Theo Hindustantimes, được sự hậu thuẫn từ chính phủ, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mới đây đã xác định 15 hệ thống vũ khí có thể giúp nước này có vị trí vững chắc trên thị trường vũ khí thế giới. Và phục vụ cho mục tiêu xa hơn là biến Ấn Độ từ quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới thành cường quốc xuất khẩu vũ khí.
Một trong những loại vũ khí tiềm năng được điểm tới đầu tiên là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra do DRDO phát triển để trang bị cho các loại máy bay tiêm kích Su-30MKI, HAL Tejas, Mirage 2000, MiG-29.
Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra nặng 154kg, tầm bắn 80-110km, sử dụng dầu tự dẫn radar chủ động (tầm quét 15km), lắp đầu đạn nổ phá mảnh 15kg và dùng ngòi nổ radar cận tiếp xúc.
Trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo dành cho xuất khẩu, DRDO Ấn Độ đã phát triển thành công tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahaar và đang ra sức tiếp thị nó trên thị trường thế giới. Loại tên lửa này đã được Ấn Độ đưa tới giới thiệu tại triển lãm quốc phòng ở Hàn Quốc năm 2013.
Prahaar là hệ thống tác chiến hỗ trợ chiến trường có độ chính xác cao, phản ứng nhanh, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa hình, nhưng giá cả phải chăng. Một bệ phóng có thể mang tới 6 quả đạn nặng 1,28 tấn, tầm bắn 150km, lắp đầu nổ 200kg, độ chính xác mục tiêu cao nhờ đầu tự dẫn radar hình ảnh pha cuối.
Trong lĩnh vực tên lửa phòng không, DRDO dự định sẽ đưa ra thị trường thế giới các tổ hợp phòng không tầm trung Akash có khả năng phá hủy mọi loại máy bay và đầu đạn tên lửa đạn đạo.
Một khẩu đội Akash bao gồm 4 radar mạng pha bị động 3D và 4 bệ phóng có thể theo dõi 64 mục tiêu cùng lúc và đồng thời công kích 12 mục tiêu. Trong ảnh là radar mạng pha Rajendra của Akash có khả năng phát hiện và theo dõi 40 mục tiêu ở tầm 100km.
Bệ phóng của Akash có thể đặt cố định trên mặt đất, hoặc đặt trên khung bệ xe tăng T-72 hoặc trên các loại xe vận tải bánh lốp. Mỗi một bệ phóng lắp 3 đạn tên lửa có tầm bắn nhìn khá giống loại đạn của hệ thống 2K12 Kub (Liên Xô), có thể đánh chặn mục tiêu ở tầm 30km, độ cao 18km.
Trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, Ấn Độ dự tính đưa thiết kế tiêm kích đa năng hạng nhẹ Tejas ra thị trường thế giới. Mẫu máy bay này do Cơ quan phát triển Hàng không Không gian ADA thiết kế, hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất nhằm thay thế cho mẫu tiêm kích MiG-21 đã lỗi thời. Vì vậy, đây có thể xem là một trong những ứng viên sáng giá thay thế MiG-21bis/MF mà Việt Nam đang sử dụng (đơn giá một chiếc khoảng 27 triệu USD).
Tejas được đánh giá là một trong những mẫu máy bay chiến đấu nhẹ nhất, nhỏ nhất thế giới hiện nay, có khả năng cơ động cao, tốc độ bay siêu âm. Máy bay được tích hợp nhiều công nghệ điện tử tiên tiến như radar đa chế độ, hệ thống lái fly-by-wire, hệ thống điện tử hàng không kĩ thuật số tích hợp. Máy bay có khả năng mang 4,2 tấn vũ khí trên 8 giá treo gồm các loại tên lửa, bom, rocket xuất xứ từ Nga, Mỹ, Israel, Ấn Độ.
Tejas sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F404-GE-IN20 do Mỹ chế tạo, tốc độ bay tối đa 1.350km/h, bán kính chiến đấu 300km, trần bay 15.000m.
Đặc biệt nhất trong số vũ khí mà Ấn Độ muốn xuất khẩu, đó là tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos - “tên lửa hành trình siêu âm tốt nhất thế giới”, Ấn Độ tự hào. Thiết kế này được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Đơn giá một quả khoảng 2,7 triệu USD.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng mặt đất. Theo báo chí Ấn Độ, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên bày tỏ tới việc sở hữu BrahMos.
BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Trong lĩnh vực xe tăng, Ấn Độ muốn đưa xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mk-II ra thị trường thế giới. Biến thể cải tiến Mk-II có 89 điểm cải tiến mới so với thế hệ đầu xe tăng Arjun, được DRDO phát triển trong thời gian kỷ lục chỉ 3 năm.
Arjun Mk II vẫn sử dụng pháo nòng xoắn 120mm như trên Arjun Mk I nhưng được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng LAHAT (Israel sản xuất) qua nòng.
Ngoài 6 loại vũ khí chủ lực kể trên, Ấn Độ còn muốn bán một số hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy đường không, UAV và radar chiến trường.
Đáng ngạc nhiên, Ấn Độ dù đã đóng được không ít tàu chiến, nhưng trong danh mục vũ khí xuất khẩu mà DRDO công bố không hề đả động gì tới lĩnh vực này.
Theo Hindustantimes, được sự hậu thuẫn từ chính phủ, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mới đây đã xác định 15 hệ thống vũ khí có thể giúp nước này có vị trí vững chắc trên thị trường vũ khí thế giới. Và phục vụ cho mục tiêu xa hơn là biến Ấn Độ từ quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới thành cường quốc xuất khẩu vũ khí.
Một trong những loại vũ khí tiềm năng được điểm tới đầu tiên là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra do DRDO phát triển để trang bị cho các loại máy bay tiêm kích Su-30MKI, HAL Tejas, Mirage 2000, MiG-29.
Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra nặng 154kg, tầm bắn 80-110km, sử dụng dầu tự dẫn radar chủ động (tầm quét 15km), lắp đầu đạn nổ phá mảnh 15kg và dùng ngòi nổ radar cận tiếp xúc.
Trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo dành cho xuất khẩu, DRDO Ấn Độ đã phát triển thành công tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahaar và đang ra sức tiếp thị nó trên thị trường thế giới. Loại tên lửa này đã được Ấn Độ đưa tới giới thiệu tại triển lãm quốc phòng ở Hàn Quốc năm 2013.
Prahaar là hệ thống tác chiến hỗ trợ chiến trường có độ chính xác cao, phản ứng nhanh, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa hình, nhưng giá cả phải chăng. Một bệ phóng có thể mang tới 6 quả đạn nặng 1,28 tấn, tầm bắn 150km, lắp đầu nổ 200kg, độ chính xác mục tiêu cao nhờ đầu tự dẫn radar hình ảnh pha cuối.
Trong lĩnh vực tên lửa phòng không, DRDO dự định sẽ đưa ra thị trường thế giới các tổ hợp phòng không tầm trung Akash có khả năng phá hủy mọi loại máy bay và đầu đạn tên lửa đạn đạo.
Một khẩu đội Akash bao gồm 4 radar mạng pha bị động 3D và 4 bệ phóng có thể theo dõi 64 mục tiêu cùng lúc và đồng thời công kích 12 mục tiêu. Trong ảnh là radar mạng pha Rajendra của Akash có khả năng phát hiện và theo dõi 40 mục tiêu ở tầm 100km.
Bệ phóng của Akash có thể đặt cố định trên mặt đất, hoặc đặt trên khung bệ xe tăng T-72 hoặc trên các loại xe vận tải bánh lốp. Mỗi một bệ phóng lắp 3 đạn tên lửa có tầm bắn nhìn khá giống loại đạn của hệ thống 2K12 Kub (Liên Xô), có thể đánh chặn mục tiêu ở tầm 30km, độ cao 18km.
Trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, Ấn Độ dự tính đưa thiết kế tiêm kích đa năng hạng nhẹ Tejas ra thị trường thế giới. Mẫu máy bay này do Cơ quan phát triển Hàng không Không gian ADA thiết kế, hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất nhằm thay thế cho mẫu tiêm kích MiG-21 đã lỗi thời. Vì vậy, đây có thể xem là một trong những ứng viên sáng giá thay thế MiG-21bis/MF mà Việt Nam đang sử dụng (đơn giá một chiếc khoảng 27 triệu USD).
Tejas được đánh giá là một trong những mẫu máy bay chiến đấu nhẹ nhất, nhỏ nhất thế giới hiện nay, có khả năng cơ động cao, tốc độ bay siêu âm. Máy bay được tích hợp nhiều công nghệ điện tử tiên tiến như radar đa chế độ, hệ thống lái fly-by-wire, hệ thống điện tử hàng không kĩ thuật số tích hợp. Máy bay có khả năng mang 4,2 tấn vũ khí trên 8 giá treo gồm các loại tên lửa, bom, rocket xuất xứ từ Nga, Mỹ, Israel, Ấn Độ.
Tejas sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F404-GE-IN20 do Mỹ chế tạo, tốc độ bay tối đa 1.350km/h, bán kính chiến đấu 300km, trần bay 15.000m.
Đặc biệt nhất trong số vũ khí mà Ấn Độ muốn xuất khẩu, đó là tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos - “tên lửa hành trình siêu âm tốt nhất thế giới”, Ấn Độ tự hào. Thiết kế này được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Đơn giá một quả khoảng 2,7 triệu USD.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng mặt đất. Theo báo chí Ấn Độ, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên bày tỏ tới việc sở hữu BrahMos.
BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Trong lĩnh vực xe tăng, Ấn Độ muốn đưa xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mk-II ra thị trường thế giới. Biến thể cải tiến Mk-II có 89 điểm cải tiến mới so với thế hệ đầu xe tăng Arjun, được DRDO phát triển trong thời gian kỷ lục chỉ 3 năm.
Arjun Mk II vẫn sử dụng pháo nòng xoắn 120mm như trên Arjun Mk I nhưng được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng LAHAT (Israel sản xuất) qua nòng.
Ngoài 6 loại vũ khí chủ lực kể trên, Ấn Độ còn muốn bán một số hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy đường không, UAV và radar chiến trường.
Đáng ngạc nhiên, Ấn Độ dù đã đóng được không ít tàu chiến, nhưng trong danh mục vũ khí xuất khẩu mà DRDO công bố không hề đả động gì tới lĩnh vực này.