Theo thông tin từ trang web "Military Observer", hai máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã bị hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 của Nga, triển khai ở biên giới bắn rơi cách đây hai ngày, khi chúng trở về sân bay của mình, sau khi thực hiện các cuộc trinh sát và không kích vào thành phố Belgorod, nằm ở biên giới Nga-Ukraine.Các nhân chứng ở Ukraine cũng xác nhận rằng, hai máy bay của Ukraine đã bị tên lửa Nga bắn rơi trước đó ở khu vực Poltava và các phi công đã phóng dù an toàn ra ngoài. Tỉnh trưởng tỉnh Poltava cũng xác nhận điều này, nhưng ông không bình luận quá nhiều, mà chỉ nói rằng, quân đội Ukraine sẽ chịu trách nhiệm giải thích tình hình.Có thông tin cho rằng, hai chiếc máy bay chiến đấu (một tiêm kích Su-27 và một máy bay cường kích mặt đất Su-24), đã bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ, sau khi tiến hành hoạt động trinh sát ở khu vực Belgorod trở về.Theo một số thông tin của người dân được đưa lên mạng xã hội, lúc này hai máy bay của Không quân Ukraine chuẩn bị hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Milgorod thuộc tỉnh Poltava. Nhưng thật không may, tên lửa của Nga đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu trên. Theo một số nguồn tin, vào thời điểm máy bay của Ukraine bị bắn rơi, trên bầu trời khu vực không có máy bay chiến đấu nào của Không quân Nga hoạt động. Có nghĩa là không có lực lượng Không quân Nga trong phạm vi bán kính khoảng 100 km, xung quanh căn cứ không quân Milgorod.Nhiều người Ukraine hoang mang lo lắng khi máy bay chiến đấu của họ bị bắn rơi gần căn cứ không quân Milgorod được bảo vệ nghiêm ngặt bằng nhiều hệ thống phòng không của phương Tây. Còn tỉnh Poltava cách biên giới Nga 200 km; vậy tên lửa bắn rơi máy bay Ukraine đến từ đâu?Ngay sau khi máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn rơi, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, hệ thống phòng không Nga triển khai ở khu vực Belgorod, đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu Ukraine ở vùng Poltava. Như vậy những nghi ngờ của người Ukraine đã được lý giải một cách hợp lý. Hai tên lửa bắn trúng hai chiếc máy bay chiến đấu của Ukraine, được phóng đi từ lãnh thổ Nga cách đó hơn 200 km.Hiện tại, có thể xác định hệ thống phòng không bắn hạ tiêm kích Ukraine là tên lửa của hệ thống phòng không S-300V4, được triển khai ở biên giới Nga, với cự ly tiêu diệt khoảng 210 km. Đây cũng có thể coi là kỷ lục bắn hạ mục tiêu từ khoảng cách xa nhất của tên lửa phòng không trong thực chiến, được thực hiện bởi tên lửa S-300, kể từ khi nó được triển khai vào biên chế chiến đấu và nó cũng có thể trở thành kỷ lục thế giới về tên lửa đất đối không, tiêu diệt mục tiêu trong thực chiến; Trước đó, kỷ lục tiêu diệt mục tiêu của một tên lửa đất đối không xa nhất cũng được thiết lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Hồi tháng 3, một tên lửa phòng không S-400 của Nga, đi cùng lực lượng bao vây Kiev, đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine, cách đó 150 km.Mặc dù hệ thống phòng không bắn hạ chiến đấu cơ Ukraine lần này là S-300, về danh nghĩa được phát triển dưới thời Liên Xô; nhưng nó có rất nhiều phiên bản cải tiến. Phiên bản cuối cùng của S-300, mà NATO có tên mã là S-300V4, Nga gọi nó là S-300VMD, là phiên bản gần nhất với hệ thống phòng không S-400. Hệ thống phòng không S-300VMD sử dụng nhiều công nghệ tương tự như hệ thống S-400, vốn cũng có nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo. S-300VMD là một hệ thống phòng không, chủ yếu dùng để bắn hạ các mục tiêu có giá trị cao trên không.Hệ thống phòng không S-300V4 có thể được sử dụng với 3 loại đạn tên lửa đánh chặn là 9M82MD, 48N6DM và 40N6. Loại đạn đầu tiên là phiên bản nâng cấp tên lửa đánh chặn tiêu chuẩn của S-300; trong khi hai loại đạn tên lửa còn lại, hiện đang được sử dụng bởi hệ thống phòng không S-400. Trong số đạn tên lửa trên, 48N6DM là đạn tên lửa đánh chặn được cải tiến sâu với tầm bắn mở rộng và nâng cao khả năng chống tên lửa. 48N6DM cũng là sát thủ chống lại máy bay chiến đấu có người lái, tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Tầm bắn tối là 350 km và độ cao đánh chặn từ 10 đến 30.000 mét. Tốc độ bay tối đa vượt quá Mach 14Còn đạn tên lửa đánh chặn 40N6 được đưa vào sử dụng vào năm 2018. Đây là tên lửa đánh chặn được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu vào máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.Tên lửa 40N6 có khả năng đánh chặn mục tiêu ở độ cao thấp tuyệt vời, với tầm bắn tối đa đến 380 km và độ cao đánh chặn từ 5 mét đến 35.000 mét. Lần này, tên lửa được sử dụng, rất có thể là loại đạn 40N6. Lý do để khẳng định, phòng không Nga sử dụng loại đạn 40N6 để bắn hạ 2 máy bay Ukraine, đó là hiện nay Không quân Ukraine thường sử dụng các thao tác bay ở độ cao cực thấp, để cố gắng tránh tên lửa từ máy bay đánh chặn của Nga;Do vậy, chỉ tên lửa 40N6 mới có thể “khóa chặt” một máy bay chiến đấu siêu cơ động như Su-27 ở khoảng cách xa và bay thấp như vậy, và radar trên không của tên lửa 40N6, có thể bao phủ một phạm vi khoảng 250 km và đủ sức tiêu diệt các mục tiêu từ biên giới Belgorod đến sân bay Milgorod. Những hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 có thể mới được Nga triển khai gần Belgorod gần đây. Trước đó, Nga chỉ có một số hệ thống phòng không tầm gần như Pantsir-S1 hay Tor-M1 được bố trí tại đây. Sau khi quân Nga rút khỏi Kharkov, họ đã tăng cường phòng không cho các thành phố biên giới và S-300V4 đã được triển khai trong thời gian này.Video về chiếc chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Ukraine bị bắn rơi gần sân bay Milgorod vùng Poltava.
Theo thông tin từ trang web "Military Observer", hai máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã bị hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 của Nga, triển khai ở biên giới bắn rơi cách đây hai ngày, khi chúng trở về sân bay của mình, sau khi thực hiện các cuộc trinh sát và không kích vào thành phố Belgorod, nằm ở biên giới Nga-Ukraine.
Các nhân chứng ở Ukraine cũng xác nhận rằng, hai máy bay của Ukraine đã bị tên lửa Nga bắn rơi trước đó ở khu vực Poltava và các phi công đã phóng dù an toàn ra ngoài. Tỉnh trưởng tỉnh Poltava cũng xác nhận điều này, nhưng ông không bình luận quá nhiều, mà chỉ nói rằng, quân đội Ukraine sẽ chịu trách nhiệm giải thích tình hình.
Có thông tin cho rằng, hai chiếc máy bay chiến đấu (một tiêm kích Su-27 và một máy bay cường kích mặt đất Su-24), đã bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ, sau khi tiến hành hoạt động trinh sát ở khu vực Belgorod trở về.
Theo một số thông tin của người dân được đưa lên mạng xã hội, lúc này hai máy bay của Không quân Ukraine chuẩn bị hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Milgorod thuộc tỉnh Poltava. Nhưng thật không may, tên lửa của Nga đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu trên.
Theo một số nguồn tin, vào thời điểm máy bay của Ukraine bị bắn rơi, trên bầu trời khu vực không có máy bay chiến đấu nào của Không quân Nga hoạt động. Có nghĩa là không có lực lượng Không quân Nga trong phạm vi bán kính khoảng 100 km, xung quanh căn cứ không quân Milgorod.
Nhiều người Ukraine hoang mang lo lắng khi máy bay chiến đấu của họ bị bắn rơi gần căn cứ không quân Milgorod được bảo vệ nghiêm ngặt bằng nhiều hệ thống phòng không của phương Tây. Còn tỉnh Poltava cách biên giới Nga 200 km; vậy tên lửa bắn rơi máy bay Ukraine đến từ đâu?
Ngay sau khi máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn rơi, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, hệ thống phòng không Nga triển khai ở khu vực Belgorod, đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu Ukraine ở vùng Poltava.
Như vậy những nghi ngờ của người Ukraine đã được lý giải một cách hợp lý. Hai tên lửa bắn trúng hai chiếc máy bay chiến đấu của Ukraine, được phóng đi từ lãnh thổ Nga cách đó hơn 200 km.
Hiện tại, có thể xác định hệ thống phòng không bắn hạ tiêm kích Ukraine là tên lửa của hệ thống phòng không S-300V4, được triển khai ở biên giới Nga, với cự ly tiêu diệt khoảng 210 km.
Đây cũng có thể coi là kỷ lục bắn hạ mục tiêu từ khoảng cách xa nhất của tên lửa phòng không trong thực chiến, được thực hiện bởi tên lửa S-300, kể từ khi nó được triển khai vào biên chế chiến đấu và nó cũng có thể trở thành kỷ lục thế giới về tên lửa đất đối không, tiêu diệt mục tiêu trong thực chiến;
Trước đó, kỷ lục tiêu diệt mục tiêu của một tên lửa đất đối không xa nhất cũng được thiết lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Hồi tháng 3, một tên lửa phòng không S-400 của Nga, đi cùng lực lượng bao vây Kiev, đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine, cách đó 150 km.
Mặc dù hệ thống phòng không bắn hạ chiến đấu cơ Ukraine lần này là S-300, về danh nghĩa được phát triển dưới thời Liên Xô; nhưng nó có rất nhiều phiên bản cải tiến. Phiên bản cuối cùng của S-300, mà NATO có tên mã là S-300V4, Nga gọi nó là S-300VMD, là phiên bản gần nhất với hệ thống phòng không S-400.
Hệ thống phòng không S-300VMD sử dụng nhiều công nghệ tương tự như hệ thống S-400, vốn cũng có nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo. S-300VMD là một hệ thống phòng không, chủ yếu dùng để bắn hạ các mục tiêu có giá trị cao trên không.
Hệ thống phòng không S-300V4 có thể được sử dụng với 3 loại đạn tên lửa đánh chặn là 9M82MD, 48N6DM và 40N6. Loại đạn đầu tiên là phiên bản nâng cấp tên lửa đánh chặn tiêu chuẩn của S-300; trong khi hai loại đạn tên lửa còn lại, hiện đang được sử dụng bởi hệ thống phòng không S-400.
Trong số đạn tên lửa trên, 48N6DM là đạn tên lửa đánh chặn được cải tiến sâu với tầm bắn mở rộng và nâng cao khả năng chống tên lửa. 48N6DM cũng là sát thủ chống lại máy bay chiến đấu có người lái, tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Tầm bắn tối là 350 km và độ cao đánh chặn từ 10 đến 30.000 mét. Tốc độ bay tối đa vượt quá Mach 14
Còn đạn tên lửa đánh chặn 40N6 được đưa vào sử dụng vào năm 2018. Đây là tên lửa đánh chặn được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu vào máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Tên lửa 40N6 có khả năng đánh chặn mục tiêu ở độ cao thấp tuyệt vời, với tầm bắn tối đa đến 380 km và độ cao đánh chặn từ 5 mét đến 35.000 mét. Lần này, tên lửa được sử dụng, rất có thể là loại đạn 40N6.
Lý do để khẳng định, phòng không Nga sử dụng loại đạn 40N6 để bắn hạ 2 máy bay Ukraine, đó là hiện nay Không quân Ukraine thường sử dụng các thao tác bay ở độ cao cực thấp, để cố gắng tránh tên lửa từ máy bay đánh chặn của Nga;
Do vậy, chỉ tên lửa 40N6 mới có thể “khóa chặt” một máy bay chiến đấu siêu cơ động như Su-27 ở khoảng cách xa và bay thấp như vậy, và radar trên không của tên lửa 40N6, có thể bao phủ một phạm vi khoảng 250 km và đủ sức tiêu diệt các mục tiêu từ biên giới Belgorod đến sân bay Milgorod.
Những hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 có thể mới được Nga triển khai gần Belgorod gần đây. Trước đó, Nga chỉ có một số hệ thống phòng không tầm gần như Pantsir-S1 hay Tor-M1 được bố trí tại đây. Sau khi quân Nga rút khỏi Kharkov, họ đã tăng cường phòng không cho các thành phố biên giới và S-300V4 đã được triển khai trong thời gian này.
Video về chiếc chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Ukraine bị bắn rơi gần sân bay Milgorod vùng Poltava.