Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất vũ khí khí tài trang bị cho các đơn vị trong toàn quân. Những thành tựu mới nhất, đáng kể nhất gần đây là việc nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã tiếp thu thành công dây chuyền sản xuất súng trường tiến công Galil ACE 31/32 do Israel thiết kế. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm quan, kiểm tra các loại súng bộ binh Galil do nhà máy Z111 sản xuất. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)Cũng trong lĩnh vực trang bị cho bộ binh, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự đã chế tạo thành công hàng loạt khí tài quang - điện tử cho tác chiến ngày - đêm có thể lắp cho súng bắn tỉa, súng trường tiến công, pháo chống tăng, pháo phòng không và xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Trong ảnh, Bộ trưởng Quốc phòng Cu-ba thăm quan các loại ống nhòm do Xí nghiệp 23, Nhà máy Z199 sản xuất. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)Trong lĩnh vực trang bị cho pháo binh, các đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại súng cối, gồm cả cỡ nòng lớn 100mm. Trong ảnh, Đại biểu quân đội các nước ASEAN thăm quan vũ khí do Việt Nam sản xuất trưng bày tại Giải bắn súng quân dụng Quân đội các nước ASEAN lần thứ 24, tháng 10/2014. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)Dây chuyền sản xuất thuốc nổ công nghiệp của Nhà máy Z115. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)Ngoài trang bị Lục quân, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam cũng đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong phát triển công nghệ Hải quân. Điển hình là việc nhà máy Z173 đã nghiên cứu chế tạo thành công lớp tàu pháo TT400TP. Trong ảnh, các cán bộ kĩ thuật đang kiểm tra khẩu pháo tự động 76,2mm lắp trên tàu pháo TT400TP. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)Trong khi đó nhà máy đóng tàu Ba Son đã đóng thành công tàu chiến đấu tên lửa hiện đại Project 12418 Molniya theo giấy phép sản xuất từ Nga. Đây có thể xem là thành tựu tuyệt vời nhất trong những năm gần đây của Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. Bởi trong lịch sử phát triển, Molniya là tàu tên lửa đầu tiên mà Việt Nam tự đóng được trong nước. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)Các nhà máy công nghiệp quốc phòng tiếp tục chú trọng đầu tư thêm nhiều phương tiện máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu trong nước, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đang từng bước tiến ra thị trường nước ngoài với một số sản phẩm dân sự - quân sự. Trong ảnh, công nhân Nhà máy Z176 may túi xuất khẩu.
Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất vũ khí khí tài trang bị cho các đơn vị trong toàn quân. Những thành tựu mới nhất, đáng kể nhất gần đây là việc nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã tiếp thu thành công dây chuyền sản xuất súng trường tiến công Galil ACE 31/32 do Israel thiết kế. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm quan, kiểm tra các loại súng bộ binh Galil do nhà máy Z111 sản xuất. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)
Cũng trong lĩnh vực trang bị cho bộ binh, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự đã chế tạo thành công hàng loạt khí tài quang - điện tử cho tác chiến ngày - đêm có thể lắp cho súng bắn tỉa, súng trường tiến công, pháo chống tăng, pháo phòng không và xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Trong ảnh, Bộ trưởng Quốc phòng Cu-ba thăm quan các loại ống nhòm do Xí nghiệp 23, Nhà máy Z199 sản xuất. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)
Trong lĩnh vực trang bị cho pháo binh, các đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại súng cối, gồm cả cỡ nòng lớn 100mm. Trong ảnh, Đại biểu quân đội các nước ASEAN thăm quan vũ khí do Việt Nam sản xuất trưng bày tại Giải bắn súng quân dụng Quân đội các nước ASEAN lần thứ 24, tháng 10/2014. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)
Dây chuyền sản xuất thuốc nổ công nghiệp của Nhà máy Z115. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)
Ngoài trang bị Lục quân, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam cũng đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong phát triển công nghệ Hải quân. Điển hình là việc nhà máy Z173 đã nghiên cứu chế tạo thành công lớp tàu pháo TT400TP. Trong ảnh, các cán bộ kĩ thuật đang kiểm tra khẩu pháo tự động 76,2mm lắp trên tàu pháo TT400TP. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)
Trong khi đó nhà máy đóng tàu Ba Son đã đóng thành công tàu chiến đấu tên lửa hiện đại Project 12418 Molniya theo giấy phép sản xuất từ Nga. Đây có thể xem là thành tựu tuyệt vời nhất trong những năm gần đây của Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. Bởi trong lịch sử phát triển, Molniya là tàu tên lửa đầu tiên mà Việt Nam tự đóng được trong nước. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)
Các nhà máy công nghiệp quốc phòng tiếp tục chú trọng đầu tư thêm nhiều phương tiện máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất. (Ảnh: Báo điện tử Bộ Quốc phòng)
Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu trong nước, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đang từng bước tiến ra thị trường nước ngoài với một số sản phẩm dân sự - quân sự. Trong ảnh, công nhân Nhà máy Z176 may túi xuất khẩu.