1. Cây Kim tiền: Kim tiền thuộc cây cảnh họ Thiên nam tinh, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất. Mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy, Kim tiền được coi là cây “phát” - Kim phát tài. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì kim tiền sẽ trở thành cây phát tài. Nó rất đẹp mắt và có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Khi chọn cây nên lưu ý những cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh. Những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều “lộc” nhất. Bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở để thu hút tài lộc. 2. Cây Phất dụ: Còn được gọi là cây Phát tài. Trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ. Theo một số quan niệm, người ta thường mua Phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 - cho sự hạnh phúc; 5 - cho sức khỏe; 2 - cho tình duyên; 8 - cho tài lộc; 9 - cho thời vận. Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì hiệu quả về mặt phong thủy mới đạt được.
Cây Phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam. Trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phất dụ xanh - biểu tượng của may mắn; Phất dụ thơm - là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; Phất dụ rồng - còn gọi là huyết rồng, được dùng làm thuốc chữa bệnh; Phất dụ lá hẹp - còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; Phất dụ trúc - xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan âm…
3. Cây Đại đế vương. Cây Đại đế vương thể hiện đẳng cấp, tinh thần đế vương, quyền uy, chức trọng. Vì thế thích hợp để trang trí cho người quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức. Cây còn góp phần thể hiện ý chí không ngừng nỗ lực để hướng tới vị trí cao hơn. Cây mang hai màu xanh khác nhau, tạo nên sự hài hòa bắt mắt và giúp chúng ta thư giãn đầu óc, bình thản trong tâm hồn mỗi khi ngắm nhìn chúng.
4. Cây Ngọc bích. Cây Ngọc bích có nguồn gốc từ châu Á. Ở một số nước, loài cây này còn có tên gọi khác là cây thường xanh. Tại Việt Nam, nhiều nơi gọi là cây Hoa đá. Dựa vào ứng dụng phong thủy cổ đại, cây Ngọc bích được đặt đúng vị trí sẽ mang lại sức khỏe và sự may mắn. Các thương gia xưa vẫn luôn tin rằng, cây Ngọc bích có tác dụng chiêu tài. Do vậy, họ sẽ thường đặt nó ở bên quầy thu ngân hoặc máy đếm tiền. Có người lại bài trí cây tại lối đi vào các cửa hàng, cửa hiệu nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc. Cây Ngọc bích còn có tác dụng tốt về mặt sức khỏe.
5. Cây Kim ngân. Cây Kim ngân, người Tây phương còn gọi là Money tree, được xem là rất tốt về phong thủy, mang đến cho gia chủ sự may mắn và thịnh vượng. Một chậu Kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân. . . hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí. Cây kim ngân giúp dân công sở hút tài lộc.
6. Cây Cọ cảnh. Trong phong thủy, cây Cọ có tác dụng sinh tài giữ của. Đó là nguyên nhân mà loài cây này được dân văn phòng yêu thích. Bên cạnh đó, loại cọ được cho là hút khí độc giúp làm trong lành cho môi trường.
1. Cây Kim tiền: Kim tiền thuộc cây cảnh họ Thiên nam tinh, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất. Mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy, Kim tiền được coi là cây “phát” - Kim phát tài. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì kim tiền sẽ trở thành cây phát tài. Nó rất đẹp mắt và có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Khi chọn cây nên lưu ý những cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh. Những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều “lộc” nhất. Bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở để thu hút tài lộc.
2. Cây Phất dụ: Còn được gọi là cây Phát tài. Trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ. Theo một số quan niệm, người ta thường mua Phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 - cho sự hạnh phúc; 5 - cho sức khỏe; 2 - cho tình duyên; 8 - cho tài lộc; 9 - cho thời vận. Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì hiệu quả về mặt phong thủy mới đạt được.
Cây Phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam. Trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phất dụ xanh - biểu tượng của may mắn; Phất dụ thơm - là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; Phất dụ rồng - còn gọi là huyết rồng, được dùng làm thuốc chữa bệnh; Phất dụ lá hẹp - còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; Phất dụ trúc - xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan âm…
3. Cây Đại đế vương. Cây Đại đế vương thể hiện đẳng cấp, tinh thần đế vương, quyền uy, chức trọng. Vì thế thích hợp để trang trí cho người quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức. Cây còn góp phần thể hiện ý chí không ngừng nỗ lực để hướng tới vị trí cao hơn. Cây mang hai màu xanh khác nhau, tạo nên sự hài hòa bắt mắt và giúp chúng ta thư giãn đầu óc, bình thản trong tâm hồn mỗi khi ngắm nhìn chúng.
4. Cây Ngọc bích. Cây Ngọc bích có nguồn gốc từ châu Á. Ở một số nước, loài cây này còn có tên gọi khác là cây thường xanh. Tại Việt Nam, nhiều nơi gọi là cây Hoa đá. Dựa vào ứng dụng phong thủy cổ đại, cây Ngọc bích được đặt đúng vị trí sẽ mang lại sức khỏe và sự may mắn.
Các thương gia xưa vẫn luôn tin rằng, cây Ngọc bích có tác dụng chiêu tài. Do vậy, họ sẽ thường đặt nó ở bên quầy thu ngân hoặc máy đếm tiền. Có người lại bài trí cây tại lối đi vào các cửa hàng, cửa hiệu nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc. Cây Ngọc bích còn có tác dụng tốt về mặt sức khỏe.
5. Cây Kim ngân. Cây Kim ngân, người Tây phương còn gọi là Money tree, được xem là rất tốt về phong thủy, mang đến cho gia chủ sự may mắn và thịnh vượng. Một chậu Kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân. . . hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí. Cây kim ngân giúp dân công sở hút tài lộc.
6. Cây Cọ cảnh. Trong phong thủy, cây Cọ có tác dụng sinh tài giữ của. Đó là nguyên nhân mà loài cây này được dân văn phòng yêu thích. Bên cạnh đó, loại cọ được cho là hút khí độc giúp làm trong lành cho môi trường.