Trong những năm đầu thế kỷ XX, Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó được gọi là Heijo trong thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng những cụ ông sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng thời đó vẫn đủ sức xẻ gỗ làm đồ mộc cùng với trai tráng. Hình ảnh cổng phía Đông Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó gọi là cổng Taedong được xây dựng vào năm 1635 sau khi Nhật Bản chiếm đóng. Theo Lonely Planet, đây là một trong những công trình có kiến trúc lâu đời nhất ở Triều Tiên.
Vào thời kỳ đó, có khoảng 200.000 người sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Cho đến sau khi chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bình Nhưỡng mới được xây dựng lại thành thủ đô như ngày nay chúng ta được thấy. Một người bán hàng rong bán hàng trên vỉa hè Bình Nhưỡng. Đây là hình ảnh trên một tấm bưu thiếp ghi tiếng Anh và Nhật mô tả hai cô gái đứng ở lầu Chongryu – một danh lam thắng cảnh của Triều Tiên nằm trên vách đá Chongryu và nhìn ra sông Taedong. Những kiến trúc cổ đặc trưng châu Á xuất hiện nhiều trong các bức ảnh thời xưa, đối lập với phong cách vuông vắn và đồ sộ kiểu Liên Xô trong các công trình thời nay của Bình Nhưỡng. Một người đàn ông bắt cá trên dòng sông đóng băng. Món canh cá hồi bắt được từ sông Taedong là món ăn đặc trưng của người dân Bình Nhưỡng và truyền thống câu cá trên băng từ các con sông trong mùa đông vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay ở Triều Tiên. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng tổ chức một lễ hội câu cá trên dòng sông băng hàng năm. Hai cậu bé Triều Tiên chơi ở sân
trường. Khi Nhật Bản đến bán đảo Triều Tiên, họ tìm cách xóa sổ bản sắc
dân tộc của dân bản địa nên cấm dạy tiếng của quốc gia này tại các
trường học. Đồng thời họ phải đặt cho mình tên của người Nhật Bản. Người dân Bình Nhưỡng tụ tập nói chuyện, chơi đùa ở cổng thành Chilsong Một bữa cơm truyền thống của người Triều Tiên gồm cơm trắng và cá nhỏ. Nông dân ngồi nghỉ trên cánh đồng. Thành quả nông nghiệp của Triều Tiên những năm đầu thế kỷ XX đều được dùng để cung ứng cho Nhật Bản. Ngày nay, diện tích trồng trọt ở nước này chỉ còn 25% tổng diện tích đất và nền nông nghiệp không mấy phát triển. Các bé gái Triều Tiên chơi đùa, tết tóc cho nhau trước cửa trường học. Đầu thế kỷ XX, các nhà truyền giáo phương tây mở cửa trường học dành cho các em gái, thay đổi so với chế độ phong kiến trước đó. Một phần phong cảnh thiên nhiên ở Bình Nhưỡng. Khoảng 80% diện tích Triều Tiên được bao phủ bởi những ngọn núi và nhiều câu chuyện gắn liền với những ngọn núi ở đây. Cụ thể, Chủ tịch Kim Nhật Thành được cho là khởi đầu cuộc chiến đấu chống Nhật từ một ngọn núi và nhà lãnh đạo Kim Jong-il cũng được sinh ra ở ngọn núi đó.
Chị địu em để bố mẹ đi làm.
Một người đàn ông Bình Nhưỡng cưỡi lừa
và ăn mặc trang phục truyền thống thời bấy giờ với chiếc mũ “gat” đặc
trưng. Mũ này thường được làm từ lông ngựa và tre, có nguồn gốc từ thời
phong kiến Choson và được đội để phân biệt đẳng cấp. Một cô gái trẻ Bình Nhưỡng bên khung cửi. Cho đến tận bây giờ, kinh tế Triều Tiên vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dệt và là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của nước này bị hạn chế bởi những lệnh trừng phạt và cấm vận của cộng đồng quốc tế. Một người đàn ông ở Bình Nhưỡng mặc trang phục truyền thống thời kỳ đó.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó được gọi là Heijo trong thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng những cụ ông sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng thời đó vẫn đủ sức xẻ gỗ làm đồ mộc cùng với trai tráng.
Hình ảnh cổng phía Đông Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó gọi là cổng Taedong được xây dựng vào năm 1635 sau khi Nhật Bản chiếm đóng. Theo Lonely Planet, đây là một trong những công trình có kiến trúc lâu đời nhất ở Triều Tiên.
Vào thời kỳ đó, có khoảng 200.000 người sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Cho đến sau khi chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bình Nhưỡng mới được xây dựng lại thành thủ đô như ngày nay chúng ta được thấy.
Một người bán hàng rong bán hàng trên vỉa hè Bình Nhưỡng.
Đây là hình ảnh trên một tấm bưu thiếp ghi tiếng Anh và Nhật mô tả hai cô gái đứng ở lầu Chongryu – một danh lam thắng cảnh của Triều Tiên nằm trên vách đá Chongryu và nhìn ra sông Taedong. Những kiến trúc cổ đặc trưng châu Á xuất hiện nhiều trong các bức ảnh thời xưa, đối lập với phong cách vuông vắn và đồ sộ kiểu Liên Xô trong các công trình thời nay của Bình Nhưỡng.
Một người đàn ông bắt cá trên dòng sông đóng băng. Món canh cá hồi bắt được từ sông Taedong là món ăn đặc trưng của người dân Bình Nhưỡng và truyền thống câu cá trên băng từ các con sông trong mùa đông vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay ở Triều Tiên. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng tổ chức một lễ hội câu cá trên dòng sông băng hàng năm.
Hai cậu bé Triều Tiên chơi ở sân
trường. Khi Nhật Bản đến bán đảo Triều Tiên, họ tìm cách xóa sổ bản sắc
dân tộc của dân bản địa nên cấm dạy tiếng của quốc gia này tại các
trường học. Đồng thời họ phải đặt cho mình tên của người Nhật Bản.
Người dân Bình Nhưỡng tụ tập nói chuyện, chơi đùa ở cổng thành Chilsong
Một bữa cơm truyền thống của người Triều Tiên gồm cơm trắng và cá nhỏ.
Nông dân ngồi nghỉ trên cánh đồng. Thành quả nông nghiệp của Triều Tiên những năm đầu thế kỷ XX đều được dùng để cung ứng cho Nhật Bản. Ngày nay, diện tích trồng trọt ở nước này chỉ còn 25% tổng diện tích đất và nền nông nghiệp không mấy phát triển.
Các bé gái Triều Tiên chơi đùa, tết tóc cho nhau trước cửa trường học. Đầu thế kỷ XX, các nhà truyền giáo phương tây mở cửa trường học dành cho các em gái, thay đổi so với chế độ phong kiến trước đó.
Một phần phong cảnh thiên nhiên ở Bình Nhưỡng. Khoảng 80% diện tích Triều Tiên được bao phủ bởi những ngọn núi và nhiều câu chuyện gắn liền với những ngọn núi ở đây. Cụ thể, Chủ tịch Kim Nhật Thành được cho là khởi đầu cuộc chiến đấu chống Nhật từ một ngọn núi và nhà lãnh đạo Kim Jong-il cũng được sinh ra ở ngọn núi đó.
Chị địu em để bố mẹ đi làm.
Một người đàn ông Bình Nhưỡng cưỡi lừa
và ăn mặc trang phục truyền thống thời bấy giờ với chiếc mũ “gat” đặc
trưng. Mũ này thường được làm từ lông ngựa và tre, có nguồn gốc từ thời
phong kiến Choson và được đội để phân biệt đẳng cấp.
Một cô gái trẻ Bình Nhưỡng bên khung cửi. Cho đến tận bây giờ, kinh tế Triều Tiên vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dệt và là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của nước này bị hạn chế bởi những lệnh trừng phạt và cấm vận của cộng đồng quốc tế.
Một người đàn ông ở Bình Nhưỡng mặc trang phục truyền thống thời kỳ đó.