Triển lãm quốc phòng Defexpo 2014 thu hút sự tham gia của hàng trăm công ty vũ khí trên khắp thế giới, gian trưng bày được đặt ở cả trong nhà và ngoài trời.
Tại Defexpo năm nay, Ấn Độ lần đầu đưa tới triển lãm nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun MK II do nước này tự phát triển, sản xuất.
Arjun MK II mới đây đã lần đầu được công khai tại cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày Cộng hòa Ấn Độ. Được nâng cấp từ Arjun MK I, MK II được cải tiến ở nhiều điểm nâng cao đáng kể sức mạnh.
Arjun MK II được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng, thân xe được phủ công nghệ giáp phản ứng nổ ERA.
Cận cảnh giá điều khiển tự động gắn đại liên 12,7mm trên tháp pháo Arjun MK II.
UAV tầm xa, độ cao trung bình Rustom II do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) tự thiết kế, sản xuất.
Một mẫu xe bọc thép đa năng hạng nhẹ thế hệ mới do hãng Tata Motors (Ấn Độ) phát triển.
Ấn Độ lần đầu đưa tới Defexpo mẫu pháo tự hành cải tiến “độc đáo” do nước này tự phát triển, dùng khung gầm xe tăng Arjun MK I lắp lựu pháo tầm xa M46 130mm của Liên Xô.
Phương tiện chiến đấu không người lái RUDRA cho Ấn Độ thiết kế.
Mô hình tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh phóng từ trên không BrahMos-M giới thiệu tại triển lãm. Ấn Độ đang phát triển biến thể này trang bị cho tiêm kích Rafale, MiG-29 và cả Mirage 2000.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 nổi tiếng của Liên Xô được Ấn Độ hiện đại hóa với tháp pháo không người lái của hãng Rafael Israel.
Xe bọc thép lội nước Kestrel do Tata Motors (Ấn Độ) tự phát triển, được giới thiệu là tối ưu hóa khả năng sống sót cao, tăng cường khả năng tấn công diệt mục tiêu…
Hỏa lực của Kestrel trang bị pháo tự động 30mm, súng máy tự động 7,62mm và tên lửa chống tăng “bắn và quên”.
Nguyên mẫu súng trường tiến công đa cỡ nòng do DRDO Ấn Độ phát triển.
Mẫu súng dùng cho lực lượng đặc biệt DRDO MSMC.
Hệ thống định vị thủy âm gắn trên tàu chiến ABHAY cũng do người Ấn tự phát triển, có thể trang bị cho các tàu săn ngầm, tàu tuần tra giám sát bờ biển cỡ nhỏ.
Hệ thống pháo tiên tiến Dhanus do Ấn Độ sản xuất dựa trên mẫu pháo FH77B của hãng Bofor Thụy Điển.
Mô hình tàu tuần tra ven biển (OPV) do nhà máy Goa Ấn Độ thiết kế, có lượng giãn khoảng 1.440 tấn, dài 74,8m, rộng 11,5m, thủy thủ đoàn 52 người.
Theo nhà sản xuất, OPV này trang bị hải pháo 76,2mm, 2 pháo bắn nhanh 30mm, 8 tên lửa chống tàu và trực thăng.
Mô hình tàu tuần tra ven biển cỡ lớn do nhà máy PIPAVAV Ấn Độ phát triển, thiết kế để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển, giám sát biển…
Tàu được trang bị hải pháo 76mm, pháo cao tốc AK-630M, trực thăng…
Ấn Độ là nhà nhập vũ khí hàng đầu thế giới, nhiều doanh nghiệp quốc phòng năm nay đem tới triển lãm hệ thống vũ khí dùng thành phần “dính líu” tới Ấn Độ. Trong ảnh là hệ thống pháo tự hành CAESAR 155mm của Pháp được thiết kế dành riêng cho thị trường Ấn Độ, dùng khung bệ xe bánh lốp Tata Motor.
Hệ thống tên lửa phòng không cơ động cao Tor-M2KM của Nga, dùng khung bệ xe bánh lốp Tata Motor. Nó được đánh giá là có khả năng phát hiện 48 mục tiêu đồng thời, theo dõi 10 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 4 mục tiêu cùng lúc ở tầm xa 12km.
Bích kích pháo hiện đại M777 cỡ 155mm của hãng BAE System tại Defexpo.
Gian trưng bày khí tài điện tử, trinh sát của hãng Thales Pháp. Pháo tự hành Denel G5 155mm của Nam Phi cũng dùng khung bệ xe vận tải Tata Motors của Ấn Độ.
Triển lãm quốc phòng Defexpo 2014 thu hút sự tham gia của hàng trăm công ty vũ khí trên khắp thế giới, gian trưng bày được đặt ở cả trong nhà và ngoài trời.
Tại Defexpo năm nay, Ấn Độ lần đầu đưa tới triển lãm nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun MK II do nước này tự phát triển, sản xuất.
Arjun MK II mới đây đã lần đầu được công khai tại cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày Cộng hòa Ấn Độ. Được nâng cấp từ Arjun MK I, MK II được cải tiến ở nhiều điểm nâng cao đáng kể sức mạnh.
Arjun MK II được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng, thân xe được phủ công nghệ giáp phản ứng nổ ERA.
Cận cảnh giá điều khiển tự động gắn đại liên 12,7mm trên tháp pháo Arjun MK II.
UAV tầm xa, độ cao trung bình Rustom II do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) tự thiết kế, sản xuất.
Một mẫu xe bọc thép đa năng hạng nhẹ thế hệ mới do hãng Tata Motors (Ấn Độ) phát triển.
Ấn Độ lần đầu đưa tới Defexpo mẫu pháo tự hành cải tiến “độc đáo” do nước này tự phát triển, dùng khung gầm xe tăng Arjun MK I lắp lựu pháo tầm xa M46 130mm của Liên Xô.
Phương tiện chiến đấu không người lái RUDRA cho Ấn Độ thiết kế.
Mô hình tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh phóng từ trên không BrahMos-M giới thiệu tại triển lãm. Ấn Độ đang phát triển biến thể này trang bị cho tiêm kích Rafale, MiG-29 và cả Mirage 2000.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 nổi tiếng của Liên Xô được Ấn Độ hiện đại hóa với tháp pháo không người lái của hãng Rafael Israel.
Xe bọc thép lội nước Kestrel do Tata Motors (Ấn Độ) tự phát triển, được giới thiệu là tối ưu hóa khả năng sống sót cao, tăng cường khả năng tấn công diệt mục tiêu…
Hỏa lực của Kestrel trang bị pháo tự động 30mm, súng máy tự động 7,62mm và tên lửa chống tăng “bắn và quên”.
Nguyên mẫu súng trường tiến công đa cỡ nòng do DRDO Ấn Độ phát triển.
Mẫu súng dùng cho lực lượng đặc biệt DRDO MSMC.
Hệ thống định vị thủy âm gắn trên tàu chiến ABHAY cũng do người Ấn tự phát triển, có thể trang bị cho các tàu săn ngầm, tàu tuần tra giám sát bờ biển cỡ nhỏ.
Hệ thống pháo tiên tiến Dhanus do Ấn Độ sản xuất dựa trên mẫu pháo FH77B của hãng Bofor Thụy Điển.
Mô hình tàu tuần tra ven biển (OPV) do nhà máy Goa Ấn Độ thiết kế, có lượng giãn khoảng 1.440 tấn, dài 74,8m, rộng 11,5m, thủy thủ đoàn 52 người.
Theo nhà sản xuất, OPV này trang bị hải pháo 76,2mm, 2 pháo bắn nhanh 30mm, 8 tên lửa chống tàu và trực thăng.
Mô hình tàu tuần tra ven biển cỡ lớn do nhà máy PIPAVAV Ấn Độ phát triển, thiết kế để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển, giám sát biển…
Tàu được trang bị hải pháo 76mm, pháo cao tốc AK-630M, trực thăng…
Ấn Độ là nhà nhập vũ khí hàng đầu thế giới, nhiều doanh nghiệp quốc phòng năm nay đem tới triển lãm hệ thống vũ khí dùng thành phần “dính líu” tới Ấn Độ. Trong ảnh là hệ thống pháo tự hành CAESAR 155mm của Pháp được thiết kế dành riêng cho thị trường Ấn Độ, dùng khung bệ xe bánh lốp Tata Motor.
Hệ thống tên lửa phòng không cơ động cao Tor-M2KM của Nga, dùng khung bệ xe bánh lốp Tata Motor. Nó được đánh giá là có khả năng phát hiện 48 mục tiêu đồng thời, theo dõi 10 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 4 mục tiêu cùng lúc ở tầm xa 12km.
Bích kích pháo hiện đại M777 cỡ 155mm của hãng BAE System tại Defexpo.
Gian trưng bày khí tài điện tử, trinh sát của hãng Thales Pháp.
Pháo tự hành Denel G5 155mm của Nam Phi cũng dùng khung bệ xe vận tải Tata Motors của Ấn Độ.