Những cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa của Quân đội Nga, từ sau vụ nổ cầu Crimea từ ngày 10/10 đến nay, về cơ bản đã kết thúc. Với kho tên lửa hiện tại của quân đội Nga, đơn giản là không thể duy trì cường độ tấn công hàng chục, thậm chí là vài chục tên lửa mỗi ngày.Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, trong các cuộc tập kích trong những ngày gần đây, tên lửa hành trình do quân đội Nga phóng hàng ngày rất hạn chế, thậm chí có ngày còn không có; còn tên lửa đạn đạo "Iskander-M" thì không hề được sử dụng trong một thời gian dài.Mặc dù số lượng tên lửa giảm, nhưng ngược lại, số lượng máy bay không người lái (UAV) Kamikaze do quân đội Nga sử dụng ngày càng tăng, với số lượng hàng chục chiếc mỗi ngày mỗi ngày. Ví dụ vào đêm ngày 18/10 vừa qua, thủ đô Kiev của Ukraine đồng thời bị tấn công bởi 12 UAV Kamikaze Geran-2. Đây là một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào thủ đô Ukraine bằng phương tiện bay không người lái loại này, kể từ khi chúng bắt đầu được sử dụng trên chiến trường Ukraine.Theo ghi nhận của các hãng truyền thông phương Tây tại Kiev, những khẩu pháo phòng không có gắn đèn pha hoạt động gần như không ngừng trong đêm. Tuy nhiên theo đánh giá của các đoạn băng ghi hình của người dân địa phương, hiệu quả đánh chặn là rất thấp.Trong đoạn video do người dân Kiev quay cho thấy, những ánh đèn phòng không rọi cực mạnh, đã làm nổi bật chiếc UAV tự sát trên bầu trời và những luồng đạn lửa bắn lên. Tuy nhiên, bất chấp hỏa lực dữ dội, chiếc UAV này vẫn dễ dàng vượt qua ngay trước hệ thống phòng không và tấn công chính xác mục tiêu phía dưới.Những tưởng chiến thuật “phi đối xứng” sử dụng UAV “cảm tử”, chỉ được sử dụng ở quy mô nhỏ; tuy nhiên giờ đây, Quân đội Nga cũng đang sử dụng chiến thuật UAV tự sát rất hiệu quả ở quy mô lớn.Những UAV tự sát của Nga không chỉ phá hủy cơ sở hạ tầng của Ukraine, đặc biệt là lưới điện, mà còn tiêu tốn nhiều tên lửa phòng không của Ukraine. Đây là một lợi thế “bất đối xứng” của quân đội Nga và quân đội Ukraine thiếu phương tiện để chống lại nó.Điều quan trọng hơn, trong thế bị bao vây cấm vận hết sức ngặt nghèo của phương Tây, Nga vẫn có thể đáp ứng được nguồn cung UAV cho chiến trường, vì cấu tạo của loại vũ khí này, đơn giản hơn nhiều so với các loại tên lửa đắt đỏ.Các loại UAV tự sát mà Nga đang sử dụng, công bằng mà nói có rất nhiều nhược điểm. Chúng có tầm bay hạn chế, kích thước cồng kềnh, phát ra tiếng ồn cực lớn khi bay. Tuy nhiên bù lại, giá thành rẻ và dễ chế tạo, lại là ưu điểm tuyệt đối của loại vũ khí này.Nhiều cáo buộc về việc Nga mua máy bay không người lái từ phía Iran đã được đưa ra, nhưng Tehran khẳng định không có việc này, thậm chí còn thách thức Mỹ và phương Tây đưa ra được bằng chứng về việc Iran bán vũ khí sát thương cho Nga.Giới phân tích cho rằng, các UAV cảm tử được Nga sử dụng hiện tại có giá thành rất rẻ, giao động trong khoảng từ 30.000 tới 50.000 USD cho mỗi chiếc, những phiên bản đắt đỏ hơn cũng không quá 150.000 USD. Nếu có thể tự sản xuất UAV với giá thành như trên, không có lý do gì để Nga nhập khẩu UAV từ Iran.Nếu so UAV tự sát Nga đang sử dung với tên lửa hành trình Kh-101 hay Kalibr do chính Nga sản xuất, có giá đến 6 triệu USD/quả, thì giá UAV tự sát quả thực là quá rẻ, nên có thể dùng với số lượng cực lớn, mà sức công phá cũng không kém là bao. Các mục tiêu của tên lửa và UAV tự sát của Quân đội Nga trong những ngày qua, là các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine, bao gồm cả lưới điện và các cảng. Ngoài ra là các mục tiêu quân sự như sở chỉ huy, sân bay, trận địa phòng không. Còn các chuyên gia và nhà báo từ kênh truyền hình Kan News của Israel thì cho rằng, với số lượng các cuộc tấn công ngày càng tăng của UAV tự sát Geran-2, không một hệ thống phòng không nào nào trên thế giới có thể giúp Kiev chống lại loại vũ khí như vậy. Nên nhớ rằng, Israel là bậc thầy về tác chiến phòng không, cũng phải tỏ ra dè chừng với kiểu tấn công UAV Kamikaze mang tính bày đàn của Nga.Với số lượng các cuộc tấn công hiện tại của UAV tự sát Geran-2, khả năng của các hệ thống phòng không Ukraine đang hoạt động ở mức giới hạn. Nhưng nếu số lượng các cuộc tấn công gia tăng, thì lực lượng phòng không Ukraine sẽ có khả năng bị vỡ trận. Với chi phí tương đối thấp của một UAV tự sát và tác động hủy diệt của nó, UAV Geran-2 có rất nhiều lợi thế khi so với những tên lửa hành trình đắt tiền của Nga. Và trong tương lai, sẽ không lấy gì làm lạ nếu UAV tự sát giá rẻ được sử dụng thay “tên lửa hành trình” của nhiều cuộc xung đột.
Những cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa của Quân đội Nga, từ sau vụ nổ cầu Crimea từ ngày 10/10 đến nay, về cơ bản đã kết thúc. Với kho tên lửa hiện tại của quân đội Nga, đơn giản là không thể duy trì cường độ tấn công hàng chục, thậm chí là vài chục tên lửa mỗi ngày.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, trong các cuộc tập kích trong những ngày gần đây, tên lửa hành trình do quân đội Nga phóng hàng ngày rất hạn chế, thậm chí có ngày còn không có; còn tên lửa đạn đạo "Iskander-M" thì không hề được sử dụng trong một thời gian dài.
Mặc dù số lượng tên lửa giảm, nhưng ngược lại, số lượng máy bay không người lái (UAV) Kamikaze do quân đội Nga sử dụng ngày càng tăng, với số lượng hàng chục chiếc mỗi ngày mỗi ngày.
Ví dụ vào đêm ngày 18/10 vừa qua, thủ đô Kiev của Ukraine đồng thời bị tấn công bởi 12 UAV Kamikaze Geran-2. Đây là một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào thủ đô Ukraine bằng phương tiện bay không người lái loại này, kể từ khi chúng bắt đầu được sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Theo ghi nhận của các hãng truyền thông phương Tây tại Kiev, những khẩu pháo phòng không có gắn đèn pha hoạt động gần như không ngừng trong đêm. Tuy nhiên theo đánh giá của các đoạn băng ghi hình của người dân địa phương, hiệu quả đánh chặn là rất thấp.
Trong đoạn video do người dân Kiev quay cho thấy, những ánh đèn phòng không rọi cực mạnh, đã làm nổi bật chiếc UAV tự sát trên bầu trời và những luồng đạn lửa bắn lên. Tuy nhiên, bất chấp hỏa lực dữ dội, chiếc UAV này vẫn dễ dàng vượt qua ngay trước hệ thống phòng không và tấn công chính xác mục tiêu phía dưới.
Những tưởng chiến thuật “phi đối xứng” sử dụng UAV “cảm tử”, chỉ được sử dụng ở quy mô nhỏ; tuy nhiên giờ đây, Quân đội Nga cũng đang sử dụng chiến thuật UAV tự sát rất hiệu quả ở quy mô lớn.
Những UAV tự sát của Nga không chỉ phá hủy cơ sở hạ tầng của Ukraine, đặc biệt là lưới điện, mà còn tiêu tốn nhiều tên lửa phòng không của Ukraine. Đây là một lợi thế “bất đối xứng” của quân đội Nga và quân đội Ukraine thiếu phương tiện để chống lại nó.
Điều quan trọng hơn, trong thế bị bao vây cấm vận hết sức ngặt nghèo của phương Tây, Nga vẫn có thể đáp ứng được nguồn cung UAV cho chiến trường, vì cấu tạo của loại vũ khí này, đơn giản hơn nhiều so với các loại tên lửa đắt đỏ.
Các loại UAV tự sát mà Nga đang sử dụng, công bằng mà nói có rất nhiều nhược điểm. Chúng có tầm bay hạn chế, kích thước cồng kềnh, phát ra tiếng ồn cực lớn khi bay. Tuy nhiên bù lại, giá thành rẻ và dễ chế tạo, lại là ưu điểm tuyệt đối của loại vũ khí này.
Nhiều cáo buộc về việc Nga mua máy bay không người lái từ phía Iran đã được đưa ra, nhưng Tehran khẳng định không có việc này, thậm chí còn thách thức Mỹ và phương Tây đưa ra được bằng chứng về việc Iran bán vũ khí sát thương cho Nga.
Giới phân tích cho rằng, các UAV cảm tử được Nga sử dụng hiện tại có giá thành rất rẻ, giao động trong khoảng từ 30.000 tới 50.000 USD cho mỗi chiếc, những phiên bản đắt đỏ hơn cũng không quá 150.000 USD. Nếu có thể tự sản xuất UAV với giá thành như trên, không có lý do gì để Nga nhập khẩu UAV từ Iran.
Nếu so UAV tự sát Nga đang sử dung với tên lửa hành trình Kh-101 hay Kalibr do chính Nga sản xuất, có giá đến 6 triệu USD/quả, thì giá UAV tự sát quả thực là quá rẻ, nên có thể dùng với số lượng cực lớn, mà sức công phá cũng không kém là bao.
Các mục tiêu của tên lửa và UAV tự sát của Quân đội Nga trong những ngày qua, là các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine, bao gồm cả lưới điện và các cảng. Ngoài ra là các mục tiêu quân sự như sở chỉ huy, sân bay, trận địa phòng không.
Còn các chuyên gia và nhà báo từ kênh truyền hình Kan News của Israel thì cho rằng, với số lượng các cuộc tấn công ngày càng tăng của UAV tự sát Geran-2, không một hệ thống phòng không nào nào trên thế giới có thể giúp Kiev chống lại loại vũ khí như vậy. Nên nhớ rằng, Israel là bậc thầy về tác chiến phòng không, cũng phải tỏ ra dè chừng với kiểu tấn công UAV Kamikaze mang tính bày đàn của Nga.
Với số lượng các cuộc tấn công hiện tại của UAV tự sát Geran-2, khả năng của các hệ thống phòng không Ukraine đang hoạt động ở mức giới hạn. Nhưng nếu số lượng các cuộc tấn công gia tăng, thì lực lượng phòng không Ukraine sẽ có khả năng bị vỡ trận.
Với chi phí tương đối thấp của một UAV tự sát và tác động hủy diệt của nó, UAV Geran-2 có rất nhiều lợi thế khi so với những tên lửa hành trình đắt tiền của Nga. Và trong tương lai, sẽ không lấy gì làm lạ nếu UAV tự sát giá rẻ được sử dụng thay “tên lửa hành trình” của nhiều cuộc xung đột.