Hải quân đánh bộ là lực lượng mũi nhọn của Quân chủng Hải quân trong nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời điểm hiện tại.Bởi vì tính chất quan trọng và đặc biệt trong nhiệm vụ, nên từ sau những năm 2000, Việt Nam đã chú trọng đầu tư để hiện đại hóa các loại trang thiết bị, vũ khí cho lực lượng Hải quân đánh bộ nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của người lính trong thời đại chiến tranh công nghệ caoMột trong những hướng nâng cấp độ cho lực lượng này, không thể thiếu đó là nâng cấp dành cho lực lượng thiết giáp trong biên chế Hải quân Đánh bộ.Hiện tại, Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng loại xe tăng lôi nước PT-76 và xe thiết giáp chở quân BTR-60PB đều được Liên Xô đưa vào sử dụng từ những năm 1950 - 1960 cho đến nay.Xe tăng lội nước PT-76 được trang bị một pháo chính 76mm mạnh mẽ và khả năng cơ động rất cao nhưng lại có vỏ giáp quá mỏng, chỉ có thể chống được súng bộ binh và súng máy 12.7mm.Việc đổ bộ lên một bãi biển trống trải và phải đối mặt với những loại hỏa lực từ kẻ địch chống trả khiến lính hải quân đánh bộ rất dễ bị tổn thương trên chiến trường. Do đó, việc có phương tiện thiết giáp xung phong có tính cơ động cao, hỏa lực mạnh để vừa chi viện, vừa che chắn cho đội hình đổ bộ là vô cùng cần thiết.Ở phân khúc này, ta hoàn toàn có thể lựa chọn dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 để bổ sung thêm cho lực lượng trong thời gian tới. Hiện nay trong khu vực, có Indonesia cũng đã nhập khẩu số lượng các xe BMP-3F để trang bị cho Thủy quân lục chiến của mình. BMP-3 được trang bị hỏa lực mạnh với một pháo 100mm và một pháo 30mm đồng trục, cho phép cho viện hỏa lực rất tốt cho đội hình đổ bộ. Vỏ giáp của xe làm từ hợp kim nhôm có khả năng chống lại các loại đạn pháo tới cỡ 30mm ở mặt giáp trước. Khả năng bơi với vận tốc tối đa cũng lên tới 20km/h, gấp đôi so với PT-76.Ngoài khả năng chiến đấu ra, BMP-3 cũng có thể vận tải theo một tiểu đội lính với đầy đủ trang bị, có thể sẵn sàng chiến đấu ngay khi đổ bộ và bảo vệ tối đa người lính trước các loại hỏa lực từ đối phương trong quá trình hành quân.Việc cho các thiết giáp chiến đấu BMP-3 hoạt động trong cùng đội hình của PT-76 cũng là một ý tưởng không tồi, giúp ta tối ưu hóa được khả năng cơ động, đa dạng hóa chiến thuật tấn công và đặc biệt là cung cấp được hỏa lực mạnh, nhiều loại cho lực lượng tiên phong. Nguồn ảnh: TH.
Hải quân đánh bộ là lực lượng mũi nhọn của Quân chủng Hải quân trong nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Bởi vì tính chất quan trọng và đặc biệt trong nhiệm vụ, nên từ sau những năm 2000, Việt Nam đã chú trọng đầu tư để hiện đại hóa các loại trang thiết bị, vũ khí cho lực lượng Hải quân đánh bộ nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của người lính trong thời đại chiến tranh công nghệ cao
Một trong những hướng nâng cấp độ cho lực lượng này, không thể thiếu đó là nâng cấp dành cho lực lượng thiết giáp trong biên chế Hải quân Đánh bộ.
Hiện tại, Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng loại xe tăng lôi nước PT-76 và xe thiết giáp chở quân BTR-60PB đều được Liên Xô đưa vào sử dụng từ những năm 1950 - 1960 cho đến nay.
Xe tăng lội nước PT-76 được trang bị một pháo chính 76mm mạnh mẽ và khả năng cơ động rất cao nhưng lại có vỏ giáp quá mỏng, chỉ có thể chống được súng bộ binh và súng máy 12.7mm.
Việc đổ bộ lên một bãi biển trống trải và phải đối mặt với những loại hỏa lực từ kẻ địch chống trả khiến lính hải quân đánh bộ rất dễ bị tổn thương trên chiến trường. Do đó, việc có phương tiện thiết giáp xung phong có tính cơ động cao, hỏa lực mạnh để vừa chi viện, vừa che chắn cho đội hình đổ bộ là vô cùng cần thiết.
Ở phân khúc này, ta hoàn toàn có thể lựa chọn dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 để bổ sung thêm cho lực lượng trong thời gian tới. Hiện nay trong khu vực, có Indonesia cũng đã nhập khẩu số lượng các xe BMP-3F để trang bị cho Thủy quân lục chiến của mình.
BMP-3 được trang bị hỏa lực mạnh với một pháo 100mm và một pháo 30mm đồng trục, cho phép cho viện hỏa lực rất tốt cho đội hình đổ bộ. Vỏ giáp của xe làm từ hợp kim nhôm có khả năng chống lại các loại đạn pháo tới cỡ 30mm ở mặt giáp trước. Khả năng bơi với vận tốc tối đa cũng lên tới 20km/h, gấp đôi so với PT-76.
Ngoài khả năng chiến đấu ra, BMP-3 cũng có thể vận tải theo một tiểu đội lính với đầy đủ trang bị, có thể sẵn sàng chiến đấu ngay khi đổ bộ và bảo vệ tối đa người lính trước các loại hỏa lực từ đối phương trong quá trình hành quân.
Việc cho các thiết giáp chiến đấu BMP-3 hoạt động trong cùng đội hình của PT-76 cũng là một ý tưởng không tồi, giúp ta tối ưu hóa được khả năng cơ động, đa dạng hóa chiến thuật tấn công và đặc biệt là cung cấp được hỏa lực mạnh, nhiều loại cho lực lượng tiên phong. Nguồn ảnh: TH.