Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội là nơi đang lưu giữ và trưng bày một một sưu tập điêu khắc Chăm có quy mô khá lớn của Việt Nam. Ảnh: Tượng chim thần Garuda nuốt rắn Naga, niên đại thế kỷ 12-13, thuộc di tích Tháp Mẫm, An Nhơn, Bình Định.Bộ sưu tập này quy tụ hàng chục hiện vật có niên đại từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 15, thuộc nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của vương quốc Chăm Pa cổ. Ảnh: Thân chim thần Garuda, niên đại thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.Theo đánh giá của giới nghiên cứu, nghệ thuật điêu khắc Chăm rất độc đáo, thường gắn với sinh hoạt của đạo Bà-la-môn, tôn giáo chính của người Chăm cổ. Ảnh: Tượng sư tử, niên đại đầu thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.Hình thức thể hiện các tác phẩm rất phong phủ, như tượng, phù điêu, đài thờ, bia đá... Ảnh: Đài thờ hình hoa sen, niên đại cuối thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.Trên những tác phẩm điêu khắc này thường xuất hiện những nét đặc trưng về nhân chủng, y phục, trang sức của người Chăm hòa quyện với hình ảnh các vị thần Bà-la-môn. Ảnh: Tượng thần Makara sinh ra chiến binh, niên đại cuối thế kỷ 10 - đầu thế kỷ 11, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.Hình tượng Linga - Yoni, sinh thực khí nam - nữ theo quan niệm của người Chăm là một đề tài xuất hiện rất phổ biến trong nền điêu khắc Chăm Pa. Ảnh: Đài thờ Linga - Yoni, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại Bình Định.Nhiều tác phẩm thể hiện hoạt động của con người hay các loài vật rất sinh động, theo cả lối tả thực cũng như cách điệu. Ảnh: Tượng voi, niên đại giữa thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.Đằng sau những bức phù điêu, những bức tượng này là cả một không gian huyền thoại, phản ánh những tư duy trừu tượng, lãng mạn của người Chăm khi lý giải về những điều kỳ diệu của vũ trụ. Ảnh: Vũ công múa lụa, cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng thế kỷ 3-4, được tìm thấy ở làng Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là một trong những hiện vật cổ xưa nhất của vương quốc Chăm Pa. Bia đá này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.Đầu tượng nữ thần bằng đất nung, niên đại thế kỷ 17, tìm thấy ở Củng Sơn, Tuy Hòa, Phú Yên.Tượng người quỳ, niên đại cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam.Cận cảnh một tượng sư tử có niên đại thế kỷ 12, tìm thấy ở Tháp Mẫm, An Nhơn, Bình Định.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội là nơi đang lưu giữ và trưng bày một một sưu tập điêu khắc Chăm có quy mô khá lớn của Việt Nam. Ảnh: Tượng chim thần Garuda nuốt rắn Naga, niên đại thế kỷ 12-13, thuộc di tích Tháp Mẫm, An Nhơn, Bình Định.
Bộ sưu tập này quy tụ hàng chục hiện vật có niên đại từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 15, thuộc nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của vương quốc Chăm Pa cổ. Ảnh: Thân chim thần Garuda, niên đại thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Theo đánh giá của giới nghiên cứu, nghệ thuật điêu khắc Chăm rất độc đáo, thường gắn với sinh hoạt của đạo Bà-la-môn, tôn giáo chính của người Chăm cổ. Ảnh: Tượng sư tử, niên đại đầu thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Hình thức thể hiện các tác phẩm rất phong phủ, như tượng, phù điêu, đài thờ, bia đá... Ảnh: Đài thờ hình hoa sen, niên đại cuối thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Trên những tác phẩm điêu khắc này thường xuất hiện những nét đặc trưng về nhân chủng, y phục, trang sức của người Chăm hòa quyện với hình ảnh các vị thần Bà-la-môn. Ảnh: Tượng thần Makara sinh ra chiến binh, niên đại cuối thế kỷ 10 - đầu thế kỷ 11, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Hình tượng Linga - Yoni, sinh thực khí nam - nữ theo quan niệm của người Chăm là một đề tài xuất hiện rất phổ biến trong nền điêu khắc Chăm Pa. Ảnh: Đài thờ Linga - Yoni, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại Bình Định.
Nhiều tác phẩm thể hiện hoạt động của con người hay các loài vật rất sinh động, theo cả lối tả thực cũng như cách điệu. Ảnh: Tượng voi, niên đại giữa thế kỷ 10, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Đằng sau những bức phù điêu, những bức tượng này là cả một không gian huyền thoại, phản ánh những tư duy trừu tượng, lãng mạn của người Chăm khi lý giải về những điều kỳ diệu của vũ trụ. Ảnh: Vũ công múa lụa, cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng thế kỷ 3-4, được tìm thấy ở làng Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là một trong những hiện vật cổ xưa nhất của vương quốc Chăm Pa. Bia đá này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Đầu tượng nữ thần bằng đất nung, niên đại thế kỷ 17, tìm thấy ở Củng Sơn, Tuy Hòa, Phú Yên.
Tượng người quỳ, niên đại cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam.
Cận cảnh một tượng sư tử có niên đại thế kỷ 12, tìm thấy ở Tháp Mẫm, An Nhơn, Bình Định.