Không thuần túy là môn thể thao mạo hiểm, nếu được quản lý và tổ chức tốt, dù bay (Paramotor) không chỉ đóng góp thiết thực cho hoạt động xúc tiến du lịch, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khảo sát hàng không và các hoạt động kinh tế, thương mại khác. Phóng viên tham dự buổi bay của Câu lạc bộ hàng không phía Nam (thuộc Sư đoàn không quân 370) và chuyển tới bạn đọc một số hình ảnh thú vị. Buổi bay tại Cần Giờ (TPHCM) sáng chủ nhật có hai phi công người Pháp là anh Gilles và anh Julien (quần short), thành viên câu lạc bộ tham gia, cùng 6 phi công người Việt. Dù bay dùng lực kéo bởi động cơ hai thì, công suất 16 mã lực nên trước khi bay, các phi công phải pha nhớt vào xăng theo tỷ lệ nhất định. Thử động cơ là công đoạn bắt buộc. Máy hoạt động tốt, đủ điều biện bay mới được bay. Phi công thường tự gọi đùa một cách trào lộng là “giặc lái”, phổ biến quan niệm: Khi ở trên trời, 10 m với 100 m không khác gì nhau, đều nguy hiểm như nhau, nên an toàn bay luôn là ưu tiên hàng đầu. Lưng gùi máy, bụng đeo dù, phi công vận động vào bãi bay. Dù trải rộng, ráp vào máy và chuẩn bị bay. Phi công nổ máy, chạy lấy đà, dù đón gió bắt đầu dựng lên. Lúc này cần hành động dứt khoát, tăng ga và chạy hết sức có thể để cất cánh. Chạy đà khoảng 10m nhờ sức rướn của phi công, lực kéo của động cơ, lực nâng của gió, phi công lao thẳng vào không trung, thưởng thức thú vui bay lượn, tự do như chim trời, thỏa sức thả tầm mắt về bốn phương tám hướng. Dù bay có tốc độ 40km/giờ, đạt độ cao lên tới cả cây số. Tuy nhiên, câu lạc bộ không chế độ cao để đảm bảo an toàn cho phi công.Phi công Nguyễn Tuấn Võ bay biểu diễn với dù trao cờ Tổ quốc phấp phới trước gió. Dù không giới hạn thời gian nhưng mỗi phi công thường bay khoảng một đến ba giờ, sau đó hạ cánh, gấp dù, chất lên xe, hoàn thành buổi bay, thỏa mãn niềm đam mê.
Không thuần túy là môn thể thao mạo hiểm, nếu được quản lý và tổ chức tốt, dù bay (Paramotor) không chỉ đóng góp thiết thực cho hoạt động xúc tiến du lịch, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khảo sát hàng không và các hoạt động kinh tế, thương mại khác. Phóng viên tham dự buổi bay của Câu lạc bộ hàng không phía Nam (thuộc Sư đoàn không quân 370) và chuyển tới bạn đọc một số hình ảnh thú vị.
Buổi bay tại Cần Giờ (TPHCM) sáng chủ nhật có hai phi công người Pháp là anh Gilles và anh Julien (quần short), thành viên câu lạc bộ tham gia, cùng 6 phi công người Việt.
Dù bay dùng lực kéo bởi động cơ hai thì, công suất 16 mã lực nên trước khi bay, các phi công phải pha nhớt vào xăng theo tỷ lệ nhất định.
Thử động cơ là công đoạn bắt buộc. Máy hoạt động tốt, đủ điều biện bay mới được bay. Phi công thường tự gọi đùa một cách trào lộng là “giặc lái”, phổ biến quan niệm: Khi ở trên trời, 10 m với 100 m không khác gì nhau, đều nguy hiểm như nhau, nên an toàn bay luôn là ưu tiên hàng đầu.
Lưng gùi máy, bụng đeo dù, phi công vận động vào bãi bay.
Dù trải rộng, ráp vào máy và chuẩn bị bay.
Phi công nổ máy, chạy lấy đà, dù đón gió bắt đầu dựng lên. Lúc này cần hành động dứt khoát, tăng ga và chạy hết sức có thể để cất cánh.
Chạy đà khoảng 10m nhờ sức rướn của phi công, lực kéo của động cơ, lực nâng của gió, phi công lao thẳng vào không trung, thưởng thức thú vui bay lượn, tự do như chim trời, thỏa sức thả tầm mắt về bốn phương tám hướng.
Dù bay có tốc độ 40km/giờ, đạt độ cao lên tới cả cây số. Tuy nhiên, câu lạc bộ không chế độ cao để đảm bảo an toàn cho phi công.
Phi công Nguyễn Tuấn Võ bay biểu diễn với dù trao cờ Tổ quốc phấp phới trước gió.
Dù không giới hạn thời gian nhưng mỗi phi công thường bay khoảng một đến ba giờ, sau đó hạ cánh, gấp dù, chất lên xe, hoàn thành buổi bay, thỏa mãn niềm đam mê.