Gần một tuần sau khi quân đội Nga tiến hành một cuộc tập kích quy mô lớn vào Ukraine, còi báo động phòng không vẫn vang lên khắp lãnh thổ nước này và các vụ nổ đã xảy ra ở Kyiv, Odessa và Vinnitsa. Còi báo động phòng không vang lên ở Lviv, Vinnitsa, Nikolayev, Zaporozhye và nhiều nơi khác.Quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình Kh-101 phóng từ biển Caspi bằng máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, tên lửa hành trình Kalibr 3M14 phóng từ tàu chiến trên Biển Đen; tên lửa hành trình Kalibr 9M279 phóng từ tàu ngầm Kursk với số lượng lớn.Quân đội Nga cũng sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, tên lửa phòng không S-300 để tấn công mặt đất và máy bay không người lái; tất cả tạo thành một đợt tập kích hỏa lực mạnh vào nhiều mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine.Nhiều nơi tại Ukraine, còi báo động phòng không đã không đã vang lên trong hơn nửa năm và một bầu không khí ngột ngạt bao trùm. Tuy nhiên Quân đội Nga cần duy trì các cuộc không kích và để còi báo động phòng không vang lên hàng ngày trên khắp Ukraine, để khẳng định ưu thế chiến trường.Theo tính toán của Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, quân đội Nga đã phóng 190 tên lửa các loại trong vòng 5 ngày qua và thực hiện 3 đợt tấn công tên lửa vào Ukraine, bao gồm nhiều tên lửa đất đối không S-300 và tên lửa hành trình Kh-22. Các tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa như Kh-101, 9M279 và Kalibr chiếm khoảng 150 quả. Các cuộc không kích của Nga lần này, tập trung sử dụng tên lửa hành trình Kh-101, được phóng đi từ máy bay ném bom Tu-95MS và hàng chục tên lửa trong số đó đã đánh trúng mục tiêu; số tên lửa Nga bị phòng không Ukraine đánh chặn rất ít. Nên nhớ loại tên lửa hành trình Kh-101, mới được đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2014 và số lượng dự trữ không nhiều. Kể từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, tên lửa Kh-101 hiếm khi được sử dụng. Lần này, có một “cơn sóng lớn” sử dụng loại tên lửa này. Quân đội Nga đã tiến hành ba đợt không kích tên lửa trong hai ngày, với số lượng phóng 50 tên lửa hành trình mỗi ngày; hỏa lực tương đương tuần đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine (tuần đầu xung đột, trung bình Quân đội Nga phóng 45 đến 50 tên lửa mỗi ngày và sau đó giảm dần). Cường độ tấn công bằng tên lửa của quân đội Nga như những ngày vừa qua, nếu có thể kéo dài từ năm đến mười ngày, sẽ gây ra tác động nhất định đối với Ukraine. Trong trường hợp như vậy, các vũ khí hỗ trợ của NATO cho Ukraine, có khả năng được nâng cấp; chẳng hạn như tên lửa tấn công chiến thuật (ATACMS) với tầm bắn 300 km.Thành viên Duma Quốc gia (Quốc hội) Nga Peter Tolstoy, đã kêu gọi Quân đội Nga tiến hành "ném bom chiến lược" vào Ukraine, phóng thêm tên lửa và phá hủy hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng lớn của Ukraine như các nhà máy điện, lưới điện, sân bay, cầu đường bộ và đường sắt, kho vũ khí, kho nhiên liệu, v.v. Nhiều người Nga bây giờ đề cập đến "ném bom chiến lược", một thuật ngữ đã bị lãng quên trong những năm gần đây. Trong những thập kỷ gần đây, ngoại trừ việc Mỹ và Anh ném bom chiến lược vào Đức và Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, thì vụ ném bom chiến lược gần nhất phải là ném bom vào Iraq và Nam Tư; về cơ bản đã phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của những nước này. Đối với Nga, “ném bom chiến lược” dường như quá xa tầm với, lý do vì Ukraine đã có được một số lượng lớn tên lửa đất đối không tầm xa còn lại từ thời Liên Xô và của phương Tây viện trợ. Trong khi đó, không quân Nga chưa có khả năng “dọn sạch” những “vật cản” trên, chưa thực sự chiếm được ưu thế trên không hoàn toàn ở Ukraine.Về ném bom chiến lược đã có một câu chuyện đã xảy ra trong lịch sử. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thèm muốn máy bay ném bom chiến lược B-17 và B-29 của Mỹ; đồng thời đề xuất sử dụng “Đạo luật cho thuê” để mua máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Yêu cầu này sau đó nó đã bị Mỹ kiên quyết từ chối. Mỹ một mặt không muốn cung cấp máy bay ném bom chiến lược tiên tiến cho Liên Xô; mặt khác cũng đưa ra lý do rằng, việc ném bom chiến lược cần nhiều nguồn lực quốc phòng, điều mà không phải nước nào cũng có thể làm được. Năng lực công nghiệp thời chiến của Liên Xô không đủ để hỗ trợ một cuộc ném bom chiến lược vào Đức. Trong một cuộc chiến tranh tổng lực, các phương án tấn công khác nhau phải được đo lường toàn diện, tính toán chính xác và bình tĩnh, áp dụng các phương pháp nhằm tiết kiệm nguồn lực quốc phòng. Ví dụ điển hình nhất là việc không quân phát xít Đức tấn công nước Anh, nhưng thất bại.Với Ukraine - một quốc gia công nghiệp phát triển với dân số 40 triệu người, việc duy trì phóng hàng chục tên lửa hành trình mỗi ngày trong thời gian dài là điều không thể; mà Nga cần đưa máy bay ném bom chiến lược và máy bay tấn công để ném bom với tần suất lớn. Nếu Nga muốn tiến hành chiến dịch “ném bom chiến lược” vào Ukraine, đầu tiên họ phải vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine, sau đó thả hàng chục nghìn quả bom dẫn đường chính xác, để đảm bảo được ưu thế trên không, trước khi có thể đưa máy bay ném bom vào xung trận.
Gần một tuần sau khi quân đội Nga tiến hành một cuộc tập kích quy mô lớn vào Ukraine, còi báo động phòng không vẫn vang lên khắp lãnh thổ nước này và các vụ nổ đã xảy ra ở Kyiv, Odessa và Vinnitsa. Còi báo động phòng không vang lên ở Lviv, Vinnitsa, Nikolayev, Zaporozhye và nhiều nơi khác.
Quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình Kh-101 phóng từ biển Caspi bằng máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, tên lửa hành trình Kalibr 3M14 phóng từ tàu chiến trên Biển Đen; tên lửa hành trình Kalibr 9M279 phóng từ tàu ngầm Kursk với số lượng lớn.
Quân đội Nga cũng sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, tên lửa phòng không S-300 để tấn công mặt đất và máy bay không người lái; tất cả tạo thành một đợt tập kích hỏa lực mạnh vào nhiều mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Nhiều nơi tại Ukraine, còi báo động phòng không đã không đã vang lên trong hơn nửa năm và một bầu không khí ngột ngạt bao trùm. Tuy nhiên Quân đội Nga cần duy trì các cuộc không kích và để còi báo động phòng không vang lên hàng ngày trên khắp Ukraine, để khẳng định ưu thế chiến trường.
Theo tính toán của Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, quân đội Nga đã phóng 190 tên lửa các loại trong vòng 5 ngày qua và thực hiện 3 đợt tấn công tên lửa vào Ukraine, bao gồm nhiều tên lửa đất đối không S-300 và tên lửa hành trình Kh-22. Các tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa như Kh-101, 9M279 và Kalibr chiếm khoảng 150 quả.
Các cuộc không kích của Nga lần này, tập trung sử dụng tên lửa hành trình Kh-101, được phóng đi từ máy bay ném bom Tu-95MS và hàng chục tên lửa trong số đó đã đánh trúng mục tiêu; số tên lửa Nga bị phòng không Ukraine đánh chặn rất ít.
Nên nhớ loại tên lửa hành trình Kh-101, mới được đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2014 và số lượng dự trữ không nhiều. Kể từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, tên lửa Kh-101 hiếm khi được sử dụng. Lần này, có một “cơn sóng lớn” sử dụng loại tên lửa này.
Quân đội Nga đã tiến hành ba đợt không kích tên lửa trong hai ngày, với số lượng phóng 50 tên lửa hành trình mỗi ngày; hỏa lực tương đương tuần đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine (tuần đầu xung đột, trung bình Quân đội Nga phóng 45 đến 50 tên lửa mỗi ngày và sau đó giảm dần).
Cường độ tấn công bằng tên lửa của quân đội Nga như những ngày vừa qua, nếu có thể kéo dài từ năm đến mười ngày, sẽ gây ra tác động nhất định đối với Ukraine. Trong trường hợp như vậy, các vũ khí hỗ trợ của NATO cho Ukraine, có khả năng được nâng cấp; chẳng hạn như tên lửa tấn công chiến thuật (ATACMS) với tầm bắn 300 km.
Thành viên Duma Quốc gia (Quốc hội) Nga Peter Tolstoy, đã kêu gọi Quân đội Nga tiến hành "ném bom chiến lược" vào Ukraine, phóng thêm tên lửa và phá hủy hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng lớn của Ukraine như các nhà máy điện, lưới điện, sân bay, cầu đường bộ và đường sắt, kho vũ khí, kho nhiên liệu, v.v.
Nhiều người Nga bây giờ đề cập đến "ném bom chiến lược", một thuật ngữ đã bị lãng quên trong những năm gần đây. Trong những thập kỷ gần đây, ngoại trừ việc Mỹ và Anh ném bom chiến lược vào Đức và Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, thì vụ ném bom chiến lược gần nhất phải là ném bom vào Iraq và Nam Tư; về cơ bản đã phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của những nước này.
Đối với Nga, “ném bom chiến lược” dường như quá xa tầm với, lý do vì Ukraine đã có được một số lượng lớn tên lửa đất đối không tầm xa còn lại từ thời Liên Xô và của phương Tây viện trợ. Trong khi đó, không quân Nga chưa có khả năng “dọn sạch” những “vật cản” trên, chưa thực sự chiếm được ưu thế trên không hoàn toàn ở Ukraine.
Về ném bom chiến lược đã có một câu chuyện đã xảy ra trong lịch sử. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thèm muốn máy bay ném bom chiến lược B-17 và B-29 của Mỹ; đồng thời đề xuất sử dụng “Đạo luật cho thuê” để mua máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Yêu cầu này sau đó nó đã bị Mỹ kiên quyết từ chối.
Mỹ một mặt không muốn cung cấp máy bay ném bom chiến lược tiên tiến cho Liên Xô; mặt khác cũng đưa ra lý do rằng, việc ném bom chiến lược cần nhiều nguồn lực quốc phòng, điều mà không phải nước nào cũng có thể làm được. Năng lực công nghiệp thời chiến của Liên Xô không đủ để hỗ trợ một cuộc ném bom chiến lược vào Đức.
Trong một cuộc chiến tranh tổng lực, các phương án tấn công khác nhau phải được đo lường toàn diện, tính toán chính xác và bình tĩnh, áp dụng các phương pháp nhằm tiết kiệm nguồn lực quốc phòng. Ví dụ điển hình nhất là việc không quân phát xít Đức tấn công nước Anh, nhưng thất bại.
Với Ukraine - một quốc gia công nghiệp phát triển với dân số 40 triệu người, việc duy trì phóng hàng chục tên lửa hành trình mỗi ngày trong thời gian dài là điều không thể; mà Nga cần đưa máy bay ném bom chiến lược và máy bay tấn công để ném bom với tần suất lớn.
Nếu Nga muốn tiến hành chiến dịch “ném bom chiến lược” vào Ukraine, đầu tiên họ phải vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine, sau đó thả hàng chục nghìn quả bom dẫn đường chính xác, để đảm bảo được ưu thế trên không, trước khi có thể đưa máy bay ném bom vào xung trận.