Có một nhà báo người Nhật Bản, đã sang Việt Nam trong
chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc năm 1979, anh lăn lộn vào chiến trường để
ghi nhận cuộc chiến và anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Anh là
Takano, phóng viên báo Akahata cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật
Bản lúc đó. Tại khu nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn vẫn còn mộ phần của người phóng viên quả cảm này.
Một mình lái xe tác nghiệp
Bà Nông Minh Hồng quản lý n
ghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng cho hay: "Tôi quản lý nghĩa trang này đã hơn 20 năm. Trong nghĩa trang có 462 ngôi mộ của các liệt sĩ, quê họ ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Họ tham gia chiến tranh chống thực dân Pháp có, chống đế quốc Mỹ có. Nhưng phần lớn là mộ các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Trong nghĩa trang bà Hồng ấn tượng nhất ngôi mộ của nhà báo Takano người Nhật Bản.
Bà Hồng cũng nghe lại được người già nơi đây kể vể sự anh dũng của nhà báo Nhật khi sang Việt Nam tác nghiệp. "Takano là
phóng viên báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản được cử sang nước ta và lên Lạng Sơn để đưa tin về cuộc chiến này. Ngày 7/3/1979, anh đi chiếc xe U-oát, để nắm bắt tình hình, thu thập tài liệu để viết bài ở khu vực đường Hùng Vương (bây giờ gần với cổng UBND tỉnh Lạng Sơn) thì bất ngờ bị bắn tỉa từ bên kia bờ sông Kỳ Cùng. Mặc dù được cứu chữa kịp thời, nhưng do vết thương quá nặng, anh đã hy sinh sau đó", bà Hồng kể.
Ngay sau đó, chính quyền ta đã cho người chôn cất cẩn thận người phóng viên quả cảm. Cũng năm đó người nhà của Takano đã sang Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để đưa thi thể anh về nước. Nhưng hiện nay để tưởng nhớ tới người phóng viên quả cảm, trong tượng đài liệt sĩ của TP Lạng Sơn vẫn còn phần mộ của anh.
Takano tên họ đầy đủ là Takano Isao, sinh năm 1943 ở Kobe, anh từng tốt nghiệp Khoa Tiếng Việt, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1971. Takano được biết đến là người giàu tình yêu thương đồng loại, luôn đấu tranh vì sự công bằng.
|
Bà Nông Minh Hồng bên phần mộ nhà báo Takano. |
Takano nhân chứng quả cảm
Bà Hồng bảo: "Trong nghĩa trang chỉ là phần mộ để mỗi khi mọi người vào thăm nhớ đến nhà báo nước ngoài đã hy sinh ở nước ta. Tuy nhiên, ngôi mộ này được rất nhiều người quan tâm, mỗi khi có đoàn khách gần xa đến thăm nghĩa trang, họ đều hỏi về ngôi mộ này. Năm nào cũng vậy, người vợ và hai người con của Takano đều dành khoảng thời gian nhất định sang thăm Việt Nam. Lên nghĩa trang thắp hương, làm lễ trước phần mộ của người chồng, người cha quá cố".
Mỗi khi đến nghĩa trang thắp hương cho chồng, người vợ của Takano đều nói chuyện rất thân mật với bà Hồng. Họ coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình, rất quý dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh dũng. Mấy năm trước bên Nhật Bản bị sóng thần càn quét, bà Hồng xem trên truyền hình cũng thấy lo lắng, sợ vợ và con của Takano sẽ bị ảnh hưởng. Khi họ sang thăm viếng mộ của Takano, bà hỏi thăm họ nói rất may trận
sóng thần đó gia đình đều bình an.
Sự quả cảm của nhà báo Takano đã được các văn nghệ sĩ ở nước ta khắc họa qua những vần thơ, tiếng hát: Xin hát về người con của tuyết trắng Fuji hùng vĩ/Anh đến với quê tôi trong những ngày lửa khói/Tâm hồn anh tươi sáng như hoa anh đào mới nở... Đó là những câu trong lời bài hát Takano - Nhân chứng quả cảm của nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác.
Đây được xem là một trong những bài hát hiếm hoi ca ngợi những phóng viên, nhà báo hoạt động trên chiến trường. Vài năm sau khi Takano mất, từ một chuyến lên thăm vùng biên giới của Tổ quốc nhạc sĩ Phó Đức Phương đã nghe lại những câu chuyện xúc động về một người phóng viên anh dũng. Ông đã khóc, cảm kích trước sự hy sinh đó. Ông viết ca khúc như sự tri ân, cảm ơn sâu sắc nhà báo Takano.
TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU