Xe ôtô Nhật Bản đụng độ làn sóng tẩy chay tại Hàn Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, làn sóng tẩy chay hàng Nhật Bản tại thị trường Hàn Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng tới một trong những mặt hàng phổ biến nhất, đó chính là xe hơi - bao gồm; Toyota, Lexus, Nissan, Infiniti và Honda.

 
Nhiều chuyên gia đánh giá, các hãng xe ôtô Nhật Bản chuẩn bị phải chịu những thiệt hại đến từ làn sóng tẩy chay hàng Nhật tại Hàn Quốc, sau khi Tokyo quyết định hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ cao từ ngày 4/7.
Theo số liệu từ Getcha - công ty chuyên cung cấp dữ liệu về các loại xe mới tại Hàn Quốc, lượng đặt hàng của 5 hãng sản xuất ôtô lớn tại Hàn Quốc (gồm Toyota, Lexus, Nissan, Infiniti và Honda) đã giảm xuống còn 1.374 đơn trong 15 ngày đầu tháng 7/2019. Con số này thấp hơn 41% so với nửa cuối tháng 6, ngay trước thời điểm Nhật Bản siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Xe oto Nhat Ban dung do lan song tay chay tai Han Quoc
Lexus là cái tên chịu thiệt hại nặng nhất với số đơn đặt hàng giảm 64%, tiếp sau đó là Honda (59%), Toyota (38%) và Nissan (27%).  
Số liệu từ Getcha cho thấy Lexus là cái tên chịu thiệt hại nặng nhất với số đơn đặt hàng giảm 64%, tiếp sau đó là Honda (59%), Toyota (38%) và Nissan (27%). Infiniti là "người chiến thắng" duy nhất với giá xe tăng nhẹ do chiến dịch quảng bá rầm rộ.
Theo Hiệp hội Các nhà nhập khẩu và phân phối xe hơi Hàn Quốc (KAIDA), hai hãng xe Toyota và Honda có tổng số xe chiếm khoảng 19% thị trường xe nước ngoài tại Hàn Quốc.
Kể từ ngày 4/7, Chính phủ Nhật Bản đã siết chặt các quy định xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao được sử dụng trong sản xuất điện thoại thông minh và chip sang thị trường Hàn Quốc. Các công ty Nhật Bản sẽ phải nộp đơn xin giấy phép cho từng hợp đồng xuất khẩu 3 mặt hàng hóa chất nêu trên sang Hàn Quốc.
Xe oto Nhat Ban dung do lan song tay chay tai Han Quoc-Hinh-2
Làn sóng tẩy chay hàng Nhật Bản tại thị trường Hàn Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng tới một trong những mặt hàng phổ biến nhất, đó là xe hơi. 
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua sau một loạt phán quyết của tòa án Hàn Quốc vào cuối năm 2018 yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945.
Tuy nhiên, phía Nhật Bản đã lập luận rằng trong thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai nước được ký vào năm 1965, Nhật Bản đã chi trả cho Hàn Quốc khoản bồi thường và các vấn đề đã được giải quyết xong.
Thảo Nguyễn (Nguồn: Reuters)

>> xem thêm

Bình luận(0)