiện đại thuộc lớp Shivalik mang tên Satpura (F48) và Sahyadri (F49). Trong đó, tàu INS Sahyadri (F49) đã từng có chuyến thăm quân cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Zing
Lớp Shivalik là một trong những lớp tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đầu tiên trong thế kỷ 21 của Ấn Độ. Đây là một trong những tàu chiến tàng hình tối tân nhất của nước này, có giá trị đóng mới lên tới 340 triệu USD. Chúng có lượng giãn nước 6.200 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m, thủy thủ đoàn 257 người.
Lớp tàu hộ vệ tàng hình này được trang bị công nghệ hỗn hợp của Nga và Israel. Ví dụ, hệ thống cảm biến của lớp Shivalik là sự kết hợp giữa các đài radar tiên tiến Nga (gồm đài trinh sát đường không - biển MR-760 Fregat M2EM 3 tham số, đài điều khiển hỏa lực MR-90) và đài radar của Israel (gồm đài trinh sát không - biển EL/M-2238 3 tham số; đài điều khiển EL/M-2221). Ngoài ra, con tàu còn trang bị hệ thống thủy âm của Thales và do Ấn Độ tự sản xuất. Nguồn ảnh: Zing
Sức mạnh hỏa lực trên lớp Shivalik cũng là sự pha trộn nhiều “phong cách”. Vũ khí nguy hiểm nhất của tàu là tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos – sản phẩm liên doanh Nga - Ấn Độ. Loại tên lửa này được triển khai trên các bệ phóng thẳng đứng, tầm bắn đến 290km, tốc độ bay siêu âm.
Lá chắn phòng không trên tàu chiến Ấn Độ sắp thăm Việt Nam là sự kết hợp giữa Nga - tổ hợp tên lửa hải đối không Shtil-1 3S90M có khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly 2,5-32km, độ cao từ 15m tới 15km.
Ở tầm thấp là do hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Barak 1 (Israel sản xuất) đảm nhiệm với 32 quả đạn tên lửa đặt trong bệ thẳng đứng VLS. Barak 1 có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 500m tới 12km, độ cao 5,5km.
Hỏa lực chống ngầm cũng có sự pha trộn với bệ phóng bom RBU-6000 chuẩn Nga và ngư lôi 324mm chuẩn NATO. Nguồn ảnh: Zing
Về các tổ hợp pháo phòng thủ, tàu hộ vệ lớp Shivalik trang bị hai bệ pháo bắn nhanh AK-630 có tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút do Nga thiết kế để bắn chặn tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Zing
Trong khi, tổ hợp pháo hạm cỡ nòng lớn đa năng thì Ấn Độ lại sử dụng loại Oto Breda 76,2mm của Italy thay vì AK-176 Nga. Nguồn ảnh: Zing
Ngoài hai tàu chiến cỡ 6.200 tấn cực kỳ hiện đại, nhóm tàu chiến Ấn Độ tới thăm Cam Ranh lần này còn có tàu hộ vệ tên lửa nhỏ INS Kirch (P62) – một trong các tàu chiến lớp Kora do Ấn Độ tự chế tạo. Con tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.350 tấn, toàn tải là 1.500 tấn, dài 91,1m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 134 người. Tàu tuy được đóng ở Ấn Độ nhưng trang bị hoàn toàn công nghệ cảm biến, hỏa lực của Nga.
Hỏa lực mạnh nhất trên tàu INS Kirch là 16 tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E bố trí trong 4 bệ phóng KT-184 đặt phía trước thượng tầng.
Tuy nhỏ nhưng với dàn Uran-E này đủ sức giúp INS Kirch thừa khả năng hủy diệt các tàu chiến lớn hơn nó nhiều lần. Ở khía cạnh nào đó, INS Kirch có nét giống về hỏa lực với tàu tên lửa Molniya của Việt Nam. Ngoại trừ việc kích cỡ lớn hơn, cho phép triển khai được cả trực thăng hạng nhẹ.
Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam này, Ấn Độ còn đưa sang cả tàu tiếp dầu thuộc hàng lớn nhất nước này – INS Deepak (A50) - một trong những tàu mặt nước lớn nhất Ấn Độ hiện nay. Nó có lượng giãn nước toàn tải đến 27.000 tấn, dài 175m, có thể chở 17.900 tấn hàng hóa (bao gồm 15.500 tấn hàng lỏng và 500 tấn hàng cứng).