Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao khiến cho động cơ xe ôtô bị nóng quá mức, nước bốc lên tạo nhiều hơi trong đường ống, có thể làm liệt vị trí mối nối, thậm chí gây nổ đường ống. Nếu đường ống và mối nối tốt, nhiệt độ sẽ tăng lên nữa, piston bị giãn nở, dẫn đến hiện tượng “bó máy”, tốn nhiều chi phí để sửa chữa cho chiếc xe ôtô của bạn.Chính vì vậy chúng ta nên thực hiện bước kiểm tra tổng thể hệ thống làm mát (khả năng làm việc của van hằng nhiệt, các đường ống, quạt, ống nối…) của xế hộp trước khi bước vào mùa nắng nóng kéo dài.Bạn cũng cần chú ý việc kiểm tra ống dẫn và dây đai. Đây là bộ phận quan trọng để kết nối với hệ thống tản nhiệt xe. Ống dẫn có nhiệm vụ mang dung dịch làm mát đến động cơ. Còn dây đai có tác dụng làm chạy quạt, hỗ trợ phần nào quá trình làm mát động cơ xe ôtô.Chúng ta cũng nên lưu ý hệ thống làm mát và mực nước làm mát xe ôtô trong khoang động cơ. Ngoài việc tuân thủ quy tắc sục két nước và bổ sung nước theo định kỳ, ít nhất 2 năm/lần. người lái nên kiểm tra và bổ sung mực nước làm mát (nên dùng nước tinh khiết và những phụ gia làm mát được bán tại các garage xe) trước những chuyến đi.Dưới cái nóng khắc nghiệt bên ngoài, hệ thống điều hoà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu hoặc hỏng hóc, người trong xe cảm thấy khó chịu, ngột ngạt, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý lái xe. Bạn nên tiến hành kiểm tra vệ sinh lưới lọc, cabin để khi khởi động, hệ thống điều hoà không có mùi khó chịu.Ở một số dòng xe, sau khi bơm ga, hệ thống điều hoà trở nên tê liệt do nạp quá lượng ga cho phép, khi ấy van an toàn tự động xả hết ga, nhằm bảo vệ an toàn cho hệ thống.Không nên bật điều hoà ngay khi vào xe vì sẽ dễ hỏng hóc bình điện. Nên hạ kính xuống, bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng xe thoát ra. Chỉ nên bật công tắt máy điều hoà khi máy đã chạy đều, sau đó đóng cửa kính tăng dần mức quạt phù hợp với độ lạnh.Khi mang xe đi rửa, việc vệ sinh dàn lạnh ôtô được thực hiện bởi kỹ thuật viên có tay nghề cao, không ảnh hưởng đến hệ thống trong khoang máy, đặc biệt là hệ thống điện. Trong trường hợp đi chơi xa, chúng ta nên trang bị thêm lốp dự phòng, tránh các tình huống không may mắn như: lốp xẹp, dễ gây nổ trong mùa nắng nóng.Khi sở hữu xe ôtô, ai cũng tuân thủ sách bảo dưỡng dầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, xe hoạt động nhiều, động cơ rơi vào tình trạng quá nóng. Do vậy, nếu gần đến hạn mức thay dầu, bạn nên kiểm tra mức dầu và màu sắc. Nếu mực dầu thấp, bạn có thể thêm vào. Nếu dầu ngả sang màu tối sẫm, chứng tỏ chất lượng dầu không còn tốt do có nhiều cặn bẩn. Bạn nên thay mới và thay cả bộ lọc dầu.Kính chắn gió ôtô khá nóng, chúng ta thường xịt nước để làm mát. Khi ấy, cần gạt nước được sử dụng thường xuyên hơn. Nếu trên kính xuất hiện nhiều vệt nước sau khi dùng cần làm sạch như vậy nó đã cũ - tốt nhất bạn nên thay mới, tránh tình trạng bị nhoè tầm nhìn của người lái.Chủ xe có thể sử dụng phim chống nóng cho kính chắn gió, hay các cửa kính khác của xe dưới cái nắng gay gắt của mùa hè. Lưu ý, nên mua phim chống nóng tốt và chọn thợ có tay nghề cao để dán, tránh việc dùng hàng kém chất lượng gây hỏng kính của "xế yêu".Video: Kiến thức đơn giản bảo quản "xế hộp" mùa nắng nóng.
Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao khiến cho động cơ xe ôtô bị nóng quá mức, nước bốc lên tạo nhiều hơi trong đường ống, có thể làm liệt vị trí mối nối, thậm chí gây nổ đường ống. Nếu đường ống và mối nối tốt, nhiệt độ sẽ tăng lên nữa, piston bị giãn nở, dẫn đến hiện tượng “bó máy”, tốn nhiều chi phí để sửa chữa cho chiếc xe ôtô của bạn.
Chính vì vậy chúng ta nên thực hiện bước kiểm tra tổng thể hệ thống làm mát (khả năng làm việc của van hằng nhiệt, các đường ống, quạt, ống nối…) của xế hộp trước khi bước vào mùa nắng nóng kéo dài.
Bạn cũng cần chú ý việc kiểm tra ống dẫn và dây đai. Đây là bộ phận quan trọng để kết nối với hệ thống tản nhiệt xe. Ống dẫn có nhiệm vụ mang dung dịch làm mát đến động cơ. Còn dây đai có tác dụng làm chạy quạt, hỗ trợ phần nào quá trình làm mát động cơ xe ôtô.
Chúng ta cũng nên lưu ý hệ thống làm mát và mực nước làm mát xe ôtô trong khoang động cơ. Ngoài việc tuân thủ quy tắc sục két nước và bổ sung nước theo định kỳ, ít nhất 2 năm/lần. người lái nên kiểm tra và bổ sung mực nước làm mát (nên dùng nước tinh khiết và những phụ gia làm mát được bán tại các garage xe) trước những chuyến đi.
Dưới cái nóng khắc nghiệt bên ngoài, hệ thống điều hoà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu hoặc hỏng hóc, người trong xe cảm thấy khó chịu, ngột ngạt, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý lái xe. Bạn nên tiến hành kiểm tra vệ sinh lưới lọc, cabin để khi khởi động, hệ thống điều hoà không có mùi khó chịu.
Ở một số dòng xe, sau khi bơm ga, hệ thống điều hoà trở nên tê liệt do nạp quá lượng ga cho phép, khi ấy van an toàn tự động xả hết ga, nhằm bảo vệ an toàn cho hệ thống.
Không nên bật điều hoà ngay khi vào xe vì sẽ dễ hỏng hóc bình điện. Nên hạ kính xuống, bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng xe thoát ra. Chỉ nên bật công tắt máy điều hoà khi máy đã chạy đều, sau đó đóng cửa kính tăng dần mức quạt phù hợp với độ lạnh.
Khi mang xe đi rửa, việc vệ sinh dàn lạnh ôtô được thực hiện bởi kỹ thuật viên có tay nghề cao, không ảnh hưởng đến hệ thống trong khoang máy, đặc biệt là hệ thống điện. Trong trường hợp đi chơi xa, chúng ta nên trang bị thêm lốp dự phòng, tránh các tình huống không may mắn như: lốp xẹp, dễ gây nổ trong mùa nắng nóng.
Khi sở hữu xe ôtô, ai cũng tuân thủ sách bảo dưỡng dầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, xe hoạt động nhiều, động cơ rơi vào tình trạng quá nóng. Do vậy, nếu gần đến hạn mức thay dầu, bạn nên kiểm tra mức dầu và màu sắc. Nếu mực dầu thấp, bạn có thể thêm vào. Nếu dầu ngả sang màu tối sẫm, chứng tỏ chất lượng dầu không còn tốt do có nhiều cặn bẩn. Bạn nên thay mới và thay cả bộ lọc dầu.
Kính chắn gió ôtô khá nóng, chúng ta thường xịt nước để làm mát. Khi ấy, cần gạt nước được sử dụng thường xuyên hơn. Nếu trên kính xuất hiện nhiều vệt nước sau khi dùng cần làm sạch như vậy nó đã cũ - tốt nhất bạn nên thay mới, tránh tình trạng bị nhoè tầm nhìn của người lái.
Chủ xe có thể sử dụng phim chống nóng cho kính chắn gió, hay các cửa kính khác của xe dưới cái nắng gay gắt của mùa hè. Lưu ý, nên mua phim chống nóng tốt và chọn thợ có tay nghề cao để dán, tránh việc dùng hàng kém chất lượng gây hỏng kính của "xế yêu".
Video: Kiến thức đơn giản bảo quản "xế hộp" mùa nắng nóng.