Loại cây mang may mắn, tài lộc cho gia chủ

Google News

Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan vô cùng đơn giản nhưng lại có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc tâm linh và góp phần hút khí độc, thanh lọc không khí trong nhà.

Cây thiết mộc lan hay còn gọi là "cây Phát tài" thuộc dạng cây cảnh văn phòng nên được dân văn phòng chú trọng chọn lựa cây này, để trang trí làm đẹp các phòng ban, hành lang thêm đẹp.
Không những làm đẹp cho không gian sống xanh, cây Thiết mộc lan còn rất tốt cho phong thủy, đem đến người chơi luôn được may mắn, phát tài phát lộc như tên gọi của nó. Hơn nữa cây Thiết mộc lan còn giúp điều hòa và thanh lọc không khí, đem đến cho người chơi cảm giác thoải mái, êm dịu, tinh thần lạc quan. Với nhiều tác dụng tuyệt vời này ngay từ bây giờ hãy áp dụng các bước kỹ thuật trồng Thiết mộc lan cơ bản dưới đây:
Chọn giống cây Thiết mộc lan
Chọn giống tốt không có nguồn bệnh, cây không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định về thân và lá (tùy vào mục đích kinh doanh). Cây có tán lá phân bố đều quanh thân chủ, đốt ngắn. Cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích mầm non ra chồi.
Loai cay mang may man, tai loc cho gia chu
Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan mang may mắn cho gia chủ. Ảnh minh họa 
Thời vụ trồng cây Thiết mộc lan
Cây Thiết mộc lan có thể áp dụng trồng quanh năm nhưng để cay luôn phát triển xanh tươi thì nên áp dụng theo từng thời điểm khác nhau theo từng miền. Miền Trung có thể trồng vào tháng 8-9 khi hết gió Lào, và bắt đầu vào mùa mưa. Tây Nguyên trồng vào tháng 5-7. Miền Đông Nam Bộ trồng tháng 4-8 và miền Tây Nam Bộ trồng tháng 6-9.
Ánh sáng thích hợp trồng cây Thiết mộc lan
Ánh sáng rất cần thiết để bất kỳ một cây trồng nào sinh trưởng và phát triển. Cây Thiết mộc lan cũng không nằm ngoài yếu tố này nên khi trồng cần phải quan tâm tới ánh sáng nếu thiếu cây sẽ khó sống và phát triển theo ý muốn.
Chuẩn bị đất trồng cây Thiết mộc lan
Cây Thiết mộc lan có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản như thoát nước, không úng ngập, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.
Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan
Trước khi tiến hành trồng cây Thiết mộc lan cần tiến hành nhân giống. Có hai phương pháp nhân giống bằng hạt và bằng cách giâm cành. Ngoài thị trường hạt giống cây Thiết mộc lan rất hiếm nên nhân giống bằng cách giâm cành được mọi người quan tâm nhiều hơn, rút ngắn thời gian và cho năng suất cao hơn. Với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau sau đó tiến hành ươm hom.
Việc ươm hom cây Thiết mộc lan không khó khăn do cây có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau do đó vườn ươm cũng không đòi hỏi khắt khe. Tuy nhiên để cây phát triển nhanh chúng ta nên chọn địa điểm và nguồn đất phù hợp tạo điều kiện cho cây ổn định về sau.
Cách chăm sóc cay Thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan tuy rất dễ sống và có tuổi đời khá lâu 2-3 năm. Nhưng để được như vậy thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc cây đúng tiêu chuẩn. Có rất nhiều yếu tố tác động lên nó như: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón, sâu bệnh.
Cây Thiết mộc lan là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Vì vậy, khi trồng Thiết mộc lan làm cây nội thất cần cung cấp nước thường xuyên cho cây để cây có thể duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển tốt. Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước là vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, không nên ngày nào cũng tưới nước, cần xem xét thời tiết và cân nhắc lượng nước cho phù hợp.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên xới đất giúp đất tơi xốp giúp nước có thể ngấm sâu xuống đất dễ dàng hơn. Thông thường việc tưới nước cần thực hiện 1 đến 2 lần/ tuần đối với cây trồng trong nhà.
Phòng chống sâu bệnh cho cây Thiết mộc lan
Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan không mất nhiều thời gian chăm sóc đó là rất it sâu bệnh. Nếu có thì thường là sâu quấn chiếu làm khô vằn lá. Khi gặp trường hợp này chỉ cần tiến hành bắt sâu thủ và loại bỏ các lá sâu là có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Theo An Dương/Vietq

>> xem thêm

Bình luận(0)